9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất đƣợc hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt đƣợc từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt đƣợc từ quá trình hoạt động kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định. Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, nhằm làm rõ chất lƣợng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần đƣợc khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phƣơng án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở ngân hàng (Nguyễn Đăng Dờn, 2016). Theo từ điển về “Toán kinh tế, thống kê, kinh tế lƣợng Anh - Việt” của Nguyễn Khắc Minh (2012) thì “hiệu quả - efficiency” trong kinh tế đƣợc định nghĩa là “mối tƣơng quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ” và
“khái niệm hiệu quả đƣợc dùng để xem xét các tài nguyên đƣợc các thị trƣờng phân phối tốt nhƣ thế nào”. Nhƣ vậy hiệu quả hoạt động đƣợc hiểu là cùng các yếu tố đầu vào mỗi doanh nghiệp hay ngân hàng sẽ phân bổ sao cho lợi ích là cao nhất.
Các quan điểm nêu trên, cho rằng hiệu quả đƣợc xem nhƣ năng suất lao động vƣợt trội thông qua các nguồn lực có sẳn ở một mức độ cho phép, nó phản ánh trình độ khai thác và quá trình sử dụng các nguồn lực của ngân hàng.
1.2.2. Vai trò của hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Đối với ngân hàng: Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu mà mọi ngân hàng đều hƣớng tới trong quá trình hoạt động, đƣợc thể hiện cụ thể qua yếu tố lợi nhuận, và nó mang ý nghĩ sống còn đối với hoạt động của một ngân hàng. Ngân hàng chỉ tồn tại và phát triển đƣợc khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu một ngân hàng hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì ngân hàng đó sẽ dần đi đến chỗ phá sản. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện nay, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt, vì vậy hiệu quả kinh doanhvừa là mục tiêu của các ngân hàng trong quá trình hoạt động, vừa là động lực để các ngân hàng không ngừng hoàn thiện bản thân nhằm nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của chính mình. Hiệu quả kinh doanh càng cao thể hiện sức mạnh về tài chính của ngân hàng càng vững chắc, ngân hàng sẽ có thêm điều kiện để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, thực hiện đổi mới công nghệ và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh, tạo đà nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Kinh doanh hiệu quả tạo điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ nhân viên; là động lực to lớn kích thích tinh thần làm việc, phát huy cao nhất sự sáng tạo và khả năng của nhân viên đối với hoạt động của ngân hàng, là cơ sở cho những bƣớc phát triển tiếp theo. Hiệu quả kinh doanh còn là một trong những công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị ngân hàng thực hiện các chức năng của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết việc kinh doanh đạt ở mức độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đƣa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phƣơng diện tăng thu nhập và giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do vậy, xét trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu đƣợc trong việc kiểm tra, đánh giá và
phân tích nhằm đƣa ra các giải pháp tối ƣu nhất, lựa chọn đƣợc các phƣơng pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu mà ngân hàng đề ra (Nguyễn Đăng Dờn, 2014).
Đối với nền kinh tế: Hiệu quả kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, hiệu quả kinh doanh đối với nền kinh tế đƣợc phản ánh bằng hiệu quả kinh doanh của các thành phần kinh tế trong xã hội. Khi doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ có xu hƣớng mở rộng sản xuất kinh doanh; và một khingành nghề này phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác, từ đó tạo nên sự phát triển đồng bộ của cả nền kinh tế. Ngƣợc lại nền kinh tế của đất nƣớc phát triển sẽ tạo ra môi trƣờng lý tƣởng chocác thành phần kinh tế có điều kiện phát triển hơn nữa, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là điều kiện tài chính để các chủ thể kinh tế thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với Nhà nƣớc và xã hội thông qua các khoản thuế. Lợi nhuận mà họ đạt đƣợc càng cao thì số thuế Nhà nƣớc thu đƣợc càng nhiều, ngân sách quốc gia sẽ tăng lên. Đó chính là nguồn tài chính để Nhà nƣớc tiến hành tái sản xuất mở rộng, phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân (Nguyễn Đăng Dờn, 2014).
