Nội dung chương trình Chính tả tiếng Việt lớp 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chính tả tiếng việt cho học sinh lớp 2 khmer huyện tri tôn, tỉnh an giang (Trang 26 - 45)

9. Cấu trúc đề tài

1.2.1. Nội dung chương trình Chính tả tiếng Việt lớp 2

Chương trình phân môn CT TV ở lớp 2 được bố trí trong cả hai học kì với thời lượng là 62 bài và 62 tiết. Học kì 1 với thời lượng 32 tiết trong 16 tuần, có 14 tiết CT tập chép và 14 tiết CT nghe viết. Học kì 2 tổng số tiết là 30 tiết trong 15 tuần. Trong đó, có 7 tiết CT tập - chép và 23 tiết CT nghe - viết. Trong tuần tiết CT thứ nhất sẽ sau tiết tập đọc thứ nhất và tiết kể chuyện, tiết CT thứ hai sẽ sau tiết tập đọc thứ hai. Các dạng bài tập - chép và nghe - viết được sắp xếp đan xen với nhau trong các tuần học. Do kĩ năng viết lớp 2 chưa vững nên chưa có hình thức bài tập nhớ - viết.

Nội dung chương trình CT TV lớp 2 chủ yếu cho HS thực hành qua các hình thức viết: CT đoạn - bài; CT âm - vần. Đối với dạng bài CT đoạn - bài HS được thực hành rèn luyện (nhìn viết hoặc nghe viết) mỗi bài trên dưới 50 tiếng, thông qua đó rèn kĩ năng viết CT, kĩ năng nghe cho HS. Còn riêng đối với CT âm - vần HS được luyện viết các tiếng (chữ) có âm, vần dễ viết sai do không nắm quy tắc chữ quốc ngữ (c/k, g/gh, ng/ngh, ia/ya, iê/yê,…) hoặc do ảnh hưởng cách phát âm phương ngữ (l/n, tr/ch, s/x, r/d/gi). Bên cạnh vấn đề viết, HS còn được củng cố khả năng CT thông qua các dạng bài tập áp dụng chung cho toàn quốc và bài tập lựa chọn cho các vùng phương ngữ khác nhau. Các dạng bài tập xoay quanh các nội dung luyện phát âm, gọi tên và ghi tên các đồ vật, sự vật, làm quen với các kiểu câu, loại câu thông dụng. Ngoài hai hình thức CT nói trên, phân môn CT lớp 2 còn một số bài tập nhằm giúp HS thuộc lòng bảng chữ cái và bước đầu biết áp dụng những hiểu biết về bảng chữ cái vào một số công việc phục vụ đời sống, học tập như: xếp tên người theo trật tự bảng chữ cái, lập danh sách HS…

Về yêu cầu cần đạt của chương trình CT lớp 2 được chia làm ba giai đoạn.

- Giai đoạn 1:

+ Bước đầu viết đúng các chữ mở đầu bằng c/k, g/gh, ng/ngh.

+ Bước đầu viết đúng một số cặp từ dễ lẫn âm đầu (l/n, s/x, d/gi/r, tr/ch,…) vần (an/ang, ăn/ăng, ân/âng, ai/ay, uôn/uông,…), thanh (?/~) do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

+ Bước đầu biết viết hoa chữ cái mở đầu câu, viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.

+ Nhìn - viết, nghe - viết bài CT có độ dài khoảng 50 chữ, tốc độ 35 chữ/15 phút, trình bày sạch sẽ, mắc không quá 5 lỗi.

- Giai đoạn 2:

+ Viết đúng các chữ mở đầu bằng c/k, g/gh,ng/ngh.

+ Viết đúng một số cặp từ dễ lẫn âm đầu (l/n, s/x, d/gi/r, tr/ch,…) vần(ươn/ương, et/ec, ao/au,…), thanh (?/~, ~/. ,...) do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

+ Bước đầu biết viết hoa chữ cái mở đầu câu, viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.

+ Nhìn - viết, nghe - viết bài CT có độ dài khoảng 50 chữ, tốc độ 40 chữ/15 phút, trình bày sạch sẽ, mắc không quá 5 lỗi.

- Giai đoạn 3:

+ Tiếp tục thực hành viết đúng các chữ mở đầu bằng c/k, g/gh,ng/ngh; Viết được một số chữ ghi tiếng có vần khó (uynh, uơ, uyu, oay, oăm,…).

+ Tiếp tục viết đúng một số cặp từ dễ lẫn âm đầu (l/n, s/x, d/gi/r, tr/ch, d/gi/r…) vần (iêt/iêc, uôt/uôc, ưc/ưt, ut/uc,…), thanh (?/~) do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

+ Tiếp tục thực hành viết hoa chữ cái mở đầu câu, viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.

