Phân tích tình hình nợ xấu của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh long an (Trang 48 - 50)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.3. Phân tích tình hình nợ xấu của ngân hàng

Bảng 2.3. Tình hình nợ xấu tại ABBank Long An giai đoạn 2016 - 2018

ĐVT: Triệu đồng Nợ xấu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Ngắn hạn 4,258 5,432 3,034 1,174 27.58 (2,398) -44.15 Trung hạn - dài hạn 1,993 2,440 1,487 448 22.48 (953) -39.05 Tổng 6,250 7,872 4,521 1,622 25.95 (3,351) -42.57

Nguồn: ABBank Long An giai đoạn 2016 - 2018

Nợ xấu tín dụng là một nghiệp vụ sinh lời chủ yếu, đồng thời cũng gặp rất nhiều rủi ro. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhất rủi ro trong tín dụng đó là các khoản nợ xấu quá hạn. Tình hình nợ xấu của ABBank Long An trong 2 năm qua 2016 - 2017 có chiều hƣớng tăng. Năm 2016 tổng nợ xấu là 6,250 triệu đồng (trong đó, nợ ngắn hạn là 4,258 triệu đồng, nợ trung - dài hạn là 1,993 triệu đồng), đến năm 2017 tổng nợ xấu đã lên tới mức 7,872 triệu đồng (trong đó, nợ ngắn hạn 5,432 triệu đồng, nợ trung – dài

hạn là 2,440 triệu đồng) tăng 1,622 triệu đồng (tăng 25.95%). Trong đó, nợ ngắn tăng 1,174 triệu đồng (tăng 27.58%), nợ trung – dài hạn tăng 448 triệu đồng (tăng 22.48%). Đây là một kết quả không tốt và nguyên nhân của kết quả này là do ngân hàng tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn hơn. Tỷ trọng nợ xấu cho vay ngắn hạn cao hơn nhiều so với nợ xấu của trung hạn và dài hạn. Một phần là do tình trạng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn gặp rất nhiều khó khăn do sự suy thoái tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tăng cao trong khi thu nhập đầu ra lại không tăng đáng kể, điều này đã làm cho một số doanh nghiệp bị thua lỗ. Thêm vào đó là những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng trong công tác quản lý địa bàn chƣa chặt chẽ, sâu sát, chƣa kiểm tra thƣờng xuyên đối với những khách hàng vay vốn và nhất là những khách hàng có nguy cơ rủi ro cao. Vì vậy, đã là ảnh hƣởng đến công tác thu nợ, cộng thêm ý thức của khách hàng cố ý không trả nợ hoặc kéo dài thời gian trả nợ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý và thu hồi nợ.

Hình 2.4. Tình hình nợ xấu tại ABBank Long An giai đoạn 2016 - 2018

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: ABBank Long An giai đoạn 2016 – 2018

Nhìn chung nợ xấu đã tăng qua các năm, dấu hiệu cho thấy chất lƣợng tín dụng đang có chiều hƣớng xấu dần đi. Đến năm 2018, dƣ nợ xấu giảm so với năm 2017. Năm 2018 tổng nợ xấu là 4,521 triệu đồng giảm 3,351 triệu đồng (giảm 42.57%) so với năm 2017, trong đó nợ xấu ngắn hạn giảm 2,398 triệu đồng (giảm 44.15%), nợ xấu trung – dài hạn giảm 953 triệu đồng (giảm 39.05%), nhƣng nhìn một cách khách quan thì có đƣợc kết quả nhƣ vậy ngoài một phần do nỗ lực của cán bộ tín dụng đã cố gắng trong việc thu hồi nợ nhƣng phần lớn là do ngân hàng đã xử lý bằng các khoản dự

phòng rủi ro vì trong năm 2018 tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn không mấy tốt do tình hình sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế gặp khó khăn và cũng do ảnh hƣởng của tình hình kinh tế trong nƣớc đang có chiều hƣớng đi xuống do chịu ảnh hƣởng của kinh tế thế giới.

Qua phân tích trên ta thấy, chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh không cao, tỷ lệ nợ xấu liên tục tăng qua các năm cả về tỷ lệ tƣơng đối và con số tuyệt đối, đặc biệt là dƣ nợ trung hạn và dài hạn. Thời gian tới chi nhánh cần tập trung nâng cao chất lƣợng tín dụng trung hạn và dài hạn. Bên cạnh đó, ta thấy tình hình tăng trƣởng tín dụng của chi nhánh là rất khả quan, chứng tỏ nhu cầu vốn tại địa bàn đang còn rất cao. Chi nhánh cần tập trung tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng chuẩn bị cho sự phát triển và mở rộng quy mô trong thời gian tới, hạn chế tối đa những rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh long an (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)