7. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Chiến lược phát triển tạo động lực cho công chức phường phường tạ
3.1. Định hướng phát triển và vai trò của thành ủy, quận ủy Đống Đa, chính quyền địa phương trong việc tạo động lực làm việc cho công chức phường phường quyền địa phương trong việc tạo động lực làm việc cho công chức phường phường tại quận Đống Đa
3.1.1. Định hướng phát triển tạo động lực làm việc cho công chức phường phường tại quận Đống Đa phường tại quận Đống Đa
- Tạo động lực cho công chức phường là biện pháp lâu dài và quan trọng nhất để duy trì và phát triển nguồn nhân lực của Quận. Quản lý nguồn nhân lực trong một tổ chức suy cho cùng là làm sao giữ chân được công chức phường trong tổ chức của mình, sử dụng có hiệu quả để đạt được mục tiêu của tổ chức. Muốn vậy, những giải pháp nhằm đưa ra những lợi ích vật chất và tinh thần để kích thích và động viên lôi kéo công chức phường cố gắng phấn đấu vì Quận là những giải pháp cơ bản và lâu dài. - Tạo động lực cho công chức phường là kết quả từ sự tác động một cách có hệ thống, đồng bộ các công cụ và các giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu và duy trì sự công bằng trong đối xử. Tạo động lực là các hoạt động nhằm thay đổi hành vi của công chức phường theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Hành vi của công chức phường không thể thay trong một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có một quá trình liên tục và chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Do vậy, các biện pháp tác động phải thực hiện phối hợp đồng bộ và toàn diện trên nhiều mặt.
- Tạo động lực là trách nhiệm thông suốt từ chính những người lãnh đạo quản lý tổ chức cho đến chính bản thân công chức phường do đó cần phải huy động và cần sự hợp tác của công chức phường vì mục tiêu phát triển của Quận. Tạo động lực không chỉ là công việc của riêng người quản lý mà còn là công việc của chính bản thân công chức phường, do đó cần phải huy động và cần sự hợp tác của công chức phường vì mục tiêu phát triển của Quận. Tạo động lực là hành vi của nhà quản lý tác động vào công chức phường. Tuy nhiên sự tác động đó chỉ có thể chuyển hóa thành động lực thúc đẩy công chức phường khi nó thỏa mãn được những nhu cầu của công chức phường, mong muốn của công chức phường. Sự tác động đó muốn chuyển hoá thành kết quả cụ thể phải do chính công chức phường thể hiện. Do đó nếu công chức phường chấp nhận thì sự tác động đó có hiệu quả và ngược lại. Chính vì thế mà cần sự tham gia chính bản thân công chức phường vào công tác tạo động lực.
3.1.2. Chiến lược phát triển tạo động lực cho công chức phường phường tại quận Đống Đa quận Đống Đa
tính chất lâu dài, cần được thực hiện thường xuyên; là giải pháp bền vững để thu hút, gìn giữ nhân tài cho tổ chức. Tạo động lực là các hoạt động nhằm mục đích thay đổi hành vi, thái độ của công chức phường theo hướng tích cực. Hành vi của công chức phường không thể thay trong một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có một quá trình liên tục, lâu dài. Bên cạnh đó, tạo động lực cho công chức phường đòi hỏi phải sử dụng đồng bộ các công cụ và chính sách đảm bảo chăm lo cho đời sống cho công chức phường cả về mặt vật chất và tinh thần.
Định hướng tạo động lực cho công chức phường trong thời gian tới của Quận sẽ hướng tới việc chăm lo cho công chức phường toàn diện cả về vật chất và tinh thần. Trong đó Quận tập trung vào thực hiện tốt một số mặt chính là: tạo cơ hội phát triển cho công chức phường, đào tạo Công chức phường để đáp ứng được yêu cầu công việc, bố trí sử dụng hợp lý công chức phường, xây dựng các chính sách đãi ngộ xứng đáng.
Quận quan tâm tới tạo điều kiện cho công chức phường thể hiện năng lực và tạo cơ hội phát triển cho công chức phường. Công tác đào tạo là một trong những nhiệm vụ cấp bách và ưu tiên hàng đầu.
Về bố trí, sử dụng nhân lực, Quận chú trọng xây dựng cơ chế để bố trí đúng người, đúng việc, sử dụng hợp lý công chức phường phù hợp với năng lực và sở trường của công chức phường; đồng thời xây dựng và thực hiện tốt chính sách sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh người tài. Quan điểm của Quận là người tài phải được phát hiện, ươm trồng, bồi dưỡng, trọng dụng vì sự phát triển bền vững của Quận. Bên cạnh đó ban Lãnh đạo cũng quyết tâm xây dựng một tập thể lãnh đạo đoàn kết, phát huy tốt nhất vai trò tập thể, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu và mỗi thành viên Ban lãnh đạo, hành động kiên quyết, kiên trì và sáng tạo, hợp tác, hỗ trợ, cùng nhau phấn đấu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ.