7. Cấu trúc đề tài
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
1.2.3.1 Bộ máy điều hành và quản lý
(Sơ đồ bộ máy điều hành và quản lý ở phụ lục 1)
Hội đồng thành viên đứng đầu: Hội đồng thành viên có quyền nhân danh PVN để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, quyền lợi của PVN. Quyết định chiến lƣợc, kế hoạch dàu hạn, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch phát triển nghành, nghề kinh doanh của công ty con…Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý, phƣơng án tổ chức kinh doanh, biên chế và sử dụng bộ máy quản lý, quy chế quản lý nội bộ của PVN. Quyết định các vị trí tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc và kế toán trƣởng PVN và các công ty con.
Chủ tịch hội đồng thành viên: Chủ tịch hội đồng thành viên không kiêm nhiệm chức Tổng giám đốc. Chủ tịch hội đồng thành viên thay mặt hội đồng thành viên nhận vốn, tài nguyên các nguồn lực khác do chủ sở hữu đầu tƣ cho PVN, thay mặt cho HĐTV hoặc uỷ quyền cho các hội đồng thành viên ký các nghị quyết, quyết định của hội đồng thành viên, tổ chức việc theo dõi các
quyết định…
Sau HĐTV có ban Tổng giám đốc Tập đoàn:
Tổng giám đốc: là ngƣời điều hành hoạt động hằng ngày của PVN theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của HĐTV. Tổng giám đốc là ngƣời tổ chức, xây dựng chiến lƣợc phát triển PVN; quy hoạch phát triển các dự án thuộc nghành nghề kinh doanh của PVN và của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, kế hoạch dài hạn, kế hoạch sản xuất kinh doanh… của PVN, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, chuẩn bị các báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê.
Giúp đỡ cho tổng giám đốc là các phó tổng giám đốc và các phòng ban phía dƣới.
Ban kiểm có nhiệm vụ giúp HĐTV trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh và quản lý, điều hành trong PVN; kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và hạn chế, khắc phục sai sót rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN và các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Dƣới ban tổ chức là các phòng ban:
Văn phòng, ban tổ chức nhân sự, ban tài chính kế toán và kiểm toán, ban xây dựng, ban tìm kiếm và thăm dò dầu khí, ban khai thác dầu khí, ban quản lý đấu thầu, ban quản lý hợp đồng dầu khí, ban quản lý dự án dầu khí ở nƣớc ngoài, ban pháp chế, ban quan hệ quốc tế, ban khoa học công nghệ, ban chế biến dầu khí, ban đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, ban đầu tƣ và phát triển, ban thanh tra, ban thƣơng mại thị trƣờng, ban an toàn - sức khoẻ - môi trƣờng, ban khí, ban điện.
1.2.3.2. Bộ máy tham mƣu giúp việc của Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Bao gồm: - Văn phòng
- Ban tổ chức nhân sự
- Ban Đào tạo và Phát triển nhân lực - Ban Thanh tra
- Ban Tài chính kế toán và Kiểm toán - Ban Kế hoạch
- Ban Đầu tƣ phát triển - Ban Phát triển thị trƣờng - Ban Quản lý đấu thầu - Ban khoa học công nghệ
- Ban An toàn sức khỏe môi trƣờng - Ban Quản lý các hợp đồng Dầu khí
- Ban Quản lý các hợp đồng tại nƣớc ngoài - Ban Tìm kiếm thăm dò Dầu khí
- Ban Khai thác dầu khí - Ban Chế biến dầu khí - Ban Khí
- Ban Điện - Ban Xây dựng
Nhiệm vụ chung của các Ban:
Trong phạm vi chức năng của mình và theo các quy định về phân cấp trong các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn, các Ban và Văn phòng (gọi chung là các Ban) có nhiệm vụ sau:
1- Xây dựng mục tiêu, chiến lƣợc phát triển, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn của Tập đoàn
2- Xây dựng các quy chế, quy định, các văn bản mang tính pháp quy về các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban
3- Chủ trì tổ chức, xử lý, giải quyết các công việc thuộc nhiệm vụ và theo thẩm quyền của Ban; đề xuất giải pháp thực hiện các vấn đề thuộc chức
năng, nhiệm vụ của Ban
4- Hƣớng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các đơn vị thực hiện
5- Phân tích, tổng hợp, cập nhật thông tin và đánh giá tình hình hoạt động trong Tập đoàn Dầu khi Quốc gia Việt Nam và ở từng đơn vị theo định kỳ và theo yêu cầu của Lãnh đạo Tập đoàn
6- Tham gia phối hợp các Ban liên quan để giải quyết cac vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban
7- Thực hiện các nhiệm vụ khác đƣợc giao Trách nhiệm chung của các Ban
1- Các ban có trách nhiệm thực hiện đúng chức năng và hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ đƣợc giao. Không tự ý giải quyết, xử lý các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban khác
2- Mọi hoạt động của Ban phải đảm bảo tuân thủ đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, sự lãnh đạo của Đảng, pháp luật nhà nƣớc, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn cũng nhƣ các quy định về phân cấp quản lý của Tập đoàn và phù hợp với tình hình thực tiễn trong từng thời điểm cụ thể; hành động vì lợi ích, uy tín và danh dự của Tập đoàn.
