Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh long an (Trang 33 - 35)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.3.1. Nhân tố chủ quan

Lãi suất cho vay: Ngân hàng thỏa thuận cho khách hàng sử dụng một khoản với điều kiện hoàn trả và một tỷ lệ lãi suất trên vốn vay. Lãi suất cho vay là giá cả của một khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay vốn. Lãi suất cho vay biến động phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ:

- Quan hệ cung cầu về tín dụng trên thị trƣờng

- Mức độ rủi ro của tín dụng trên các yếu tố: Thời gian, quy mô cho vay, chi phí thực hiện, môi trƣờng sử dụng vốn, quan hệ đảm bảo tiền vay...

- Các điều chỉnh có tính bắt buộc của môi trƣờng pháp lý.

- Cạnh tranh giữa các NHTM đã tác động và làm cho lãi suất cho vay có xu hƣớng giảm dần. Có nhiều mức lãi suất khác nhau đƣợc sử dụng cho các đối tƣợng vay khác nhau, đây là yếu tố gây bất lợi cho các ngân hàng có quy mô nhỏ, khả năng tài chính có hạn.

Lãi suất huy động vốn: Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn khi rút tiền ra khỏi ngân hàng khách hàng có đƣợc một khoản tiền lớn hơn tiền gửi ban đầu. Phần chênh lệch đó là một phần chi phí của ngân hàng mang lại

thu nhập cho khách hàng. Tỷ lệ đƣợc xác định giữa phần chênh lệch và khoản vốn gửi ban đầu đƣợc tính theo thời gian gọi là lãi suất huy động vốn. Lãi suất huy động vốn có xu hƣớng tăng dần bởi nhân tố cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng làm ngày càng co hẹp khoảng cách giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn. NHNN Việt Nam quy định trần lãi suất cho vay và lãi suất huy động đối với các NHTM. Sự thay đổi lãi suất dẫn đến sự thay đổi kết quả kinh doanh của các NHTM. Sự thay đổi lãi suất huy động tăng, làm dự trữ tài chính của ngân hàng giảm dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh thậm chí lãi suất cho vay không bao hàm mức để bù đắp rủi ro trong hoạt động. Biến động lãi suất bất lợi cho ngân hàng còn làm giảm lợi nhuận, tác động đến sự an toàn của hệ thống. NHNN Việt Nam quy định trần lãi suất cho vay làm cho lãi suất cho vay không phản ánh đúng giá cả thông qua quan hệ cung cầu tạo nên. Lãi suất huy động vốn cũng biến động phụ thuộc vào các yếu tố:

- Kỳ hạn tiền gửi

- Quan hệ cung cầu về vốn

- Chỉ số giá cả chung và lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế

- Các điều chỉnh có tính bắt buộc của môi trƣờng pháp lý.

Các mức thu phí dịch vụ của ngân hàng: Hoạt động ngân hàng hiện đại có tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu nhập của ngân hàng chiếm tỷ lệ đáng kể (từ 30% đến 45%, thông qua thu phí về việc khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng). Xu hƣớng về dài hạn có biểu hiện nhƣ: Trong khi chênh lệch lãi suất ngày càng hẹp, mức thu phí dịch vụ có hƣớng tăng dần. Mức phí phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ:

- Sản phẩm độc quyền và sự tiện ích của dịch vụ ngân hàng. - Hoạt động cạnh tranh.

- Chỉ số giá cả chung về hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế. - Chất lƣợng của hoạt động cho vay.

Tỷ trọng các loại nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn có nhiều loại khác nhau, tƣơng ứng với các mức lãi suất khác nhau nhƣ: Nguồn tiền gửi trên tài khoản có thể phát hành séc, nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn... Nguồn vốn sử dụng của ngân hàng có lãi suất khác nhau, nguồn vay vốn cấp trên, tiết kiệm dân cƣ có lãi suất cao hơn nhiều so với nguồn vốn không kỳ hạn. Vì vậy, nếu trong cơ cấu nguồn vốn tỷ trọng nguồn vốn không kỳ

hạn hoặc là nguồn có lãi suất thấp mà cao thì chi phí sử dụng vốn giảm xuống tác động làm tăng lợi nhuận của ngân hàng và ngƣợc lại.

Khách hàng của ngân hàng: Khả năng sinh lời của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện về kinh tế của khách hàng. Ngân hàng có khách hàng quan hệ thuộc thành phần kinh tế có tỷ lệ tăng trƣởng nằm trong những khu kinh tế - xã hội phát triển sẽ là rất tốt. Khi đó khách hàng sẽ sử dụng rất nhiều sản phẩm của ngân hàng từ đó hiệu quả hoạt động ngân hàng tăng lên so với các khu vực kinh tế khác có đối tƣợng phục vụ thuộc các thành phần kinh tế kém phát triển hơn.

Quy mô và thương hiệu ngân hàng: Với một số NHTM lớn, có nhiều chi nhánh, có lợi thế hơn các NHTM có quy mô nhỏ, vì vậy trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đạt đƣợc có mức doanh thu lớn hơn. Tâm lý của khách hàng là họ tin tƣởng hơn ở các ngân hàng có quy mô lớn tính an toàn cao, đa dạng các loại hình dịch vụ và có chi phí thấp. Vì vậy xu hƣớng khách hàng sẽ đến giao dịch với các ngân hàng lớn và có thƣơng hiệu nhiều hơn, ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Chất lượng đội ngũ nhân viên của khách hàng: Các ngân hàng có đội ngũ nhân viên chuyên môn giỏi, dễ có khả năng sinh lời trong hoạt động ngân hàng, mặt khác có thể khắc phục đƣợc những hạn chế về giới hạn tiềm năng, tăng hiệu quả làm việc. Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên còn là bộ mặt của ngân hàng. Vì vậy, đội ngũ nhân viên có vai trò rất lớn trong việc giữ khách hàng cũ và lôi kéo khách hàng mới về với ngân hàng.

Chi phí hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Chi phí là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng nào có chi phí hoạt động kinh doanh hợp lý, tiết kiệm đƣợc những chi phí không đáng sẽ hoạt động có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh long an (Trang 33 - 35)