Chi ngân sách cấp huyện

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại PHÒNG tài CHÍNH – kế HOẠCH HUYỆN đại lộc, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 29 - 33)

b. Các nguồn thu và chi trong NSNN cấp huyện

1.1.2.3. Chi ngân sách cấp huyện

*Khái niệm:

Chi ngân sách nhà nước cấp huyện là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định [20].

- Chi ngân sách nhà nước cấp huyện là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, chi ngân sách nhà nước cấp huyện là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước.

Quá trình chi ngân sách nhà nước cấp huyện:

+ Quá trình phân phối: là quá trình cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng;

+ Quá trình sử dụng: là trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách nhà nước mà không phải trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng.

Nội dung chi ngân sách nhà nước cấp huyện NSNN cấp huyện là mắt xích trong hệ thống NSNN, gồm 2 nội dung chủ yếu về thu và chi ngân sách huyện như sau:

* Về thu ngân sách cấp huyện

- Các khoản thu ngân sách huyện hưởng 100%

- Các khoản thu của ngân sách huyện hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) - Bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Các khoản thu này theo quy định của pháp luật

* Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, gồm chi 2 lĩnh vực chính là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên:

- Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển của NSNN là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã tập trung vào NSNN để xây dưng cơ sở hạ tầng KT - XH, phát triển sản xuất và thực hiện dự trữ vật tư hàng hóa, nhằm thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế [20]. Chi đầu tư phát triển có các đặc điểm sau:

- Chi đầu tư phát triển của ngân sách là khoản chi tích lũy.

- Quy mô và cơ cấu chi đầu tư phát triển của NSNN không cố định và phụ thuộc vào chiến lược phát triển KT - XH của nhà nước trong từng thời kỳ và mức độ phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

- Chi đầu tư phát triển phải gắn chặt với chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Theo phân cấp, chi đầu tư phát triển cấp huyện gồm:

1) Sự nghiệp kinh tế: Đầu tư cơ sở hạ tầng các công trình giao thông; cơ sở hạ tầng nông lâm ngư nghiệp và thủy sản. Đầu tư các công trình, dự án khắc phục ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trong phạm vi một xã, thị trấn.

2) Sự nghiệp giáo dục và đào tạo: Đầu tư sơ sở hạ tầng các trường THCS, Tiểu học; Mầm non, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện.

3) Sự nghiệp Văn hóa - thể dục - thể thao: Đầu tư các nhà văn hóa, các trung tâm văn hóa thể thao, nhà thi đấu thể thao, nhà văn hóa thanh - thiếu niên cấp huyện; nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, khu dân cư, khu vui chơi cộng đồng. Đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích trên địa bàn. Đầu tư các công trình, dự án phục vụ hoạt động phát thanh, truyền hình cấp huyện, xã.

4) Sự nghiệp y tế: Đầu tư xây dựng bệnh viện, trung tâm y tế và hệ thống các trạm y tế trên địa bàn huyện.

5) Quản lý nhà nước: Cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính, đảng, đoàn thể huyện. Đầu tư xây dựng mới, cải tạo hạ tầng kĩ thuật và trụ sở làm việc các cơ quan hành chính, đảng, đoàn thể cấp xã; trụ sở hoặc nơi làm việc của công an và quân sự xã.

* Chi thường xuyên: Chi thường xuyên là một bộ phận của chi NSNN, nó phản ánh quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên về quản lý KT - XH của nhà nước [20].

- Chi thường xuyên của NSNN bao gồm các khoản chi có các lĩnh vực: sự nghiệp kinh tế; sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội; chi bộ máy QLNN; chi an ninh quốc phòng, chi chuyển giao… Cùng với quá trình phát triển KT –XH, các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước ngày càng tăng lên làm phong phú thêm nội dung chi thường xuyên của ngân sách. Chi thường xuyên có đặc điểm cơ bản đó là: đây là những khoản chi có tính chất liên tục; là những khoản chi mang tính chất tiêu dùng; phạm vi, mức độ chi thường xuyên phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và quy mô cung ứng

các hàng hóa công của nhà nước. Nếu bộ máy nhà nước quản lý gọn, nhẹ hoạt động có hiệu quả thì chi thường xuyên được giảm nhẹ và ngược lại. Ngoài ra còn có các nội dung chi khác như chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền vay, chi việc nợ, chi cho vay theo quy định của pháp luật, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới…

Theo phân cấp, chi thường xuyên ngân sách huyện bao gồm:

1) An ninh - Quốc phòng: Đảm bảo công tác an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

2) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo: Giáo dục mần non, tiểu học, trung học cơ sở công lập. Công tác dạy nghề, đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức chính trị do Trung tâm chính trị huyện mở và các hình thức bồi dưỡng đào tạo khác. 3) Sự nghiệp y tế và dân số KHHGĐ: Các hoạt động về công tác y tế (vệ sinh phòng bệnh dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm) kế hoạch hóa gia đình và trẻ em theo phân cấp.

4) Sự nghiệp môi trường: Đảm bảo kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.

5) Sự nghiệp Văn hóa, thể thao, du lịch: Đảm bảo duy trì hoạt động văn hóa thông tin trên địa bàn huyện. Quản lý bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa theo phân cấp của thành phố, đảm bảo hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn huyện. Bồi dưỡng, huấn luyện vận động viên các đội tuyển cấp huyện trong thời gian tập trung thi thi đấu, hoạt động của các trung tâm thể dục thể thao do huyện quản lý.

6) Sự nghiệp truyền thanh: Các hoạt động của Đài truyền thanh và công tác thông tin tuyên truyền.

7) Sự nghiệp xã hội: chính sách xã hội cho các đối tượng người có công, chế độ bảo trợ xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác theo phân cấp.

8) Sự nghiệp kinh tế:

- Sự nghiệp giao thông: Quản lý, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa, nâng cấp đường giao thông và các công trình giao thông do huyện quản lý theo phân cấp.

- Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và thủy lợi do huyện quản lý; chuyển đổi cơ cấu kinh tế phục vụ phát triển mô hình nông thôn mới; chi bảo vệ, phòng chống cháy rừng, phòng chống lụt bão và các nhiệm vụ khác về nông - lâm - ngư nghiệp theo phân cấp của tỉnh.

- Hoạt động hệ thống các chợ, các trung tâm thương mại do cấp huyện quản lý theo phân cấp.

9) Quản lý nhà nước: Đảm bảo kinh phí hoạt động cho hệ thống quản lý nhà nước trên địa bàn huyện.

10) Chi mua sắm tài sản cố định: Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các đơn vị.

11) Chi khác ngân sách.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại PHÒNG tài CHÍNH – kế HOẠCH HUYỆN đại lộc, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w