1.2.3. Bản chất hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Tác giả đồng tình với Nguyễn Văn Tiến và cho rằng, với những hình thái xã hội khác nhau, với những quan hệ sản xuất khác nhau thì bản chất của phạm trù hiệu quả và các yếu tố hợp thành phạm trù này cũng vận động theo khuynh hƣớng khác nhau. Từ lý thuyết đến thực tiễn đã cho thấy bản chất của hiệu quả kinh doanh là phản ánh mặt chất lƣợng của các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt đƣợc các mục tiêu (nhất là mục tiêu lợi nhuận) của ngân hàng thƣơng mại. Để hiểu rõ và ứng dụng đƣợc phạm trù hiệu quả kinh doanh vào việc thành lập các chỉ tiêu, công thức cụ thể để đánh giá tính hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại thì cần hiểu biết thấu đáo các vấn đề quan trọng sau đây (Nguyễn Văn Tiến, 2013):
- Phải phân biệt hiệu quả xã hội với hiệu quả kinh tế của ngân hàng thƣơng mại: Hiệu quả kinh tế của ngân hàng thƣơng mại: Là giá trị lợi ích kinh tế ngân hàng thƣơng mại đạt đƣợc sau một quá trình hoạt động. Kết quả đạt đƣợc có thể là đại lƣợng cân đong đo đếm đƣợc nhƣ số lợi nhuận, năng suất lao động, thị phần... và cũng có thể
là những đại lƣợng chỉ phản ánh mặt chất lƣợng hoàn toàn có tính chất định tính nhƣ uy tín của ngân hàng thƣơng mại (thƣơng hiệu), chất lƣợng sản phẩm…
- Về nguyên tắc, hiệu quả kinh tế quyết định hiệu quả xã hội. Khi có hiệu quả kinh tế thì đi theo là có hiệu quả xã hội. Một khi lợi nhuận cao thì ngân hàng thƣơng mại sẽ có nhiều khả năng giải quyết các vấn đề xã hội (ví dụ trợ cấp khó khăn cho ngƣời lao động, gia tăng hƣởng thụ văn hóa nghệ thuật cho cán bộ công nhân viên hoặc tổ chức các đợt nghỉ mát cho ngƣời lao động; đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nƣớc và hệ quả của nó là tạo ra tiền đề để Nhà nƣớc thực hiện nhiều công việc xã hội).
- Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt đƣợc các mục tiêu về xã hội nhất định. Nó thể hiện qua việc tăng thu ngân sách cho nhà nƣớc, tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao mức sống của ngƣời lao động và tái phân phối lợi tức xã hội trong phạm vi toàn xã hội hay phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng…
- Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội đƣợc phản ánh đan xen với nhau, tuy nhiên để dễ nhận biết khi quan sát hiệu quả chung về kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại, tác giả cũng đồng tình với nhiều ý kiến và phân ra thành hai khía cạnh: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
- Phân biệt hiệu quả trƣớc mắt với hiệu quả lâu dài: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại phụ thuộc rất lớn vào các mục tiêu của ngân hàng thƣơng mại do đó tính chất hiệu quả kinh doanh ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau.
- Xét về tính lâu dài thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng thƣơng mại là lợi nhuận và các chỉ tiêu về doanh lợi.
- Xét về tính hiệu quả trƣớc mắt thì nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện tại mà ngân hàng thƣơng mại đang theo đuổi.
- Trên thực tế, để thực hiện mục tiêu bao trùm lâu dài của ngân hàng thƣơng mại là tối đa hóa lợi nhuận, có rất nhiều ngân hàng thƣơng mại hiện tại lại không đạt mục tiêu là lợi nhuận mà lại thực hiện các mục tiêu nâng cao năng suất và chất lƣợng của sản phẩm, nâng cao uy tín của ngân hàng thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng cả về chiều
sâu lẫn chiều rộng… Do đó mà các chỉ tiêu hiệu quả về lợi nhuận là không đặt nặng mà đề cao các chỉ tiêu liên quan đến mục tiêu ngân hàng thƣơng mại đề ra thì chúng ta không thể kết luận là ngân hàng thƣơng mại đang hoạt động không có hiệu quả. Nhƣ vậy, các chỉ tiêu hiệu quả và tính hiệu quả trƣớc mắt có thể là trái với các chỉ tiêu hiệu quả lâu dài, nhƣng mục đích của nó lại là nhằm thực hiện chỉ tiêu hiệu quả lâu dài.
- Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại có thể âm và cũng có thể dƣơng; có thể cao và cũng có thể thấp. Hiệu quả kinh doanh càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn tốt, sức cạnh tranh cũng sẽ tốt và ngƣợc lại.
1.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng thương mại
1.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời và khả năng sinh lời
Lợi nhuận của NHTM
NHTM là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tự chủ về tài chính, nên mục tiêu cao nhất vẫn là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận quyết định sự hƣng thịnh, đồng thời là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp.
Quan điểm của các nhà kinh tế coi lợi nhuận là hình thái của giá trị thặng dƣ, là lợi nhuận mới đƣợc tạo ra thông qua quá trình sản xuất, kinh doanh.
Lợi nhuận theo cách hiểu đơn giản là phần giá trị dôi ra của một hoạt động kinh doanh, sau khi đã trừ đi mọi chi phí (lãi ròng) đƣợc xác định trong một kỳ tài chính (thƣờng là một năm).
Tổng thu nhập – Tổng chi phí = Lợi nhuận (Tổng chi phí, trong đó bao gồm phí thu nhập)
Trong quá trình hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, mục tiêu lợi nhuận trong ngắn hạn không phải luôn là mục tiêu hàng đầu, mà các mục tiêu khác đƣợc chú trọng hàng đầu nhƣ:
- Doanh thu, thị phần kinh doanh tiêu thụ hàng hóa, kinh doanh... Song về dài hạn, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là sự tiếp cận của bất kỳ doanh nghiệp nào.
- Lợi nhuận ngân hàng là một chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng, nó là điều kiện cần có thu hút vốn mới, nhằm mở rộng và cải thiện dịch vụ ngân hàng.
- Nguồn dự phòng chi phí cho các chỉ tiêu không dự kiến trƣớc và bù đắp thiệt hại xảy ra.
Thu nhập và chi phí ảnh hƣởng đến lợi nhuận:
- Thu nhập và chi phí ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của NHTM. Thu nhập lớn hơn chi phí thì ngân hàng có lãi (thu đƣợc lợi nhuận) và ngƣợc lại (bị lỗ).
- Lợi nhuận tỷ lệ nghịch với chi phí và tỷ lệ thuận với thu nhập. Do vậy, việc quản lý hoạt động kinh doanh của NHTM đòi hỏi vấn đề đặt ra là quản lý các nguồn thu quản lý chi phí trong ngắn hạn và dài hạn để đạt lợi nhuận mong đợi. Quản lý trong mối quan hệ chi phí là nhân tố tạo lập nguồn thu trong tƣơng lai, không những bù đắp đƣợc chi phí hiện tại cho ngân hàng mà còn phải có lãi.
Chỉ số ROA: Chỉ số này phản ánh một đồng vốn kinh doanh bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho ngân hàng. Tỷ số này phản ánh năng lực quản trị của ngân hàng về sử dụng tài chính và những nguồn vốn thực sự đem lại lợi nhuận. Do đó, hệ số này càng cao thì càng tốt.
ROA = (Tỷ lệ Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản) x 100%
Chỉ số ROE: Chỉ số này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tự có (mỗi một đồng vốn chủ sở hữu mà ngân hàng bỏ ra đem về đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng), đo lƣờng tỷ suất lợi nhuần ròng trên vốn tự có của ngân hàng → Chỉ số này càng cao càng tốt
ROE = (Tỷ lệ lợi nhuận ròng/ vốn chủ sở hữu) x 100%
Tỷ lệ lợi nhuận ròng /Tổng thu nhập: Chỉ số này phản ánh cứ một đồng thu nhập mà ngân hàng bỏ ra thì thu về đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận hay là lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng thu nhập. Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của ngân hàng→ Hệ số này càng cao càng tốt.
1.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập: Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Thông thƣờng chỉ số này nhỏ hơn 1, nếu lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đang có nguy cơ phá sản trong tƣơng lai.
Tỷ lệ chi phí / thu nhập = (Tổng chi phí / Tổng thu nhập) x 100%
Tỷ lệ chi phí trên lợi nhuận: Chỉ số này cho biết để tạo ra một đồng lợi nhuận
cần bao nhiêu đồng chi phí →Chỉ số này càng thấp càng tốt.
1.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng
Tỷ lệ nợ quá hạn: Chỉ tiêu này đánh giá chất lƣợng hoạt động tín dụng tại ngân
hàng thƣơng mại, theo quy định của NHNN Việt Nam hiện nay chỉ tiêu này < 3% thì ngân hàng đó chất lƣợng tín dụng đảm bảo, > 3% là có chất lƣợng tín dụng xấu
Tỷ lệ nợ quá hạn = (Dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ) x 100%
Tỷ lệ dư nợ cho vay/ vốn huy động: Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu vốn huy
động tham gia vào dƣ nợ. Tức là trong 100đ vốn cho vay thì có bao nhiêu đồng vốn huy động đƣợc ở địa bàn. Thƣờng tỷ số này đạt từ 0,6 đến 0,7 là tốt vì thể hiện ngân hàng đã sử dụng hiệu quả đồng vốn huy động vào các hoạt động mang lại thu nhập và đảm bảo an toàn.
Tỷ lệ dư nợ cho vay/ vốn huy động = (Dư nợ cho vay/ Tổng vốn huy động) x100%
Lãi ròng tiền tệ: Chỉ số này đo lƣờng mức chênh lệch giữa thu lãi và chi phí trả lãi vay mà ngân hàng có thể đạt đƣợc thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp.
Lãi ròng tiền tệ (đ) = Thu lãi cho vay – Trả lãi tiền gửi 1.2.4.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động sử dụng lao động
Dư nợ vốn huy động trên một lao động/năm: Chỉ số này là bình quân số vốn
huy động trên một lao động trong năm, phản ánh hiệu quả huy động và khối lƣợng công việc của mỗi lao động trong đơn vị → Chỉ số này càng cao càng tốt.
Dư nợ vốn huy động trên một lao động/năm = Tổng vốn huy