+ Nhìn - viết, nghe - viết bài CT có độ dài khoảng 50 chữ, tốc độ 55 chữ/15 phút, trình bày sạch sẽ, mắc không quá 5 lỗi.

Tất cả nội dung của một môn học được xác định trên cơ sở chương trình của môn học đó và được chuẩn hóa thành những kiến thức và kĩ năng cụ thể. Về yêu cầu đánh giá ở phân môn CT lớp 2 tập trung vào một số nội dung sau:

- Viết đúng CT các chữ mở đầu bằng c, k, q, g, gh, ng, ngh, gi; các chữ có vần khó: oay, oam, oao, oăc, oăm, oen, oet.

- Viết hoa theo quy tắc trong một số trường hợp: + Viết hoa chữ cái đầu câu.

+ Viết hoa tên riêng người và tên riêng địa lí Việt Nam. - Viết CT theo yêu cầu:

+ Nhìn - viết, nghe - viết bài CT có độ dài khoảng 50 chữ, tốc độ 50 chữ/ 15 phút, trình bày sạch sẽ, đúng quy định, mắc không quá 5 lỗi.

+ Tập phát hiện và sửa một số lỗi dễ nhận biết trong bài viết. + Tập trình bày bài viết sạch và đúng yêu cầu.

1.2.2. Thực trạng dạy học Chính tả tiếng Việt cho học sinh lớp 2 dân tộc Khmer huyện Tri Tôn, An Giang

1.2.2.1. Khảo sát việc dạy và học Chính tả tiếng Việt của học sinh lớp 2 dân tộc Khmer

a) Mục đích khảo sát

Để có sơ cở nhìn nhận, đánh giá khách quan lỗi CT TV của HS lớp 2 dân tộc Khmer huyện Tri Tôn, An Giang chúng tôi tiến hành khảo sát nhằm:

- Tìm hiểu thực trạng mắc lỗi CT TV của HS lớp 2 dân tộc Khmer huyện Tri Tôn, An Giang.

- Đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng lỗi CT TV của HS lớp 2 dân tộc Khmer huyện Tri Tôn, An Giang.

- Đề xuất các biện pháp khắc phục lỗi CT TV của HS lớp 2 dân tộc Khmer huyện Tri Tôn, An Giang.

b) Phạm vi và đối tượng khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát ở 6 trường TH có số lượng đông HSDT Khmer trên địa bàn huyện Tri Tôn. Cụ thể, ở xã Ô Lâm chúng tôi chọn 2 trường, trường TH A Ô Lâm, trường TH B Ô Lâm, đây là 2 trường có đông HSDT Khmer nhất trong cùng một lớp học ở huyện. Ở trung tâm huyện, chúng tôi chọn trường TH A Núi Tô và trường TH B Núi Tô. Ở khu vực vùng ven của huyện, chúng tôi chọn xã Cô Tô 2 trường đó là: trường TH A Cô Tô, trường TH B Cô Tô.

Đối tượng khảo sát bao gồm 27 GV và 701 HS ở khối lớp 2 của các trường chúng tôi nghiên cứu.

c) Nội dung khảo sát

- Dự giờ GV: Chúng tôi xin dự giờ quan sát tiến trình dạy và học của giáo viên và học sinh, không đánh giá tiết dạy. Chúng tôi dự giờ 6 trường, mỗi trường một lớp với 2 tiết CT: 1 tiết CT tập - chép, 1 tiết CT nghe - viết.

- Khảo sát phiếu: Chúng tôi thiết kế phiếu khảo sát GV và HS theo nguyên tắc khách quan, dễ hiểu, rõ nghĩa.

1.2.2.2. Kết quả khảo sát a) Học sinh

- Về thái độ học tập của học sinh

HS Khmer có những điểm tương đối khác biệt về nhận thức và quá trình phát triển tâm lí, cho nên có những khác biệt nhất định về thái độ học tập TV nói chung và thái độ học tập trong phân môn CT nói riêng.

Qua khảo sát 701 HS ở các trường TH trên địa bàn huyện Tri Tôn, chúng tôi thu được bảng kết quả về ý kiến của HS trong việc học TV như sau:

Bảng 1.1. Ý kiến của học sinh về việc học tiếng Việt

Câu hỏi Phân loại Số

lượng Tỉ lệ % Thường xuyên 169 24,1 Thỉnh thoảng 146 20,8 Em có thường nói TV không? Rất ít khi 386 55,1 Đọc chữ 182 26,0 Nói chuyện 421 60,1 Nghe người khác nói chuyện 51 7,3 Em dùng TV để là gì? Xem TV 47 6,7 Trong lớp học 210 30,0 Ở nhà 288 41,0

Em thường nói TV ở đâu?

Trong lớp và ở nhà 298 29,0

TV 41 5,9

Tiếng Khmer 605 86,3

Ở nhà, em nói chuyện với

ba mẹ bằng tiếng gì? TV và tiếng Khmer

55 7,8

Rất khó 266 37,9 Theo em, học TV có khó

không?

Dễ 212 30,3 Có 684 97,6 Theo em, HS Khmer có

cần học TV không? Không 17 2,4 Rất thích 16 2,3 Thích 445 63,5 Hơi thích 144 20,5 HS có thích học CT không? Không thích 96 13,7 Rất khó 230 32,8 Khó 263 37,5 Hơi khó 159 22,7 Theo em môn CT có khó học? Không khó 49 7,0 Thích thú, phát biểu tích cực 267 38,2 Bình thường 222 31,6 Trong giờ học CT, em cảm thấy thế nào? Chán và buồn ngủ 212 30,2 Tập chép 625 89,1

Em thích viết kiểu bài CT

nào? Nghe - viết 76 10,9

cần viết đúng CT TV không?

Không 11 1,6

Từ kết quả khảo sát thái độ học tập của HS cho thấy, đa số HS Khmer lớp 2 có hứng thú đối với việc học tập TV. Với câu hỏi Em có thích

học TV không ? được đưa ra nhằm thăm do thái độ học tập của HS Khmer và

cũng nhằm đo lường chất lượng giảng dạy TV của GV. Số liệu cho thấy, có 71% HS Khmer trả lời thích học TV; chỉ có 9,7% HS trả lời hơi thích đối với môn học. Điều này cho thấy vẫn có một số HS chưa có thái độ yêu thích đối với việc học TV. Đa số HS Khmer TH thích học TV là phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Khả năng học tập và thái độ học tập trong trường hợp này không tỉ lệ thuận với nhau. Mặc dù HS học TV vẫn còn yếu nhưng đa số các em yêu thích đối với môn học này. Điều này chứng tỏ những cố gắng của ngành trong những năm qua nhằm cải thiện và nâng cao năng lực học TV của HS đã phần nào mang lại kết quả. HS Khmer thích học TV sẽ là động lực giúp đội ngũ GV phấn đấu nhiều hơn trong DH TV cho HS Khmer nói chung và DH CT TV nói riêng. Cũng nói thêm rằng, GV tại các trường TH được khảo sát rất quan tâm, yêu thương, tận tình dạy dỗ cho HS, nhất là HS Khmer. Sự yêu thích TV một phần nào đó là do xuất phát từ tình cảm của GV giành cho HS. Điều này rất dễ nhận thấy khi tiếp xúc với bất kì HS Khmer nào.

Câu hỏi Em có thường nói TV không? Kết quả thu được là: 146 HS (chiếm 20,8%) trả lời thường xuyên nói TV, trong khi đó có đến 386 HS (chiếm 55,1%) cho biết các em rất ít khi nói TV. Điều này cho thấy HS Khmer rất hạn chế sử dụng TV trong các lĩnh vực giao tiếp. Với câu hỏi Em

(chủ yếu trong lớp học); 60,1% HS dùng TV trong việc nói chuyện và một tỉ lệ rất ít (chiếm 6,7%) sử dụng để xem TV. Điều này cho thấy môi trường vận dụng TV của HS nhìn chung còn chưa đa đạng, khả năng tiếp xúc với TV của HS cũng tương đối giới hạn bởi chưa có nhiều hoạt động có sự tham gia của TV. Có 64,8% HS cho biết HS chủ yếu sử dụng TV trong các hoạt động học tập ở lớp, trong khi đó, chỉ có 17,1% HS sử dụng TV ở nhà và một số ít (chiếm 18,1%) HS sử dụng TV ở cả hai phạm vi trường học và gia đình. Số liệu cũng cho thấy, tỉ lệ HS sử dụng tiếng Khmer để giao tiếp với bố mẹ rất cao (chiếm 86,3%), tỉ lệ sử dụng TV để giáo tiếp với người thân trong gia đình rất hạn chế (chỉ chiếm 5,9%).

Khi được hỏi Theo em, học TV có khó không? Kết quả thu được là:

30,3% HS trả lời TV dễ học; 31,8% HS cho rằng TV tương đối khó học và; 37,9% HS cho rằng TV rất khó học.

Kết quả thống kê cũng cho thấy, 97,6% HS cho rằng HS Khmer nên học TV, trong khi đó chỉ có 2,4% HS cho rằng không nên học TV. Điều này cho thấy vẫn còn một số HS chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học TV.

Khảo sát thái độ ưa thích đối với phân môn CT cho thấy, 63,5% HS thích học CT; 13,7% HS không thích học vì HS cho rằng môn CT rất khó học (chiếm 32,8%), 37,5% HS cho rằng môn CT khó học và chỉ có 7% ý kiến cho rằng môn CT không khó. Khi được hỏi Trong giờ học CT, em cảm thấy thế

nào? Có đến 30,2% HS cảm thấy chán và buồn ngủ khi học tiết CT; 31,6%

HS cảm thấy bình thường và; 38,2% HS thích thú và phát biểu tích cực trong tiết CT. Trong 701 HS được khảo sát, có 625 HS (chiếm 89,1%) thích viết kiểu bài CT tập chép, trong khi đó chỉ có 10,9% HS thích viết kiểu bài CT nghe viết. Điều này cho thấy đối với HS Khmer, vấn đề viết CT kiểu bài nghe - viết nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn đối với các em. Kết quả khảo sát

cho thấy, 98,4% HS nhận thức đúng đắn về vai trò của phân môn CT đối với việc học tập TV ở nhà trường, trong khi đó, vẫn còn 1,6% HS chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của phân môn CT đối với việc học nói chung.

- Về kết quả học tập của học sinh

Để đánh giá năng lực học tập CT của HS, chúng tôi tiến hành cho 701 HS làm 2 bài kiểm tra sau các tiết học CT. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiến hành xem, chấm vở CT để kiểm tra năng lực viết CT của HS.

Bảng 1.2. Kết quả học tập phân môn Chính tả của học sinh

Số lượng Viết chữ đúng nét Viết đúng CT Nắm rõ các quy tắc CT Làm được các bài tập CT Vận dụng đúng quy tắt 701 16,5% 36,2% 9,0% 34,8% 14%

Bảng 1.2 thể hiện kết quả học tập phân môn CT của HS lớp 2 dân tộc Khmer ở một số trường TH trên địa bàn huyện Tri Tôn, An Giang. Kết quả được đánh giá thông qua các tiết dự giờ, các bài kiểm tra CT dành cho HS. Nội dung kiểm tra bao gồm: khả năng viết chữ đúng nét của HS, viết đúng CT (qua kiểm tra vở và bài kiểm tra), khả năng nắm rõ các quy tắc CT của HS cũng như việc vận dụng các quy tắc CT trong các bài tập CT nói chung.

Kết quả khảo sát cho thấy, có 16,5% HS viết đúng các nét chữ. Đây là một con số khá khiêm tốn, cho thấy đa số HS còn hạn chế nhiều về chữ viết. Điều này thật sự rất đánh lo ngại, bởi lớp 2 là lớp học nền tảng hình thành năng lực viết chữ cho HS. Chữ viết và CT có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chữ viết ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực viết đúng CT của HS. Kết quả này

đã phần nào nói lên sự yếu kém rất đáng quan ngại trong năng lực viết của HS nói chung.

Có 36,2% HS viết đúng CT trong tổng số HS được khảo sát. Kết quả này được tổng hợp thông qua việc đánh giá các bài viết CT hàng tuần của HS và kết quả làm bài kiểm tra trên giấy của các em. Năng lực viết đúng CT của HS còn khá thấp đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học TV nói chung của các em. Năng lực viết đúng CT được đánh giá khi HS thường xuyên có những bài viết CT sai dưới 5 lỗi trên một bài. Từ đó có thể nhận thấy HS lớp 2 dân tộc Khmer viết sai khá nhiều lỗi CT. Đa phần HS luôn có lỗi sai trong các bài viết CT. Có rất ít HS không mắc lỗi nào khi viết CT.

Đánh giá năng lực nắm vững các quy tắc CT của HS cho thấy, có 9,0% HS nhớ và thực hiện đúng các quy tắc CT. Khả năng này được thể hiện qua việc HS thực hiện đúng các bài tập CT và thông qua kết quả phỏng vấn miệng. Đa số HS nắm và nhớ được một số quy tắc CT đơn giản và dễ quên các quy tắc phức tạp. HS hay nhầm lẫn và viết sai các quy tắc về âm vần, dẫn đến sai nhiều lỗi CT. Một bộ phận không nhỏ HS nắm tương đối tốt các quy tắc CT nhưng vẫn còn khá chậm và dễ quên, dẫn đến còn lúng túng trong việc vận dụng các quy tắc.

34,8% HS trong tổng số HS được khảo sát làm tốt các bài tập CT về âm vần. Kết quả này được đánh giá thông qua việc đánh giá vở bài tập TV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chính tả tiếng việt cho học sinh lớp 2 khmer huyện tri tôn, tỉnh an giang (Trang 26 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)