9. Cấu trúc đề tài
2.2.1. Tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt để dạy học chính tả
2.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa
Giao tiếp là chức năng chủ yếu của ngôn ngữ nên chữ viết và CT cũng thực hiện chức năng giao tiếp dưới dạng thức viết. Rèn kĩ năng viết đúng CT cho HS nói riêng hay kĩ năng sử dụng TV nói chung đều nhằm mục đích cuối cùng là hình thành năng lực giao tiếp hiệu quả cho HS. Các lỗi CT trong quá trình nói và viết gây một cản trở nhất định cho quá trình giao tiếp bởi nó làm sai lệch nội dung và mục đích giao tiếp. Sự thành thạo trong ngôn ngữ lời nói và chữ viết là mấu chốt quan trọng quyết định sự phát triển việc đọc hiểu và lĩnh hội tri thức và trình bày ý kiến. PP giao tiếp trong DH CT phát hiện và khắc phục lỗi CT cá biệt hoặc lỗi CT do phát âm địa phương cũng như các loại lỗi gây cản trở quá trình giao tiếp. Môi trường giao tiếp TV là một trong những yếu tố cơ bản, nồng cốt quyết định đến việc thực hành rèn luyện các kĩ năng sử dụng TV của HS, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả sử dụng TV của HS. HSDT Khmer có thể sử dụng được TV như một ngôn ngữ giao tiếp lâu dài và hiệu quả, nhất thiết cần tạo lập môi trường giao tiếp thường xuyên và gần gũi. HSDT Khmer chủ yếu sống trong môi trường thuần tiếng Khmer, những gì các em học được ở trường hầu như ít có điều kiện vận dụng và luyện tập thường xuyên. Vì thế, việc tạo ra môi trường để các em được rèn luyện kĩ năng sử dụng TV là vô cùng cần thiết. Môi trường giao tiếp TV tạo điều kiện cho HS tham gia và thường xuyên sử dụng TV với cường độ cao. Từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động sử dụng TV của các em trong học tập và giao tiếp.
Theo quan điểm giao tiếp, ngoài việc dạy từ vựng, GV còn cần phải xây dựng và duy trì được môi trường học từ vựng thuận lợi cho HS tiếp tục học TV không chỉ ở chính khóa và ngoại khóa. Để nói đúng, viết đúng CT, HS cần thường xuyên thực hành sử dụng TV trong môi trường giao tiếp mở, đặc biệt là môi trường giao tiếp văn hóa.
Thực tế đã chỉ rõ, HS Khmer ưu tiên sử dụng tiếng Khmer hơn trong giao tiếp hằng ngày từ gia đình, phum sóc,…. vì đây vốn là ngôn ngữ sẵn có, phong phú hiện hữu trong nhận thức của HS. Điều này đã tạo nên một hạn chế nhất định cho GV trong việc rèn luyện các kĩ năng sử dụng TV cho HS nói chung và kĩ năng nói viết đúng CT nói riêng.
Nhiệm vụ của người GV trong DH TV cho HSDT Khmer nói chung và phân môn CT nói riêng là cần tạo các môi trường giao tiếp TV thật tốt để cho HS có cơ hội tập luyện sử dụng TV. Các môi trường TV bao gồm các yếu tố như: cảnh quan nhà trường, hoạt động dạy học, các hoạt động vui chơi, văn nghệ, các phong trào,…là những yếu tố giúp HS có điều kiện nói, viết TV một cách thường xuyên, đều đặn và phát huy hết khả năng ở chính mỗi bản thân của HS. Các hoạt động đó sẽ tác động đến quá trình sử dụng ngôn ngữ TV của HS. HS trở nên thành thạo về mặt chức năng khi sử dụng TV và từ đó HS có thể sử dụng TV để học các môn học khác.
Môi trường sống chan hòa thân thiện, cở mở, tích cực là điều kiện để HS phát huy chính mình. GV cần tuyên dương khen thưởng thành tích TV của HS. Từ những hoạt động này HS sẽ tự tin rèn luyện hơn trong giờ học, cũng như trong việc nói đúng, viết đúng CT. Môi trường hoạt động giao tiếp bằng TV đối với HSDT Khmer rất quan trọng, nếu những từ, những quy tắc được HS thường xuyên sử dụng trong đời sống hằng ngày thì kĩ năng CT của HS sẽ được nâng cao.
