Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh long an (Trang 79)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

Nhanh chóng tiến hành tái cấu trúc hệ thống theo hƣớng hiện đại và xây dựng chiến lƣợc kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Thông báo chiến lƣợc cụ thể và truyền đạt các thông tin đến từng nhân viên nhằm động viên tất cả mọi ngƣời tham gia một cách nhiệt tình.

Từng bƣớc xây dựng phƣơng pháp quản trị hiện đại, theo dõi diễn biến hoạt động của ngân hàng và thị trƣờng một cách liên tục để có bƣớc điều chỉnh kịp thời.

Xây dựng bộ máy hoạt động kinh doanh khoa học và phù hợp. Phân tách Phòng kinh doanh thành 02 Phòng riêng biệt chuyên trách thành Phòng quan hệ khách hàng cá nhân và Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp với 02 lãnh đạo là Trƣởng phòng độc lập để quản lý và điều hành hoạt động của phòng theo chức năng chuyên môn hóa là cá nhân hoặc doanh nghiệp. Điều này tạo nên sự chuyên môn, chuyên sâu hóa trong công việc và nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời đảm bảo tính khách quan trong tác nghiệp và nâng cao hệ số an toàn. Những phòng ban chƣa có Trƣởng/Phó phòng

nhƣ Phòng giao dịch Đức Hòa, phòng Hành chính - Nhân sự cần có sự bổ sung hoặc bổ nhiệm kịp thời Trƣởng/Phó phòng là ngƣời có đủ năng lực trình độ điều hành và quản lý, đảm bảo bộ máy đƣợc đồng bộ và hoạt động trôi chảy, an toàn.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát: Trong thời gian tới, NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An cần tăng cƣờng giám sát chặt chẽ mọi hoạt động, diễn biến kinh doanh của các NHTM thông qua 2 hình thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An cần thƣờng xuyên theo dõi về tỷ lệ nợ xấu, kế hoạch xử lý nợ xấu và kết quả đạt đƣợc. Trên cơ sở báo cáo các hoạt động kinh doanh của NHTM, cán bộ giám sát của NHNN theo dõi, giám sát chặt chẽ, nếu phát hiện những biến động bất thƣờng phải đề xuất tiến hành thanh tra tại chỗ, chặn đứng mọi rủi ro có thể xảy ra đối với các hoạt động kinh doanh của NHTM.

Củng cố hệ thống thanh tra, kiểm tra của ngân hàng Nhà nƣớc, bảo đảm để mọi tổ chức, cá nhân tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về tín dụng, đồng thời có giải pháp cụ thể kiểm soát tăng trƣởng tài sản có rủi ro của các NHTM, ngăn chặn xu hƣớng gia tăng nợ xấu.

Khuyến khích các NHTM sử dụng cùng phần mềm quản lý dữ liệu để phát triển thị trƣờng liên ngân hàng và là cơ sở để đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

KẾT LUẬN

Hệ thống ngân hàng đƣợc coi là “huyết mạch” của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng để duy trì sự vận hành trôi chảy các hoạt động trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Do vậy, các nƣớc trên thế giới luôn quan tâm, giám sát rất chặt chẽ hệ thống ngân hàng của quốc gia mình, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng đang diễn ra rất khốc liệt, đó là một thách thức đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại luôn phải tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói riêng.

Dựa vào việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ABBank Long An đã xác định đƣợc các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An. Từ đó, tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An.

Đầu tiên, cần nâng cao năng lực quản trị điều hành, nâng cao công tác huy động vốn, quản lý nguồn nhân lực. Bên cạnh đó là tăng cƣờng quảng cáo, tiếp thị, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng một cách đa dạng. Cùng với đó là việc chú trọng quản lý chất lƣợng tín dụng, không để nợ xấu tăng cao, có kế hoạch thu hồi trƣớc hạn những khoản nợ xấu, có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro không thể thu hồi đƣợc.

Đồng thời, tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo ngân hàng hoạt động lành mạnh, an toàn là tiền đề nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu này có thể là một tài liệu tham khảo cho các nhà quản trị ngân hàng trong khi quyết định về vấn đề chiến lƣợc kinh doanh, quyết định nhân tố nào là chủ yếu giúp ngân hàng duy trì hoạt động kinh doanh, phát triển ổn định, bền vững.

Ngoài ra, nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM về cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Thủ tƣớng Chính phủ (2017), Quyết định 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/6/2017 về hạn mức trả tiền bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 05/8/2017.

[2]. Nguyễn Đăng Dờn (2014). Giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thƣơng mại”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[3]. Nguyễn Đăng Dờn (2016). Giáo trình “Quản trị kinh doanh ngân hàng II”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[4]. Nguyễn Đăng Dờn (2017). Giáo trình “Tài chính tiền tệ”. Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[5]. Đoàn Thị Hồng (2017), tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thƣơng mại”, Trƣờng Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

[6]. Ngô Hữu Kiên (2013), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình - chi nhánh Bắc Ninh”. Luận văn Thạc sĩ Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

[7]. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 – 2018.

