- Phương án phân bổ ngân sách cấp huyện thuộc tỉnh hoàn toàn phụ
3.2.1. Hoàn thiện kiểm soát lập dự toán chi NSNN
Lập dự toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý ngân sách cũng như làm cho ngân sách có tính ổn định, an toàn và hiệu quả, chất lượng của công tác quản lý ngân sách phụ thuộc rất nhiều vào công tác lập dự toán.
- Cần phân cấp công tác thu ngoài quốc doanh trên địa bàn cho cấp huyện và cho được hưởng 100% khoản thu này nhằm giảm trợ cấp cân đối ngân sách từ tỉnh về; Như vậy sẽ nâng cao vai trò quản lý nhà nước của cấp huyện trong việc quản lý và tạo được cơ chế thu hút vốn đầu tư tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó sẽ tạo ra nguồn thu cho địa phương và chủ động trong sử dụng nguồn thu.
- Phòng Tài chính kế hoạch huyện cần tích cực trong việc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vị mình quản lý, phối hợp với cơ quan thuế đồng cấp lập dự toán thu ngân sách nhà nước, dự kiến số thuế giá trị gia tăng theo chế độ cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Xây dựng dự toán chi ngân sách phải căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi tiêu, các chế độ chính sách của Nhà nước, giá cả thị trường hợp lý và khả năng khoản trợ cấp cân đối tỉnh giao. Thiết lập hệ thống định mức phân bổ chi ngân sách khoa học phù hợp với từng địa phương có thể định mức theo dân số hoặc số đầu mối quản lý. Phải thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục, thời gian xây dựng dự toán ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành quyết toán ngân sách. Nâng cao chất lượng lập dự toán để đảm bảo quy mô, cơ cấu các khoản chi hợp lý nhằm hạn chế lãng phí,
ỷ lại, bao cấp trong khâu lập dự toán, đồng thời tăng khả năng chấp hành ngân sách, tiết kiệm và hiệu quả chi ngân sách.
- Tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác lập dự toán chi NSNN. Cần có sự chỉ đạo thống nhất để đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả của các đơn vị dự toán. Đặc biệt, cần có sự phối hợp tốt của các cơ quan: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nước, Chi cục Thuế.
- Nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong công tác lập dự toán. Quán triệt, chấn chỉnh tư tưởng xem nhẹ tính quan trọng của việc lập dự toán đến thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
- Hoàn thiện quy trình lập dự toán NSNN huyện
+ Sau khi Sở Tài chính ban hành hướng dẫn lập dự toán chi NSNN, Phòng Tài chính – Kế hoạch cần xây dựng hướng dẫn dự toán chi NSNN huyện đầy đủ và kịp thời. Hướng dẫn dự toán phải bám sát yêu cầu của các văn bản của cấp trên và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Các bước trong quy trình phải nêu rõ nội dung, yêu cầu và thời điểm hoàn thành dự toán đối với các đơn vị dự toán.
+ Làm tốt khâu xem xét, điều chỉnh sai sót dự toán đối với các đợn trực thuộc.
- Tránh việc áp đặt chủ quan của cơ quan có thẩm quyền đối với đơn vị dự toán. Việc xây dựng dự toán của các đơn vị cần làm tốt công tác dự báo, phân tích tình hình tài chính ngân sách, sát với thực tiễn tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Xây dựng cơ cấu, định mức chi phù hợp với khả năng ngân sách, đảm bảo hợp lý, công bằng giữa các cơ quan,ban, ngành, đoàn thể, địa phương.
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan, cán bộ chuyên môn thực hiện yêu cầu lập dự toán ngân sách đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn lập dự toán hằng năm cho lãnh đạo và cán bộ xây dựng dự toán.
- Chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi theo mức độ cấp thiết để bố trí kinh phí ngân sách thực hiện trong năm NS, quán triệt chủ trương triệt để tiết kiệm ngay từ khâu lập dự toán.
- Đối với dự toán chi đầu tư phát triển phải căn cứ vào cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối các nguồn lực trong năm dự toán;
- Dự toán chi thường xuyên lập đúng với chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định phù hợp với nhiệm vụ được giao.