2.2.1.3. Cách thức thực hiện
GV thường xuyên tổ chức lồng ghép trong tiết sinh hoạt lớp tiết mục kể chuyện theo tranh. GV yêu cầu HS dựa vào tranh để kể lại câu chuyện, khuyến khích các em tưởng tượng ra những câu chuyện theo suy nghĩ của các em (Một hôm…, Ngày xửa ngày xưa…, Vào một ngày…, Có một…, Đang…, Trong một …). Để thực hiện tốt hoạt động này GV không thể giao nhiệm vụ cho cá nhân từng em do các em còn hạn chế về từ vựng TV. Các em không thể diễn đạt được suy nghĩ hay diễn đạt rất chậm và thiếu ý. Một số em còn chưa mạnh dạn tự tin, thiếu kĩ năng kể chuyện,…GV có thể chia nhóm nhỏ, mỗi nhóm xây dựng một câu chuyện nhỏ để kể, hoặc cả lớp cùng sáng tác chung một câu chuyện, mỗi bạn cùng đóng góp một ý, HS này kể tiếp lời HS khác. Một số HS tự tin, mạnh dạn có khả năng diễn đạt tốt có thể thi kể cùng nhau.
Tổ chức cho HS đọc truyện tranh trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng là những hoạt động tích cực trong việc nâng cao năng lực TV cho HS. Ngoài việc giải trí, thì đối với HSDT Khmer truyện tranh lại càng ý nghĩa hơn và xem là giải pháp thiết thực để các em luyện tập và củng cố TV. Truyện tranh thường được xây dựng thiết kế với những nội dung, hình ảnh bắt mắt mang đến một hứng thú khá lớn. Trong truyện luôn có sự kết nối giữa sự vật và hiện tượng với chữ viết TV. Từ việc tò mò để tìm hiểu những câu chuyện đó, HSDT Khmer sẽ có điều kiện tiếp cận và nâng cao năng lực TV cho chính bản thân mình.
GV khuyến khích HS mạnh dạn tự tin sử dụng TV để giao tiếp trong và ngoài lớp học. Môi trường giao tiếp nhỏ của HS cũng là một trong những môi trường thuận lợi góp phần nâng cao năng lực sử dụng TV cho HS. Trẻ em chơi với nhau, giao tiếp với nhau cũng là một môi trường học tiếng. Trong môi trường này, không những thời gian luyện tập TV đã nhiều mà còn có
thêm ưu điểm khác nữa là các em được mạnh dạn trao đổi về chủ đề, chủ điểm giao tiếp mà HS biết. Trong sự giao tiếp tự nhiên này, các trò chơi, các khung cảnh sinh hoạt giữa các trẻ với nhau đã tạo điều kiện cho việc rèn luyện từ, tiếng làm vốn ngôn ngữ TV của HS. Trong quá trình ấy, trẻ dần bớt bắt chước, tính phân tích tăng lên. HS càng được luyện tập nhiều bao nhiêu thì vốn ngôn ngữ TV được tăng lên bấy nhiêu. HS được chơi bên cạnh những đứa bạn cùng dân tộc, cùng nhóm lứa tuổi, cùng phum sóc thì vấn đề về mặc cảm, e dè, thiếu tự tin sẽ không còn nữa, mà các em hứng thú vui chơi, vui nói với thứ ngôn ngữ mới lạ được học ở trường.
Trong giai đoạn đầu khi đến trường, đa phần HSDT Khmer chỉ nói được chứ chưa viết được. Vì thế, việc trang bị cho HS khả năng sử dụng chính xác TV ở dạng thức nói là điều quan trọng trong việc viết đúng CT TV sau này. TV khá mới mẻ so với HS, điều đó đã dẫn đến việc sử dụng từ sai hoặc không chính xác trong khi nói, viết. Những từ khó mà HS dễ sai xuất hiện trong bài CT thì được GV ghi nhận lại và trình bày ở góc nhỏ trong lớp. Đây cũng được xem là một trong những điều kiện để HS tự rèn luyện trong trong môi trường TV.
2.2.1.4. Ví dụ minh họa
GV tổ chức, xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp với kết hợp với xây dựng trường lớp ngôn ngữ những hoạt động này mang lại hiệu quả tích cực. Ngoài giờ học GV tổ chức thêm các hoạt động, trò chơi ngôn ngữ khác bằng TV như hội thi viết chữ đẹp, phong trào vở sạch chữ đẹp, viết báo tường,… Từ những kết quả thu được, GV kết hợp trưng bày thành góc học tập ngôn ngữ cho HS. Sản phẩm vừa mang yếu tố động viên, khuyến khích trong học tập vừa mang yếu tố rèn luyện TV cho HS. Tại mỗi lớp học GV trang bị một thư viện tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho các em được tiếp cận với sách. HS được phát huy tính sáng tạo cá nhân, phát huy tính tích cực tự giác
của mình. GV tận dụng không gian lớp học để tạo một thư viện: treo dây ngang qua cửa sổ, giá sách treo tường, cuối lớp,…Nguồn sách được đầu tư từ nhà trường, phụ huynh,…