3- Giải quyết các nhiệm vụ đƣợc giao đúng thời hạn; chấp hnfah đúng nội quy, quy chế quản lý nội bộ và chế độ báo cáo; hợp tác đầy đủ với tinh thần trách nhiệm cao với các Ban liên quan vì lợi ích chung; không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm và công việc làm ảnh hƣởng đến công việc chung.
4- Trƣởng Ban chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động của Ban. Các phó trƣởng ban giúp việc cho Trƣởng ban và phụ trách lĩnh vực do Trƣởng ban phân công.
5- Chế độ trách nhiệm: trƣờng hợp Ban không hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định, vi phạm nội quy lao động thì tùy từng mức độ cụ thể, lãnh đạo Ban và CBCNV thuộc Ban phải chịu chế độ trách nhiệm, bao
gồm: không đƣợc nâng lƣơng, hạ lƣơng chức danh, cắt giảm tiền thƣởng, bố trí công tác khác, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm chức vụ.
Quyền hạn chung của các Ban
1- Các Ban là cơ quan nghiệp vụ của Tập đoàn chỉ đạo các đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc Tập đoàn theo các lĩnh vực quản lý của các Ban và cac quy định
2- Có quyền kiến nghị, đề xuất việc khen thƣởng, kỷ luật, nâng bậc lƣơng, xếp lƣơng chức danh, tiếp nhận, điều chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cử đi đào tạo, công tác trong và ngoài nƣớc đối với CBCNV trong Ban.
3- Lãnh đạo ban đƣợc quyền quan hệ công tác trực tiếp với các cơ quan nghiệp vụ nhà nƣớc theo ngành dọc và đƣợc thừa lệnh Tổng giám đốc Tập đoàn ký một số văn bản nội bộ có tính hƣớng dẫn, thông báo, đôn đốc, trả lời ngay hay giải thích thuộc lĩnh vực công tác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Ban.
4- Các phòng trực thuộc Ban: Tham mƣu giúp việc cho Trƣởng ban trong một số lĩnh vực của Ban; mọi ý kiến, đề xuất khi trình Lãnh đạo Tập đoàn hay xử lý công việc, liên hệ với các đơn vị thành viên và các Ban thuộc Bộ máy cơ quan Tập đoàn đều phải dƣới danh nghĩa của Ban.
Tiểu kết chƣơng 1
Nhƣ vậy, văn hóa doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển bền vững của một công ty, doanh nghiệp. Đó là yếu tố quyết định sự phát triển, hƣng thịnh, thƣơng hiệu và tên tuổi của công ty, doanh nghiệp đó.
Từ cơ sở lý luận và khái quát về lịch sử hình thành của Tập đoàn Dầu khí ở chƣơng 1, tác giả sẽ vận dụng những kiến thức đó để làm rõ thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn Dầu khí hiện nay. Và qua đó sẽ thấy đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại đây.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
Qua quá trình nghiên cứu đề tài do giới hạn về không gian và thời gian nên tác xin phép đi sâu vào nghiên cứu biểu hiện trực quan văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.