6. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.2 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài
Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp vận tải - Các yếu tố điều kiện khai thác
Có thể nói điều kiện khai thác bao gồm điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông cho tất cả các phương thức vận tải có ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian các phương tiện vận hành trên tuyến vận tải, nó cũng ảnh hưởng đến tính an toàn của các lô hàng trong quá trình vận chuyển. Điều kiện khai thác không thuận lợi sẽ dẫn đến sự chờ đợi làm tăng thời gian vận chuyển (thời gian giao hàng), làm tăng chi phí phát sinh.
- Các yếu tố về khách hàng
Trong nhiều trường hợp, mặc dù đã có sự thống nhất về yêu cầu vận chuyển (loại hàng, khối lượng, yếu cầu bảo quản, thời gian thu nhận hoặc giao trả…), tuy nhiên do những lý do khác nhau, khách hàng có thể thay đổi một số điều khoản của hợp đồng, do đó làm cho nhà vận tải phải thay đổi theo (ngoài kế hoạch ban đầu). Điều này không những làm tăng thêm thời gian giao hàng mà còn làm tăng thêm chi phí, gây khó khăn cho nhà vận tải tổ chức hoạt động vận tải.
- Tính chất lô hàng
Liên quan đến lô hàng bao gồm chủng loại, khối lượng, tính chất, yêu cầu bảo quản trong vận chuyển và xếp dỡ. Các lô hàng khác nhau sẽ có lựa chọn phương thức vận tải, địa điểm thu gom hoặc giao trả khác nhau, lựa chọn thiết bị xếp dỡ khác nhau. Nếu sự lựa chọn thiếu khoa học và thực tiễn có thể làm tăng thời gian giao hàng và chất lượng lô hàng không được đảm bảo. Ngoài ra, tính chất lô hàng còn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hàng hóa. Tại các điểm thu gom hoặc giao trả, hàng hóa phải thực hiện các kiểm tra kiểm soát về tính hợp pháp hợp lệ của lô hàng… Các hoạt động kiểm tra càng nhiều càng làm tăng thời gian giao giao hàng và có thể làm tổn hải đến phẩm chất của hàng hóa.
- Môi trường pháp lý
Nhà nước đã đang và sẽ chú trọng rất nhiều vào ngành giao thông vận tải này thông qua việc việc soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ để ngành vận tải phát triển tốt nhất. Việc biên soạn các văn bản pháp luật này được đã lấy ý kiến rộng rãi của tổ chức, cá nhân để chỉnh lý, bổ sung do vậy rất phù hợp với thực tiễn.Mặt khác, các chiến lược phát triển GTVT toàn ngành, quy hoạch các chuyên ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương… đã được xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện, đó chính là cơ sơ và hành lang pháp lý tốt để ngành phát triển mạnh.
Tuy hành lang pháp lý đã khá đầy đủ và nhà nước cũng chú trọng vào việc chuẩn hóa các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các văn bản quản lý vận tải chưa được sâu rộng, toàn diện, đồng bộ. Thêm vào đó là việc phối hợp thực hiện
chưa thật chặt chẽ, thường xuyên, nhất là giữa trung ương và địa phương, giữa các cơ quan có chức năng nhiệm vụ quản lý, đầu mối vận tải lớn làm cho việc thi hành pháp luật chưa đến nơi đến chốn.
2.3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tƣ nhân Tiến Trung giai đoạn 2016 - 2018
Hiệu quả hoạt động kinh doanh đó là kết quả cuối cùng của quá trình phấn đấu làm việc của tập thể nhân viên doanh nhiệp tư nhân Tiến Trung, nó được thể hiện khả năngsử dụng sử dụng các lực hiện có của doanh nghiệp để mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận.
2.3.1 Tình hình vốn và tài sản
Vốn, tài sản là một trong các yếu tố quan trọng đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cókhả năng tài chính đủ mạnh không những đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpdiễn ra liên tục, ổn định mà còn giúp doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ áp dụng những tiến bộ kỹ thuật nhầm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính yếu thì không thể đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách bình thường mà còn ảnh hưởng đến khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Như vậy, khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng tới khả năng chủ động trong sản suất kinh doanh, tới khả năng canh tranh, tới uy tính của doanh nghiệp.
Bảng 2.3 Tình hình vốn và tài sản của Doanh nghiệp tƣ nhân Tiến Trung
Đvt: đồng
Nội dung
Số liệu qua các năm
2016 2017 2018 A. Tổng cộng tài sản 6.001.454.986 6.054.183154 6.153.906.772 1. Tài sản ngắn hạn 1.967.443.368 2.287.443.368 2.654.438,.819 - Tiền và các khoản tương đương tiền 1.102.193.368 1.259.773.368 1.101.943.819 - Các khoản phải thu ngắn hạn 865.250.000 1.027.670.000 1.552.495.000 2. Tài sản dài hạn 4.034.011.618 3.766.739.786 3.499.467.953 Tài sản cố định 4.034.011.618 3.766.739.786 3.499.467.953 B. Tổng cộng nguồn vốn 6.001.454.986 6.054.183.154 6.153.906.772 1. Nợ phải trả 2.744.379.750 2.707.000.860 2.883.150.003 - Nợ ngắn hạn 940.316.890 980.031.021 945.451.030 - Nợ dài hạn 1.804.062.860 1.726.969.839 1.937.698.973 2. Vốn chủ sở hữu 3.257.075.236 3.347.182.294 3.270.756.769
Bảng 2.3 Tình hình vốn và tài sản của Doanh nghiệp tƣ nhân Tiến Trung Nội dung So sánh các năm 2017-2016 (đồng) Tỷ lệ % 2018-2017 (đồng) Tỷ lệ % A. Tổng cộng tài sản 52.728.168 0,878 99.723.618 1,647 1. Tài sản ngắn hạn 320.000.000 16,26 366.995.451 16,04 - Tiền và các khoản
tương đương tiền 157.580.000 14,29 -157.829.549 -12,52 - Các khoản phải thu
ngắn hạn 162.420.000 18,77 524.825.000 51,06 2. Tài sản dài hạn -267.271.832 -6,625 -267.271.833 -7,095 Tài sản cố định -267.271.832 -6,625 -267.271.833 -7,095 B. Tổng cộng nguồn vốn 52.728.168 0,878 99.723.618 1,647 1. Nợ phải trả -37.378.890 -1,362 176.149.143 6,507 - Nợ ngắn hạn 39.714.131 4,223 -34.579.991 -3,528 - Nợ dài hạn -77.093.021 -4,273 210.729.134 12,2 2. Vốn chủ sở hữu 90.107.058 2,766 -76.425.525 -2,283 (Nguồn: DNTN Tiến Trung)
2.3.1.1 Tài sản
Qua bản số liệu 2.3 tác giả nhận thấy:
Tổng tài sản năm 2016 của doanh nghiệp là 6.001.454.986 đồng trong đó tài sản ngắn hạn là 1.967.443.368 đồng chiếm tỷ trọng là 32,78% trong cơ cấu tổng tài sản, còn lại là tài sản dài hạn chiếm 67,21% trong cơ cấu tổng tài sản tương đương 4.034.011.618 đồng.
Đến năm 2017 tổng tài sản của doanh nghiệp là 6.054.183.154 đồng tức là tăng 52.728.168 đồng so với năm 2016 tương đương 0,878% trong đó lượng tăng chủ yếu là do sự tăng lên của tài sản ngắn hạn. So với năm 2016 thì năm 2017 tài sản ngắn hạn tăng lên 320.000.000 đồng tương đương 16,26% đây là do các khoản phải thu ngắn hạn và các khoảng tương đương tiền tăng lên là chủ yếu. Tài sản dài hạn giảm giá trị xuống -267.271.832 đồng tương đương tỷ lệ giảm 6,625% chủ yếu là do khấu hao tài sản.