[8]. Tổng Giám đốc Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình (2015), Quyết định số 03/QĐ-TGĐ.15 ngày 30/7/2015 “Quy định thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tại ABBank”.

[9]. Tổng Giám đốc Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình (2016), Quyết định 451/QĐ-TGĐ.16 ngày 19/9/2016 “Quy định về tiền gửi tiết kiệm tại ABBank”. [10]. Tổng Giám đốc Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình (2017), Quyết định số

05/QĐ-TGD.17 ngày 13/01/2017 “Ban hành Quy trình cấp tín dụng tại ABBank”.

[11]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 “Về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” có hiệu lực 01/02/2002.

[12]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 “Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để

xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” có hiệu lực 15/5/2005.

[13]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc” có hiệu lực 06/6/2007.

[14]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài” có hiệu lực 01/6/2013.

[15]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Thông tƣ 09/2015/TT-NHNN ngày 17/7/2015 “Quy định về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài” có hiệu lực 01/9/2015.

[16]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 “Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng” có hiệu lực 15/3/2017.

[17]. Quốc hội (2010), “Luật các tổ chức tín dụng”, số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 có hiệu lực 01/01/2011.

[18]. Quốc hội (2017), “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng”, số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017 có hiệu lực 15/01/2018.

[19]. Quốc hội (2017), “Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng”, số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 có hiệu lực 15/8/2017.

[20]. Phan Anh Tuấn (2015), “Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đông Nam Á tại Cần Thơ đến năm 2020”. Luận văn Thạc sĩ Trƣờng Đại học Cần Thơ.

[21]. Phan Thị Minh Thảo (2016), “Đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội theo mô hình Camels”. Luận văn Thạc sĩ Trƣờng Đại học Đà Nẵng.

http://www.abbank.com.vn/

PHỤ LỤC

Bảng cân đối kế toán

Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu 31/12/2018 31/12/2017 31/12/2016

1. Tổng tài sản 803,939 765,740 781,277 2. Vốn 18,229 16,400 11,976 2.1. Vốn chủ sở hữu 18,229 16,400 11,976 2.2. Vốn đƣợc cấp - - - 3. Nguồn vốn huy động 577,567 681,566 520,148 3.1. Huy động TT1 577,567 681,566 520,148

- Tiền gửi của khách hàng - - -

3.2. Huy động TT2 - - -

- Tiền gửi, Tiền vay TCTD trong nƣớc - - -

- Tiền gửi, Tiền vay TCTD nƣớc ngoài - - -

4. Dƣ nợ cấp tín dụng TT1 784,353 745,848 754,591

4.1. Cho vay khách hàng (tổ chức kinh

tế, cá nhân) 784,353 745,848 754,591

- Dƣ nợ trung dài hạn 407,170 408,320 421,839

- Dƣ nợ ngắn hạn 377,182 337,527 332,752

4.2. Đầu tƣ CK nợ do TCKT phát hành - - -

5. Đầu tƣ, kinh doanh CK (loại trừ CK nợ do TCKT và TCTD phát hành)

- - -

6. Cho vay, Tiền gửi tại các TCTD

khác 2,378 1,198 473 6.1. TCTD trong nƣớc 2,378 0 0 6.2. TCTD nƣớc ngoài - - - 7. Đầu tƣ CK nợ do TCTD phát hành - - - 8. Tài sản có khác 4,488 3,807 3,663 9. Chất lƣợng tín dụng 0 0 - 9.1. Nợ xấu 4,521 7,872 6,250 9.2. Tỷ lệ nợ xấu 0.58% 1.06% 0.83%

9.3. Nợ không bị chuyển sang nợ xấu do

cơ cấu theo QĐ780, TT 09 0 0 -

9.4. Tỷ lệ nợ cơ cấu 0 0 -

9.5. Nợ nhóm 2 9,542 4,568 3,342

9.6. Tỷ lệ nợ nhóm 2 1,2% 0.73% 0.38%

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Số liệu tài chính 31/12/2018 31/12/2017 31/12/2016

Tổng thu nhập 115,099 119,307 70,130

1. Thu từ hoạt động tín dụng 111,960 116,649 68,427

1.1. Thu lãi tiền gửi 0 0 0

1.2. Thu lãi cho vay 110,306 116,649 68,426

2. Thu phí từ hoạt động dịch vụ 2,640 2,398 1,525

3. Thu từ hoạt động KD ngoại tệ 495 259 179

4. Thu từ hoạt động KD chứng khoán - -

5. Thu khác 5 1 0

Tổng chi phí 96,830 102,906 55,102

1. Chi phí hoạt động tín dụng 84,312 89,155 40,514 1.1. Chi trả lãi tiền gửi 84,312 89,155 40,514

1.2. Chi trả lãi tiền vay - 0

2. Chi phí hoạt động dịch vụ 760 543 539

3. Chi về kinh doanh ngoại hối 172 86 26

4. Chi về kinh doanh chứng khoán - 0

5. Chi phí hoạt động (không có chi phí

dự phòng) 4,931 7,580 5,684

Chi phí nhân viên 6,655 5,923 4,776

6. Chi DPRR tín dụng 1,480 -480 3,195

7. Chi khác - 99 368

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh long an (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)