Đối với công tác quản lý chi thường xuyên

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại PHÒNG tài CHÍNH – kế HOẠCH HUYỆN đại lộc, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 86 - 87)

- Các nguồn NS được giữ lại 100% cho NS xã bao gồm:

c. Đối với công tác quản lý chi thường xuyên

Những tồn tại, yếu kém trên lĩnh vực quản lý chi thường xuyên tập trung ở các vấn đề như: xây dựng định mức chi, lập dự toán chi, chấp hành dự toán và quyết toán các khoản chi thường xuyên.

Thứ nhất, công tác xây dựng định mức phân bổ chi, phân cấp tỷ lệ nguồn thu

- Đối với việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách: là đơn vị hành chính thuộc tỉnh nên huyện không có thẩm quyền ban hành các định mức phân bổ ngân sách, thẩm quyền này thuộc về HĐND và UBND tỉnh. Trong giai đoạn 2017-2019, căn cứ Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 08/12/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam và các Quyết định giao chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội hằng năm để làm cơ sở xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cho các cấp ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách. Tuy nhiên các định mức này cũng bộc lộ nhiều hạn chế, thể hiện:

+ Căn cứ để xây dựn g định mức chưa đủ cơ sở khoa học vững chắc, chưa thật sự bao quát toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều khi vẫn còn mang tính bình quân. Đối với khối huyện, thị trấn, xã các định mức phần lớn chỉ dựa trên tiêu chí dân số mà chưa xem xét đến điều kiện KT-XH và các yếu tố đặc thù của từng nơi. Một số nội dung chi không có định mức cụ thể là chỉ quy định một tỷ lệ % trên tổng chi thường xuyên (như chi SNKT được tính 12%/chi thường xuyên, chi khác ngân sách tính 2%/tổng chi thường xuyên …) không thật sự hợp lý mà thực chất là cân đối chung toàn tỉnh rồi phân bổ lại cho cấp huyện, huyện phân bổ lại cho cấp xã. Định mức chi QLHC cũng mang tính bình quân giữa các lĩnh vực QLNN, các tổ chức CT- XH, tổ chức xã hội nghề nghiệp là chưa phù hợp.

+ Định mức phân bổ chưa phù hợp với thực tiễn và thường lạc hậu khá xa so với nhu cầu. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở định mức chi hành chính, dẫn đến trong quá trình chấp hành dự toán các đơn vị sử dụng ngân sách gặp khó khăn, thường là các đơn vị có biên chế ít thì gặp khó khăn. Điều này cũng gây khó khăn trong công tác quản lý của Phòng Tài chính – Kế hoạch, phải xem xét bổ sung dự toán chi thường xuyên mới đảm bảo hoạt động của đơn vị dẫn đến chi hành chính thường xuyên vượt dự toán.

Thứ hai, công tác lập dự toán chi thường xuyên

- Quy trình lập dự toán chi thường xuyên theo quy định của Luật NSNN rất phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện qua nhiều bước. Hạn chế lớn nhất ở đây là trình độ xây dựng dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu, thường không đảm bảo quy định cả về căn cứ, nội dung, phương pháp, trình tự, hệ thống mẫu biểu, thời gian, phổ biến là lập cho có. Trong thực tế công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng tính hình thức thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống.

- Công tác lập, quyết định, phân bổ dự toán ngân sách còn chậm về thời gian theo quy định, thường là không đủ thời gian chuẩn bị do thời gian giữa kỳ họp HĐND tỉnh và HĐND huyện quá ngắn. Đối với cấp huyện công tác này không thực chất vì phải thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh giao.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại PHÒNG tài CHÍNH – kế HOẠCH HUYỆN đại lộc, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w