6. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.2 Nghiên cứu hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp
Để kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành muôn vàn hoạt động mang tính chất từngắn hạn đến dài hạn, liên quan tới các vấn đề mua sắm, vận chuyển, dự trữ, chế biến, lưu kho, vận chuyển, bán hàng,… cho một hoặc nhiều loại sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau. Mỗi hoạt động diễn ra đều gắn với hao phí nhiều loại nguồn lực. Có những nguồn lực chỉ hao phí một lần, cũng có những nguồn lực không hao phí một lần mà hao mòn dần dần trong quá trình sử dụng chúng. Kết quả của các hoạt động là các sản phẩm, dịch vụ hoặc các bán thành phẩm, sản phẩm dở dang,…
Vấn đề được đặt ra là tính toàn và đánh giá hiệu quả trong thực trạng kết quả và hao phí nguồn lực như mô tả ở trên thế nào cho đúng? Muốn vậy, nghiên cứu hiệu quả ở doanh nghiệp không đơn thuần mà phải trên cơ sở đặc điểm phức tạp của hoạt động như trên:
Đánh giá hiệu quả kinh doanh gắn với mọi hoạt động diễn ra trong một đơn vị thời gian nào đó (chẳng hạn, một năm, quí, tháng, …) cần nghiên cứu mối quan hệ giữa các kết quả mà nhiều hoạt động tạo ra được với toàn bộ chi phí kinh doanh phát sinh trong khoảng thời gian đó. Đó là hiệu quả kinh doanh.
Cũng có thể và cần phải đo lường hiệu quả không bằng đơn vị thời gian như trên mà đánh giá hiệu quả trong toàn bộ quá trình sử dụng một tài sản nào đó. Nghĩa là đánh giá xem trong toàn bộ quãng đời hoạt động của một tài sản hay công trình nào đó thì kết quả tạo ra được là bao nhiêu và so sánh kết quả với toàn bộ chi phí kinh doanh phát sinh trong khoảng thời gian sử dụng tài sản hay công trình đó. Phạm trù này được gọi là hiệu quả đầu tư.
Mục đích của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh không chỉ dừng lại ở chỗ tính toán các chỉ tiêu hiệu quả và so sánh chúng với tiêu chuẩn để đưa ra kết luận cuối cùng là công việc kinh doanh đó có hiệu quả hay không hoặc hiệu quả ở mức độ nào. Quan trọng hơn cả là việc tính toán, so sánh các số liệu để thấy được nhưng đúng đắn cũng như nhứng sai lầm mắc phải trong quá trình kinh doanh. Có vậy, mới có hướng giảm thiểu những điểm yếu, phát huy thế mạnh trong công tác quản trị từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách chính xác và tìm ra đưuọc giải pháp nâng cao hiệu quả, cần tinh toán các chỉ tiêu hiệu quả trong nhiều kỳ, dùng tiêu chuẩn hiệu quả để khẳng định có hay không có hiệu quả phân tích xu hướng các chỉ tiêu đó. Muốn vậy cần đánh giá và so sánh:
Theo chuỗi thời gian. Theo đó biết xu hướng vận động của chỉ tiêu cụ thể trong cả khoảng thời gian dài, có thể phát hiện được xu thế vận động song nhược điểm cơ bản nhất là dễ so sánh cái “chưa tốt” này với cái “chưa tốt” khác. Nếu kết hợp với tiêu chuẩn hiệu quả để kết luận sẽ khắc phục được hạn chế này.
Giữa thực tế đạt được với kế hoạch, định mức. Theo đó biết được thực tế từng chỉ tiêu cụ thể ở từng kỳ là “hơn” hay “kém” so với kế hoạch hay định mức. Tuy nhiên, có thể số kế hoạch hoặc định mức chưa chắc chắn đã chuẩn nên nếu kết hợp với tiêu chuẩn hiệu quả để kết luận sẽ khắc phục được hạn chế này.
Theo không gian hoạt động là tốt nhất (dù cũng vẫn hàm chứa việc so sánh những cái chưa tôt với nhau) và phải có tiêu chuẩn hiệu quả. Lưu ý là càng so sánh ở phạm vi không gian rộn, đánh giá tính hiệu quả càng chính xác.