7. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Giải pháp cải thiện cơ sở vật chất, môi trường làm việc
Trong thời gian tới, Quận nên căn cứ vào bản mô tả công việc đã được hoàn thiện để tiến hành rà soát lại, xác định đối với từng chức danh công việc Công chức phường cần đuợc cung cấp những máy móc, trang thiết bị nào phục vụ cho công việc. Đặc biệt là đối với đối tượng công chức phường làm công tác chuyên môn kỹ thuật việc tại các tuyến đầu cần quan tâm hơn đến công tác bảo hộ, an toàn vệ sinh cho Công chức phường.
Với mối quan hệ khá tốt đẹp giữa Lãnh đạo và công chức phường trong Quận, tinh thần đoàn kết trong tập thể. Đây là một điều tự hào của Quận. Chính vì vậy, việc tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp này là cơ sở nâng cao động lực hữu hiệu đối với đội ngũ công công chức phường của Quận. Tuy nhiên, Công chức phường vẫn chưa đánh giá cao mức độ hài lòng. Để thúc đẩy được các mối quan hệ này ngày càng tốt đẹp, Quận cần có các chính sách thiết thực để duy trì mối quan hệ tốt đẹp này. Tại Quận, ngoài buổi gặp mặt chính thức giữa các cấp Lãnh đạo và công chức phường chỉ diễn ra một lần vào “Hội nghị Công chức phường” hàng năm thì Quận cũng thường tổ chức các buổi đối thoại dân chủ để toàn thể công chức phường Quận cùng nhau trao đổi tất cả những kinh nghiệm, kỹ năng, những mong muốn của bản thân đối với công việc, từ đó, Lãnh đạo Quận có thể hiểu rõ hơn những tâm tý, nguyện vọng chính đáng của Công chức phường, giúp thỏa mãn được phần nào những mong muốn của Công chức phường.
Lãnh đạo Quận cũng cần tăng cường đối thoại và đa dạng hóa các phương pháp đối thoại với công chức phường như: trong các buổi họp, trong các buổi khen thưởng, đi du lịch toàn Quận… Đồng thời, cũng cần tăng cường nội dung đối thoại: thường xuyên thông báo về tình hình của Quận, những thành tựu hay khó khăn, công chức phường trong Quận cần làm gì để thực hiện được mục tiêu chung của Quận… Biết và hiểu được tình hình Quận, mỗi thành viên trong Quận sẽ có ý thức, trách nhiệm hơn trong công việc của mình, cố gắng để đạt được mục tiêu chung. Đối thoại là phải từ cả hai phía, không đơn thuần chỉ từ phỉa Lãnh đạo Quận thông báo tình hình, Quận cần khuyến khích công chức phường mạnh dạn và thẳng thắn chỉ ra những tồn tại trong Quận và đưa ra các sáng kiến nhằm khắc phục và cải thiện tình hình. Lãnh đạo cần tiếp thu những đề xuất, những ý kiến hợp lý để có thể có những chính sách phù hợp nhất đối với Quận.
Lãnh đạo Quận cần thể hiện sự quan tâm kèm cặp và nhìn nhận đối với Công chức phường, tôn trọng Công chức phường, làm cho Công chức phường thấy họ được quan tâm. Sự quan tâm này có thể được thể hiện dưới dạng như: các lời khen ngợi, động viên, khuyến khích, thãm hỏi sức khỏe cá nhân và gia đình. Thường xuyên hỗ trợ, hướng dẫn công chức phường giúp họ hoàn thành tốt công việc, trao quyền tự chủ cho Công chức phường trong công việc, thể hiện sự tin tưởng đối với Công chức phường.
Thường xuyên tổ chức và duy trì tổ chức các phong trào thi đua, hội thi tay nghề giỏi hàng năm, thi đua giữa các Quận thành viên về chỉ tiêu kết quả hoạt động, thi đua an toàn trong sản xuất….để tạo không khí sôi nổi, kích thích sự ganh đua tích cực giữa những cá nhân Công chức phường, giữa các nhóm và tập thể. Bên cạnh đó, Quận cũng nên chú trọng hơn nữa trong việc thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm lo tới đời sống văn hóa tinh thần cho Công chức phường: Tổ chức tham quan du lịch, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, tổ chức các chương trình như chào mừng ngày 8/3, tết trung thu, tết thiếu nhi cho con em công chức phường, tổ chức thường xuyên các hoạt động từ thiện kêu gọi sự tham gia đông đảo của Công chức…
Tóm tắt Chương 3
Chương 3. Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức phường tại Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Căn cứ vào kết quả đánh giá thực trạng và định hướng phát triển và vai trò của thành ủy, quận ủy Đống Đa, chính quyền địa phương trong việc tạo động lực làm việc cho công chức phường phường tại quận Đống Đa. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức phường phường tại quận Đống Đa, gồm: Giải pháp cải thiện tài chính (lương, phụ cấp, khen thưởng), Giải pháp hoàn thiện, sắp xếp vị trí việc làm, Giải pháp nâng cao công tác
đào tạo, bồi dưỡng, Giải pháp hoàn thiện biện pháp đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, Giải pháp cải thiện cơ sở vật chất, môi trường làm việc.
KẾT LUẬN 1. Kết luận
Mỗi tổ chức đều có những mục tiêu nhất định nhưng đều hướng tới một đích chung là không ngừng phát triển và phát triển một cách bền vững. Con người là tài sản quý nhất của tổ chức, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức và cũng là bạn đồng hành của tổ chức trên con đường đi tới đích. Vì vậy nâng cao hiệu quả làm việc của Công chức phường thông qua các biện pháp tạo động lực công chức phường là một giải pháp tối ưu cho mỗi tổ chức trong xây dựng chiến lược phát triển của mình. Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội cũng đang nỗ lực thực hiện các chính sách nhằm phát triển nguồn công chức phường của Quận để đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh doanh đặt ra.
Với những nội dung đã nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý thuyết cũng như nghiên cứu điều tra thực tế tại Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội của luâòn văn đã được trình bày trên đây. Tác giả hy vọng có thể đưa ra một cái nhìn tổng quan về vai trò của tạo động lực và các giải pháp tạo động lực lao động thông qua hệ thống đãi ngộ, các nguyên tắc xây dựng hệ thống, và các biện pháp khích lệ tinh thần này một cách khoa học và hợp lý, từ đó lôi kéo Công chức phường phát huy cao nhất khả năng của họ, kết hợp thành một khối thống nhất để cùng đạt tới đích chung.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đánh giá thực trạng, tìm ra các ưu, nhược điểm, từ đó đề xuất một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức phường tại Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, góp phần duy trì và phát triển được nguồn công chức phường ổn định, khai thác và sử dụng nguồn lực này một cách có hiệu quả hơn, giảm thiểu sự chảy máu chất xám.
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ với những hạn chế về thời gian, nguồn lực cũng như những hỗ trợ nghiên cứu khác nên không thể tránh được những thiếu xót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, những nhà chuyên môn cùng các bạn để giúp tôi chỉnh sửa luận văn này hoàn thiện hơn nữa.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Nhà nước
Nhà nước sớm ổn định khung pháp lý, ban hành nhiều cơ chế chính sách quy định cho mối quan hệ công chức phường với công tác tạo động lực cho công chức phường.
Xây dựng chiến lược tầm vĩ mô về chỉ đạo, giám sát việc xây dựng quy hoạch NNL nói chung và công tác tạo động lực trong từng giai đoạn cụ thể.
Qua đó sớm thúc đẩy hình thành và phát triển một thị trường công chức phường theo đúng nghĩa của nó ở Việt Nam. Ngoài ra, Nhà nước cần thực hiện các chính sách,
các biện pháp cần thiết để kiềm chế lạm phát, để kiềm chế giá cả, nhằm giảm chi phí sinh hoạt, đảm bảo cuộc sống cho công chức phường để họ có thể yên tâm làm việc.
2.2. Đối với địa phương
Nâng cao năng lực quản lý về mọi mặt ở tầm vĩ mô đảm bảo sự phát triển bền vững cho các thành phần kinh tế
Cần tổ chức các hội nghị chuyên đề hàng năm về phát triển nguồn nhân lực nhằm trao đổi kinh nghiệm, xác định khó khăn và cách khắc phục để phát triển nguồn nhân lực.
PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA
PHIẾU PHỎNG VẤN
Xin kính chào các anh chị!
Trong chương trình nghiên cứu luận văn thực tập tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành quản lý công của mình, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC PHƯỜNG TẠI QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI”. Thực hiện đề tài này chúng tôi cần thu thập một số thông tin từ phía các Anh/Chị như đã thiết kế bởi các câu hỏi trong bản hỏi này. Những thông tin các Anh Chị cung cấp chỉ nhằm mục đích sử dụng để hoàn thành đề tài này và góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhân lực và tạo động lực làm việc cho công chức tốt hơn. Kính mong nhận được sự hợp tác của quý anh chị.
Xin trâng trọng cám ơn. Số phiếu:…
Phần I: Xin anh chị cho biết một vài thông tin cá nhân:
1. Giới tính của người được phỏng vấn : □Nữ □Nam
2. Xin cho biết anh/chị thuộc nhóm tuổi nào sau đây? □Dưới 30 □Từ 30-50 □Từ 51-60
3. Thời gian làm việc tại Quận Đống Đa?
□Dưới 5 năm □Từ 05-10 năm □Từ 10-15 năm □Trên 15 năm
4. Trình độ chuyên môn được đào tạo của anh/chị?
□PTTH □Trung cấp □Cao đẳng, Đại học □sau Đại học
Phần II: Xin anh (chị) cho biết mức độ đồng ý của mình về các phát biểu sau đây bằng cách chọn vào ô số thích hợp dưới đây. Thang điểm trong ô được quy định như sau:
Phủ nhận Không Không Đồng Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý ý kiến Ý Hoàn toàn
Nội dung 1 2 3 4 5 1. Khảo sát công tác tiền lương của công chức phường Quận
Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Rất hài lòng với mức thu nhập
Tiền lương được chi trả công bằng dựa trên KQTHCV Tiền lương nhận được đảm bảo công bằng bên ngoài Hình thức trả lương phù hợp
Xét tăng lương đúng quy định Mức tăng lương hợp lý
Các điều kiện xét tăng lương là phù hợp
2. Khảo sát công tác tiền thưởng của công chức phường Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Hài lòng với tiền thưởng được nhận Hình thức thưởng đa dạng và hợp lý
Mức thưởng hợp lý và có tác dụng khuyến khích. Điều kiện xét thưởng hợp lý
Công tác đánh giá xét thưởng công bằng Người được khen thưởng là phù hợp Khen thưởng đúng lúc và kịp thời
Nhận thấy rõ mối quan hệ giữa kết quả làm việc và phần thưởng tương xứng
3. Khảo sát về tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi của công chức
Mức thưởng hợp lý và có tác dụng khuyến khích Chế độ phúc lợi đầy đủ, hấp dẫn, công bằng
Việc bình chọn, đánh giá xét thưởng công khai, nghiêm túc
4.Khảo sát về môi trường và điều kiện làm việc của Công chức
Hài lòng với môi trường và điều kiện làm việc
Được trang bị đầy đủ dụng cụ và phương tiện để thực hiện công việc
Được cung cấp đầy đủ thiết bị BHLĐ đảm bảo tiêu chuẩn ATVSLĐ
Không khí tập thể vui vẻ, thoải mái, tin tưởng Đồng nghiệp thân thiện, hợp tác, đoàn kết
Lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện thuận lợi
Những đề xuất của tôi để nâng cao hiệu quả thực hiện công việc được Lãnh đạo quan tâm
5. Khảo sát về công tác đào tạo cho công chức
Rất hài lòng với công tác đào tạo Đối tượng cử đi đào tạo là chính xác
Nội dung đào tạo cung cấp những kiến thức kỹ năng phù hợp với mong đợi
Hình thức đào tạo đa dạng, phong phú Được tạo điều kiện để học tập
Kiến thức, kỹ năng được đào tạo giúp ích cho công việc hiện tại và tương lai
Hiệu quả chương trình đào tạo rất cao
Phần III:Nhận định chung và đề xuất
1. Anh chị đánh giá như thế nào về mức độ gắn bó với công việc của mình? Muốn gắn bó
Không muốn gắn bó Không có ý kiến
2.Anh chị đánh giá về công tác đánh giá thực hiện công việc như thế nào? Chưa phản ánh đúng kết quả Các tiêu thức đánh giá thiếu hợp lý Đánh giá chưa công bằng Phương pháp đánh giá chưa phù hợp
3.Đánh giá tổng quát, Anh (chị) đánh giá như thế nào về mức độ hài lòng với Công việc?
Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng
Hoàn toàn hài lòng
29. Anh (chị) mong muốn Quận Đống Đa thay đổi điều nào nhất dưới đây? Chính sách trả lương Vị trí và cách bố trí công việc Trang thiết bị phục vụ công việc Chính sách đào tạo
Khác:………
30. Nếu được đề xuất ý kiến lên lãnh đạo Quận Đống Đa thì những ý kiến anh (chị) sẽ đề xuất:
...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1.Phạm Nguyễn Cang, Phạm Nguyễn Cần (2004),“Quản lý con người”, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM.
2.Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
3.Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2009), Giáo trình Quản lý kinh doanh, NXB ĐHKTQD, Hà Nội.
4.Lê Thế Giới (chủ biên) (2007), Quản lý học, NXB Tài chính, Hà Nội .
5.Lê Thanh Hà (2009), Giáo trình Quản lý nhân lực, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
6.Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2002), Khoa học quản lý II, NXB Khoa học kỹ thuật
7.Nguyễn Hữu Thân (2007) Quản lý nhân sự, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. 8.Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Loan (2008), Phát triển kỹ năng quản lý, Nhà xuất bản tài chính.
9.Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Tấn Thịnh (2009), Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức, NXB Giáo dục Việt Nam.
10.Lương Văn Úc (2011), Giáo trình Tâm lý học lao động, NXB ĐHKTQD, Hà Nội.
11.Lê Đình Lý (2010), Chính sách tạo động lực cho công chức cấp xã (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An), Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân.
12.Phạm Đức Chính (2010), Mối quan hệ giữa động lực làm việc và sự hài lòng công việc của cán bộ, công chức ở Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia TP HCM
13.Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), giáo trình Động lực làm việc trong tổ chức hành chính nhà nước, Nxb Lao động.
14.Nguyễn Thị Hồng Hải (2014), “Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước”, đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước 2014.
15.Phạm Thùy Lynh (2018), Tạo động lực làm việc cho viên chức Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
16.Lý Thị Trúc Ly (2018), Tạo động lực làm việc đối với công chức cấp xã trên địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
17.Nguyễn Thị Thu Sương (2017), Tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
18.Nguyễn Thị Thùy Dung (2018), Động lực làm việc của công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
19.Nguyễn Xuân Dâng (2018), Động lực làm việc của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
20.Huỳnh Thị Hoài Như (2018), Tạo động lực làm việc cho công chức phường tại Quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện