6. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh
Thế giới đang chứng kiến sự cạn kiệt dần của các loại tài nguyên hoặc do con người khai thác sử dụng với tốc độ ngày càng cao; hoặc do môi trường thay đổi làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ sự phát triển của một số loài động thực vật nhất định. Trong khi các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng giảm thì nhu cầu của con người ngày càng tăng không giới hạn. Điều này phản ánh qui luật khan hiếm. Qui luật khan hiếm buộc mọi doanh nghiệp phải lựa chọn và trả lời chính xác ba câu hỏi: sản xuất cái
gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Vì thị trường chỉ chấp nhận các doanh nghiệp quyết định sản xuất đúng loại sản phẩm với số lượng và chất lượng phù hợp, với hao phí nguồn lực càng thấp, càng tốt. Mọi doanh nghiệp trả lời không đúng ba vấn đề trên sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để sản xuất sản phẩm hoặc lãng phí, dẫn đến kinh doanh không có lợi nhuận; hoặc nguy hiểm hơn, không tiêu thụ được sản phẩm đó trên thị trường, tức kinh doanh không có hiệu quả. Loại doanh nghiệp này sẽ không có khả năng cũng như cơ hội tồn tại.
Mặt khác, kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường, mở cửa và ngày càng hội nhập, doanh nghiệp phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh tranh: chất lượng và sự khác biệt hóa, giá cả và tốc độ cung ứng. Để duy trì lợi thế và giá cả doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn so với các doanh nghiệp khác. Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao, doanh nghiệp mới có khả năng đạt được điều này.
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh càng cao càng phản ánh việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất. Vì vậy, nâng cao hiệu quả là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận.