- Đối với chi thường xuyên:
d. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý chi NSNN
3.3.2. Đối với tỉnh Quảng Nam
Nhằm tạo điều kiện để các đơn vị chức năng hoàn thành nhiệm vụ, chính quyền tỉnh cần hỗ trợ trên các phương diện sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh phân cấp nguồn thu để quận có cơ cấu nguồn thu bền vững, chủ động cân đối được ngân sách cho chi thường xuyên và dành phần thích đáng cho chi đầu tư phát triển. Tính toán tỷ lệ điều tiết ngân sách các cấp theo hướng đảm bảo toàn bộ khối phường tự cân đối được ngân sách, hạn chế tối đa trợ cấp cân đối bổ sung; tính toán phân cấp nguồn vốn đầu tư phải phù hợp với nhiệm vụ chi đầu tư.
Thứ hai, mạnh dạn phân cấp cho Huyện được quản lý thu đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, không phân biệt quy mô và loại hình (trừ các doanh nghiệp có yếu tố xuất khẩu)
Thứ ba, phân định rõ nhiệm vụ chi giữa các cấp, trên cơ sở định mức phân bổ được giao. Đồng thời cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp, chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giao thông, sự nghiệp kiến thiết thị chính, sự nghiệp bảo vệ môi trường, định mức phân bổ chi thường xuyên của cấp phường, định mức phân bổ chi hành chính cho một biên chế để tạo động lực thực hiện khoán chi hành chính.
Thứ tư, Do định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho ngân sách cấp Huyện thường ổn định trong thời gian 5 năm, theo thời kỳ ổn định ngân sách địa phương cụ thể. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế hiện nay có nhiều biến động, giá cả trên thị trường tăng nhanh gây khó khăn trong kế hoạch chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách. Ngoài định mức phân bổ dự toán cụ thể, hàng năm UBND tỉnh thường rà soát, trình HĐND tỉnh xét hỗ trợ, bổ sung kinh phí cho ngân sách cấp Huyện để giảm bớt khó khăn cho địa phương. Vì vậy, UBND thành phố nên quy định bổ sung tiêu chí về hệ số trượt giá trong tính toán phân bổ dự toán hàng năm để đảm bảo công bằng và chủ động trong điều hành ngân sách của các địa phương
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng kiểm soát lập, chấp hành và quyết toán chi NSNN tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đại Lộc giai đoạn 2017- 2019, với những tồn tại hạn chế và nguyên nhân đã nêu ở Chương 2, Chương 3 của luận văn trình bày giải pháp hoàn thiện quản lý chi Ngân sách Nhà nước huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam và đưa ra một số kiến nghị:
- Trên cơ sở tổng hợp lý luận và thực tiễn công tác Quản lý chi NSNN cấp huyện và điều kiện cụ thể tại huyện Đại Lộc trong giai đoạn 2017 – 2019, Luận văn đã nêu quan điểm, mục tiêu, định hướng về quản lý chi Ngân sách Nhà nước huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam bao gồm: quan điểm hoàn thiện
công tác quản lý chi NSNN; mục tiêu hoàn thiện quản lý chi NSNN; định hướng hoàn thiện quản lý chi NSNN.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, thành công và hạn chế, tồn tại trong Chương 2, Luận văn đã xây dựng 4 giải pháp cơ bản để hoàn thiện kiểm soát chi NSNN huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam: (1) Hoàn thiện kiểm soát lập dự toán chi NSNN; (2) Hoàn thiện kiểm soát chấp hành dự toán chi NSNN; (3) Hoàn thiện kiểm soát quyết toán chi NSNN; (4) Giải pháp khác là hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý chi NSNN; hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục Thuế và Kho bạc Nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý chi NSNN.
KẾT LUẬN
NSNN nói chung và ngân sách huyện nói riêng là một trong những công cụ của chính sách tài chính nhà nước và địa phương để quản lý kinh tế vĩ mô nhằm đáp ứng những mục tiêu ổn định kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy tăng cường quản lý NSNN có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng. Thông qua ngân sách, Nhà nước huy động các nguồn lực của xã hội, phân phối và sử dụng cho nhu cầu phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội , đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước. Vì vậy, việc củng cố,
hoàn thiện kiểm soát chi là yếu tố quan trọng quyết định thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước Việt Nam nói chung và của huyện Đại Lộc nói riêng trong thời kỳ mới.
Luận văn đã căn cứ vào cơ sở khoa học, luật và các văn bản dưới luật để hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi NSNN cấp huyện.Từ các dữ liệu liên quan đến công tác kiểm soát chi NSNN huyện Đại Lộc trong giai đoạn 2017-2019, Luận văn trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN huyện Đại Lộc để chỉ ra ảnh hưởng của các nhân tố này đến kiểm soát chi NSNN huyện Đại Lộc; phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát chi NSNN huyện Đại Lộc; từ đó, tìm ra những thành công và hạn chế, tồn tại cũng như nguyên nhân của nó để đề xuất những giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi NSNN tại Phòng Tài chính – Kế hoạch.
Từ những thực trạng, quan điểm, mục tiêu, định hướng về kiểm soát chi NSNN huyện Đại Lộc, Luận văn đã xây dựng các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi NSNN huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam xoay quanh 03 nội dung của kiểm soát chi NSNN cấp huyện gồm gồm: kiểm soát lập dự toán, kiểm soát chấp hành dự toán, kiểm soát quyết toán chi NSNN. Tác giả cũng đề xuất thêm các giải pháp khác như: hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý chi NSNN; hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục Thuế và Kho bạc nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý chi NSNN.
Kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng là tài liệu tham khảo có ích đối với các tổ chức, cá nhân đang thi hành nhiệm vụ hoặc quan tâm đến công tác kiểm soát chi NSNN tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
[1] Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
[2] Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số 220/2015/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở tài chính thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và phòng tài chính - kế hoạch thuộc ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
[3] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 342/2016/TT-BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định thi hành một số điều Luật Ngân sách Nhà nước.
[4] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 343/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện công khai Ngân sách Nhà nước đối với các cấp ngân sách.
[5] Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 137/2017/TT-BTC quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo, và tổng hợp quyết toán năm.
[6] Bùi Thị Hồng (2016), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ trường Đại Học Lạc Hồng.
[7] Chi cục thống kế huyện Đại Lộc, Niên giám thống kê 2017, 2018, 2019 Huyện Đại Lộc.
[8] Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước.
[10] Chính phủ (2017), Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23/3/2017 về ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - Ngân sách Nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm.
[11] Dương Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan (2009), Giáo trình quản lý tài chính công, Học viện Tài chính, Hà Nội.
[12] Đặng Thị Kiều Trinh (2017), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[13] Hội đồng nhân dân huyện Đại Lộc (2019), Nghị quyết về Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2020 - 2025, Đại Lộc.
[14] Lê Viết Bảy (2018), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp huyện, Đại Lộc.
[15] Phạm Tấn Vinh (2012), Giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng.
[16] Phan Duy Hưng (2017), Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển, trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[17] Phan Thị Hiếu (2015), Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắc Nông, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng.
[21] Thủ tướng Chính phủ (2018), Chỉ thị về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về Ngân sách Nhà nước, Hà Nội.
[22] UBND huyện Đại Lộc (2017, 2018, 2019), Báo cáo dự toán, quyết toán thu, chi NSNN, Đại Lộc
[23] UBND huyện Đại Lộc (2017, 2018, 2019), Báo cáo phát triển KTXH của huyện Đại Lộc.
[24] UBND huyện Đại Lộc (2019), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Đại Lộc đến năm 2025.
[25] Vũ Văn Hóa, Lê Văn Hưng (2009), Giáo trình tài chính công,