- Các nguồn NS được giữ lại 100% cho NS xã bao gồm:
b. Chấp hành dự toán chi đầu tư phát triển
Bảng 2.11. Chi đầu tư phát triển huyện Đại Lộc giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị tính: triệu đồng
Stt Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Chi xây dựng cơ bản 125.480 216.854 197.595
Nguồn: Phòng TCKH huyện Đại Lộc Chi đầu tư phát triển của huyện gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi hỗ trợ phát triển sản xuất, chi các chương trình mục tiêu quốc gia … Trong giai đoạn 2017 – 2019 tổng chi xây dựng cơ bản là 539.929 triệu đồng, biến động không đều qua các năm. Nguyên nhân do năm 2018 trên địa bàn huyện có 02 xã và năm 2019 có 02 xã về đích Chương trình nông thôn mới do vậy kinh phí ngân sách hỗ trợ để đáp ứng được các tiêu chí về đích. Bên cạnh đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ thực hiện đầu tư các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nằm trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2017-2020 như: Cầu Khe Gai, Đường tránh Phía tây thị trấn Ái Nghĩa, Cầu Xuân Nam…
Nguồn chi xây dựng cơ bản có vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Chính các công trình được xây dựng từ nguồn chi đầu tư xây dựng cơ bản đã giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
Để triển khai chấp hành dự toán chi đầu tư phát triển có hiệu quả, huyện luôn dựa vào các nguyên tắc nhất định.
- Đối với nguyên tắc quản lý cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng: Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của từng địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.
Huyện tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư tháo gỡ các vướng mắc khó khăn, chủ động giúp các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Đối với các các dự án đầu tư khi chưa xác định rõ nguồn vốn đầu tư huyện không phê duyệt nhằm tránh nợ, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư XDCB.
Thực hiện nghiêm Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí. - Đối với nguyên tắc quản lý, thanh toán vốn đầu tư:
Huyện luôn chú trọng quản lý sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành đúng quy định về quản lý tài chính đầu tư và xây dựng.
Yêu cầu chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư.
Chỉ đạo chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nước.
Phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện công tác quản lý tài chính vốn đầu tư về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư theo quy định của pháp luật.
Kho bạc Nhà nước huyện thực hiện việc kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng quy định cho các dự án khi có đủ điều kiện thanh toán vốn.
- Nguyên tắc tạm ứng vốn:
Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp cho các công việc cần thiết để triển khai thực hiện hợp đồng hoặc các công việc không thông qua hợp đồng. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theo đúng quy định và phải được quy định rõ trong hợp đồng.
Việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt
mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng. Căn cứ vào nhu cầu tạm ứng vốn chủ đầu tư có thể được tạm ứng vốn một lần hoặc nhiều lần cho một hợp đồng nhưng không vượt mức vốn tạm ứng theo quy định của hợp đồng và mức vốn tạm ứng quy định; trường hợp kế hoạch vốn bố trí trong năm không đủ mức vốn tạm ứng theo hợp đồng (hoặc dự toán được duyệt) thì chủ đầu tư được tạm ứng tiếp trong kế hoạch năm sau.
Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và có trách nhiệm hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng theo quy định.