Số lượng, cơ cấu, giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức phường tại quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.1. Số lượng, cơ cấu, giới tính

a) Về số lượng

Thực trạng đội ngũ công chức phường Quận Đống Đa trong giai đoạn vừa qua có sự biến động không nhiều về số lượng. Trong thời gian qua, chính quyền Quận mạnh dạn thay thế, hoặc chuyển đổi vị trí công tác đối với những công chức không đạt chuẩn theo quy định và không đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao và bổ sung một số chức danh công chức chuyên môn theo dạng hợp hợp đồng. Những người hợp đồng theo chức danh công chức được phân công, giao nhiệm vụ theo trình độ chuyên môn, nếu trong thời gian công tác có đủ khả năng, năng lực thì sẽ được bố trí dự tuyển thi công chức. Cách làm này khá phố biến tại Quận Đống Đa, tuy không mới nhưng những trường hợp đồng chức danh công chức chuyên môn trong thời gian thử việc sẽ là khoảng thời gian thử thách để người được hợp đồng chứng tỏ khả năng, năng lực của mình trong lĩnh vực công tác được giao. Chính quyền Quận đã từng bước củng cố và tập trung xây dựng đội ngũ công chức có năng lực, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Quy mô đội ngũ công chức không biến động nhiều. Mặc dù số lượng công chức không biến động nhiều nhưng nhân sự cụ thể của từng vị trí công tác luôn có sự thay đổi, điều này là do có sự điều động, luân chuyển nhân sự từ Quận xuống các phường; từ vị trí công tác này sang vị trí công tác khác, sau đó tiếp tục tuyển bổ sung nhân sự thay thế. Từ phân tích về sự biến động nhân sự công chức trên có thể nhận thấy công tác xây dựng nguồn nhân lực cơ sở có năng lực, trình độ và ổn định trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết để tránh bị động về nhân sự làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động trên địa bàn. Giải quyết tốt vấn đề ổn định nhân sự sẽ là tiền đề để củng cố nâng cao năng lực, chất lượng công chức phường Quận Đống Đa trong thời gian tới.

Biểu đồ 2.1. Biến động số lượng công chức phường Quận Đống Đa giai đoạn 2017-2019

b) Về giới tính

Trong những năm gần đây, không chỉ riêng Quận Đống Đa mà các đơn vị hành chính khác trên địa bàn, thì số lượng công chức nữ ngày càng gia tăng hơn trong cơ cấu đội ngũ công chức của Quận. Năm 2017, tỷ lệ này chiếm 41,2%, nhưng đến năm 2019, tỷ lệ công chức nữ chiếm 47%, thậm chí còn có một số đơn vị lượng công chức nữ còn cao hơn số lượng công chức nam. Sở dĩ như vậy là vì trong những năm gần đây, các chức danh chuyên trách tại các các đơn vị đều do Quận tổ chức thi tuyển một cách rất nghiêm túc và thực chất, nên số lượng công chức tuyển dụng là nữ chiếm tỷ lệ cao.

53%

47% Nam

Nữ

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu đội ngũ công chức theo giới tính năm 2019 của Quận Đống Đa

c) Về độ tuổi và thâm niên công tác

Độ tuổi công chức gắn liền với tiêu chuẩn, quy định tuyển dụng, bổ nhiệm, do đó khi xem xét về năng lực công chức, dưới góc độ những tiêu chí để đánh giá thì độ tuổi cũng là một trong những khía cạnh thể hiện kinh nghiệm được tích lũy theo thời gian của công chức.

Bảng 2.1: Tổng hợp cơ cấu độ tuổi công chức phường Quận Đống Đa

Độ tuổi Năm 2017 2018 2019 Từ 30 9,9 7,2 9,2 Từ 31-45 43,2 62,8 46,1 Từ 46-60 40,6 26,6 36,8 Trên 60 6,3 3,4 7,9 Tổng 100 100 100

Nguồn: Phòng nội vụ Quận Đống Đa 2020

Qua số liệu điều tra, thống kê và phân tích cơ cấu về độ tuổi cho chúng ta thấy đến năm 2019, số cán bộ trẻ dưới 30 tuổi chiếm 9% là tương đối thấp, đội ngũ này được đào tạo trong thời kỳ mới, có xuất phát điểm cao so với công chức thời kỳ trước, tiếp thu được những thành tựu về khoa học và công nghệ hiện đại. Đặc biệt

đây là độ tuổi rất sung sức, năng động và sáng tạo. Số công chức từ 31 đến 45 tuổi chiếm 46%, cán bộ từ 46 đến 60 tuổi chiếm 37% và công chức trên 60 tuổi là 8% (chủ yếu là trưởng các đoàn thể chính trị). Số liệu trên cho thấy sẽ không có sự hụt hẫng đội ngũ kế thừa sau này. Đội ngũ công chức trẻ sẽ có đủ điều kiện về thời gian để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao và chuẩn hoá. Số công chức có độ tuổi từ 30 - 60 là lực lượng có thời gian công tác dài nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên lực lượng này được đào tạo từ nhiều hệ, nhiều nguồn khác nhau nên một bộ phận cán bộ chưa đạt trình độ chuẩn.

- Về thâm niên công tác của công chức (tính đến tháng 12/2019) như sau: Dưới 5 năm là chiếm 32%; từ 5 – 15 năm chiếm 33%; từ 16 – 30 năm là chiếm 22%; trên 30 năm chiếm 11%.

Bảng 2.2: Cơ cấu thâm niên công tác của công chức

Thời gian công tác Tỷ lệ %

Dưới 5 năm 32

Từ 5 đến 15 năm 34

Từ 16 đến 30 năm 22

Trên 30 năm 12

Tổng cộng 100

Nguồn: Phòng nội vụ Quận Đống Đa 2020

Với hai tiêu chí về độ tuổi và thời gian công tác trên có thể thấy công chức phường Quận Đống Đa được trẻ hoá, độ tuổi dưới 45 chiếm tỷ lệ tương đối; về thâm niên công tác dưới 5 năm và từ 5 – 15 năm gần ngang nhau do đó sẽ không có sự hụt hẫng đội ngũ kế thừa sau này. Nhìn chung cán bộ, công chức phường Quận Đống Đa có xu hướng trẻ hoá, song chưa rõ nét và chưa đồng đều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức phường tại quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)