Năm 2018 tổng tài sản của doanh nghiệp là 6.153.906.772 đồng tăng 99.723.618 đồng so với năm 2017 tương đương 16,47%, trong đó lượng tăng chủ yếu cũng từ tài
sản ngắn hạn, so với năm 2017 thì năm 2018 tài sản ngắn hạn tăng 366.995.451 đồng tương đương 16,04%. Tài sản dài tiếp tục giảm 267.271.833 đồng, tương đương tỷ lệ giảm 7,095%. Nguyên nhân chủ yếu là do mức tăng của các khoảng thu ngắn hạntăng 524.825.000 đồng tương đương 51,06%.
Trong giai đoạn 2016 - 2018 tác giả thấy rằng các khoản thu ngắn hạn luôn tăng theo số năm như năm 2016 là 865.250.000 đồng, năm 2017 là 1.027.6710.000 đồng, năm 2018 là 1.552.495.000 đồng tức là trong vòng 3 năm đạt 3.445.415.000 đồng tương đương 398,19%. Điều đó có nghĩa là trong những năm khảo sát, mức độ doanh nghiệp bị chiếm vụng vốn tăng lên nhiều, đây là một dấu hiệu không tốt, doanh nghiệp cấn xem xét các khoản nợ xấu khó đòi và đưa ra hướng giải quyết kịp thời và hiệu quả.
Tài sản dài hạn năm 2016 là 4.034.011.618 đồng, năm 2017 là 3.766.739.786 đồng, năm 2018 là 3.499.467.953 đồng. Năm 2017 so với 2016 giảm -267.271.832 đồng, Năm 2018 so với 2017 giảm -267.271.833 đồng. Có sự tục giảm tài sản cố định này là do khấu hao tài sản.
Tiền mặt của doanh nghiệp năm 2016 là 1.102.193.368 đồng, năm 2017 là 1.259.773.368 đồng, năm 2018 là 1.101.943.819 đồng. Năm 2017 so với năm 2016 thì tăng 162.420.000 đồng, năm 2018 so với 2017 thì có sự sụt giảm 157.829.549 đồng có sự sụt giảm này là do doanh nghiệp phải bù đấp phấn chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động.
Doanh nghiệp tư nhân Tiến Trung là doanh nghiệp dịch vụ vận tải nên cần phải đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn. Các khoản tiền mặt hây có sự giảm lên xuống do phải dùng tiền để bù đấp phần chi phí phát sinh, các khoản thu ngắn hạn tăng lên do khách hàng nợ ngày càng tăng. Điều đó chứng tỏ rằng công tác thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp chưa tốt, vì vậy doanh nghiệp cần quản lý tốt hơn công tác thu hồi vốn và quản lý các khoản nợ khó đòi để không ảnh hưởng đến đến tình hình tài chính của doanh nghiệp cung như khả năng quây vòng vốn. Doanh nghiệp cần chú ý theo dõi các khoản tiền mặt và các khoản phải thu ngắn hạn để có hướng khắc phục hậu quả.
2.3.1.2 Nguồn vốn
Trong 3 năm từ năm 2016 đến 2018, nguồn vốn của Doanh nghiệp tư nhân Tiến Trung liên tục tăng lên cụ thể như sau
Năm 2016 là 6.001.454.986 đồng. Sang năm 2017 là 6.054.183.154 đồng đã tăng thêm 52.728.168 đồng so với năm 2016 tương đương tỷ lệ là 0,878%. Nguyên nhân tăng là do vốn chủ sở hữu năm 2017 tăng 90.107.058 đồngso với năm 2016 tương đương tỷ lệ là 2,766%. Đến 2018 là 6.153.906.772 đồng tăng 99.723.618 đồng so với năm 2017 tương đương tỷ lệ là 1,647%. Nguyên nhân làm cho nguồn vốn tăng là do nợ phải trả năm 2018 tăng 176.149.143 đồng so với 2017 tương đương tỷ lệ 6,507%.
Mặc dù tổng nguồn vốn trong 3 năm đều tăng nhưng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu lại tăng, giảm không điều cụ thể như sau:
Nợ phải trả năm 2017 giảm 37.378.890 đồng so với năn 2016 tương đương tỷ lệ 1,362%. Nguyên nhân là do phần nợ dài hạn năm 2017 giảm xuống 77.093.021 đồngso với năm 2016, tương đương tỷ lệ giảm 4,273% và phần nợ ngắn hạn năm 2017 tăng lên 39.714.131 đồng so với năm 2016 tương đương tỷ lệ 4,223%.
Nợ phải trả năm 2018 tăng 176.149.143 đồngso với 2017 tương đương tỷ lệ 6,507%. Nguyên nhân là do phần nợ dài hạn năm 2018 tăng 210.729.134 đồng so với năm 2017 tương đương tỷ lệ 12,20% và phần nợ ngắn hạn năm 2018 giảm 34.579.991 so với năm 2017 tương đương tỷ lệ giảm 3,528%%.
Vốn chủ sở hữu năm 2017 tăng 90.107.058 đồng so với 2016 tương đương tỷ lệ 2,766%.
Vốn chủ sở hữu năm 2018 giảm76.425.525 đồngso với năm 2017 tương đương tỷ lệ giảm 2,283%.
Trong khoản thời gian 3 năm từ năm 2016 đến 2018 nhìn chung tổng nguồn vốn đều có tăng nhưng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu thì có tăng có giảm, nguyên nhân là do doanh nghiệp đã điều chỉnh cho phù họp với điều kiện kinh doanh tại thời điểm đó, nhưng vẫn theo đúng luật và đúng với những hợp đồng đã ký kết.
2.3.2 Tình hình doanh thu, chi phí
Doanh thu và chi phí là bước đầu của quá trình xác định hiệu quả kinh doanh. Khi doanh thu cung cấp dịch vụ càng gia tăng mà chi phí vẫn ở mức hợp lý là điều kiện để tăng lợi nhuận trước thuế và sau thuế. Đây cũng là điều kiện để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do đó khi đi sâu vào xem xét doanh thu và chi phí sẽ xác định được các nguyên nhân tác động tới làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của quá trình kinh doanh nghiệp.
Bảng 2.4. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận tại Doanh nghiệp tƣ nhân Tiến Trung giai đoạn 2016 - 2018
Đvt: đồng
Chỉ tiêu Số liệu qua các năm
2016 2017 2018 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.907.216.100 4.092.620.963 4.183.174.917 2.Tổng chi phí 2.558.342.942 2.719.200.977 2.706.508.910 3. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 1.348.873.158 1.373.419.986 1.476.666.007 4. Chi phí thuế TNDN hiện hành 269.774.632 274.683.997 295.333.201 5. Lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp
1.079.098.526 1.098.735.989 1.181.332.806
Bảng 2.4. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận tại Doanh nghiệp tƣ nhân Tiến Trung giai đoạn 2016 - 2018 Chỉ tiêu So sánh các năm 2017-1016 (đồng) Tỷ lệ % 2018-2017 (đồng) Tỷ lệ % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 185.404.863 4,745 90.553.954 2,212 2.Tổng chi phí 160.858.035 6,287 -12.692.067 -0,47
3. Tổng lợi nhuận kế toán
trƣớc thuế 24.546.828 1,819 103.246.021 7,517 4. Chi phí thuế TNDN hiện
hành 4,.909.366 1,819 20.649.204 7,517 5. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp 19.637.463 1,819 82.596.817 7,517
(Nguồn: DNTN Tiến Trung)
2.3.2.1 Tổng doanh thu
Trong giai đoạn 2016 - 2018, doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ của Doanh nghiệp tư nhân Tiến Trung tăng lên qua các năm, cụ thể:
Năm 2016 doanh thu là 3.907.216.100 đồng. Sang năm 2017 so với năm 2016 tăng 185.404.863 đồng, tương đương tỷ lệ 4,745%. Đến năm 2018 so với năm 2017 tăng 90.553.954đồng, tương đương tỷ lệ 2,212%
Nguyên nhân doanh thu tăng lên trong giai đoạn này là do giá cước vận chuyển có tăng lên 5,88% so với năm 2016 và số chuyến vận chuyển cũng nhiều hơn.
2.3.2.2 Tổng chi phí
Từ năm 2016 đến 2017 chi phí tăng, nhưng đến năm 2018 thì chi phí có giảm, cụ thể:
Năm 2016 chi phí là 2.558.342.942 đồng. Sang năm 2017 so với 2016 tăng 160.858.035 đồng, tương đương tỷ lệ tăng là 6,287%. Nguyên nhân tăng chi phí là do
giá nhiên liệu năm 2017 tăng trong khoảng dưới 10% so với năm 2016 (trích từ: thuonggiaooline.vn). Đến năm 2018 so với 2017 chi phí giảm 12.692.067 đồng, tương đương tỷ lệ giảm là 0,47%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã cắt giảm được một số chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển, mặt dù giá nhiên liệu phục vụ cho quá trình vận chuyển vẫn tăng
Dù vậy, doanh nghiệp cũng cần có các biện pháp để quản lý các khoảng chi phí hơn nữa. Nếu không sẽ làm ảnh hưởng tới lợi nhuận hây là thậm chí doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ. Giảm các khoản chi trong khi doanh thu tăng là điều mà doanh nghiệp đang nỗ lực để đạt được.
2.3.2.3 Lợi nhuận
Nhìn chung lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn tăng trong 3 năm khảo sát, cụ thể:
Năm 2016 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 1.079.098.526 đồng. Sang năm 2017 tăng 19.637.463 đồng so với năm 2016, tỷ lệ tăng 1,819%. Đến 2018 tăng 82.596.817 đồng so với năm 2017, tỷ lệ tăng 7,517%
Như vậy, nhìn chung những chính sách kinh doanh tại thời điểm khảo sát vẫn tương đối ổn định. Nhưng về lâu về dài thì doanh nghiệp cần phải điều chỉnh một số chính sách về vốn như đầu tư thêm phương tiện mới, mạnh dạng thanh lý nhưng phương tiện cũ để nâng cao khả năng vận chuyển và giảm những chi phí không cần thiết khác.
2.3.3 Phân tích một số hệ số tài chính cơ bản về khả năng thanh toán
Đây là hệ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính dài hạn và nghĩa vụ tài chính ngăn hạn. Ở hệ số này nếu doanh nghiệp đạt ở mức 2, mức 3 trở lên được xem là tốt. Còn ngược lại nếu nếu chỉ số này ở mức thấp thì doanh nghiệp sẽ gập khó khăn đối với việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình
Bảng 2.5 Hệ số tài chính về khả năng thanh toán của doanh nghiệp Chỉ tiêu Năm So sánh năm 2017 và 2016 So sánh năm 2018 và 2017 2016 (lần) 2017 (lần) 2018 (lần) chênh lệch(lần) Tỷ lệ % chênh lệch (lần) Tỷ lệ % 1. Hệ số khả năng thanh toán dài hạn 2,186 2,236 2,134 0,049 2,271 -0,102 -4,563 2. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 2,092 2,334 2,807 0,241 11,55 0,473 20,28
(Nguồn: DNTN Tiến Trung)
2.3.3.1 Hệ số khả năng thanh toán dài hạn
Năm 2016 hệ số khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp là 2,186 lần> 2. Như vậy với tổng tài sản năm 2016 hiện có, doanh nghiệp đủ khả năng chi trả cho các khoảng nợ phải trả dài hạn. Bước sang năm 2017 so với năm 2016 hệ số thanh toán dài