Tiểu kết chương 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chính tả tiếng việt cho học sinh lớp 2 khmer huyện tri tôn, tỉnh an giang (Trang 48)

9. Cấu trúc đề tài

1.3. Tiểu kết chương 1

Từ việc phân tích cơ sở lí luận của hoạt động DH CT lớp 2, cũng như khảo sát thực trạng việc dạy và học CT TV cho lớp 2 HS Khmer của một số trường TH trên địa bàn huyện Tri Tôn, chúng tôi nhận thấy hoạt động DH CT hiện nay, bên cạnh rất nhiều ưu điểm thì còn một số hạn chế so với đặc điểm tâm lí nhận thức của HS lớp 2 dân tộc Khmer. PP DH CT nhìn chung còn nặng tính truyền thống và lí thuyết, tính vận dụng và rèn luyện chưa cao. Đặc biệt vai trò chủ thể hoạt động học của HS chưa được chú trọng và phát huy đúng mức. Đối với HS TH nói chung và HS lớp 2 dân tộc Khmer nói riêng,

có thể nói CT là phân môn quan trọng vì nó không những hình thành những kĩ năng sử dụng TV cần thiết cho HS mà còn góp phần rèn luyện các phẩm chất đạo đức và hình thành nhân cách cho HS. Trên thực tế, khi DH phân môn CT, việc lựa chọn hình thức nhằm để phát huy năng lực thực hành cho HS còn khá đơn điệu và chưa có tính thực tiễn cao. Đa số các tiết dạy CT chỉ đơn thuần tập trung rèn luyện kĩ năng viết cho HS mà chưa tập trung gắn CT vào hoạt động giao tiếp. Mặt khác, từ việc nghiên cứu một số kế hoạch DH, chúng tôi cũng nhận thấy đa số các tiết CT được dạy một cách đại trà, rập khuôn vào việc bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, chưa có sự quan tâm khai thác về đặc điểm nhận thức tâm lí của đối tượng HSDT Khmer. Các hoạt động được tổ chức tẻ nhạt dưới hình thức đàm thoại cá nhân, áp đặt kiến thức một chiều chưa tạo điều kiện cho HS phát huy tính tích cực trong học tập cũng như khả năng sử dụng TV như là một công cụ giao tiếp. Từ đó, việc đề xuất xây dựng một số PP DH CT TV cho HS lớp 2 dân tộc Khmer phải dựa trên những nguyên tắc về tâm lí HS và đặc điểm bộ môn, để có thể đạt được hiệu quả DH CT như mong đợi là điều cần thiết.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 2 DÂN TỘC KHMER 2.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp

2.1.1. Nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng Việt của học sinh dân tộc Khmer Khmer

Dạy CT cho HSDT Khmer cần dựa vào trình độ TV của HS vì ở độ tuổi khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau thì trình độ TV của HS cũng khác nhau. Trong DH CT, GV cần bám sát từng đối tượng HS để nắm bắt vốn TV của HS, từ đó có biện pháp xây dựng bài dạy cho phù hợp về nội dung, hình thức và yêu cầu. GV không nên sử dụng hạn chế một nội dung, hình thức, PP với tất cả HS. “Dạy CT dựa vào trình độ phát triển ngôn ngữ của trẻ em, tức là dựa trên cơ sở trình độ trẻ em nắm và sử dụng dạng thức nói” [35, tr.37]. Đối với HSDT Khmer, trước khi đến trường HS đã được tiếp xúc với TV, nhưng mỗi đối tượng lại có vốn TV khác nhau. Vốn TV này phụ thuộc sự ảnh hưởng từ các yếu tố tác động khác nhau đối với từng em khác nhau. Môi trường sinh sống của HS là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến vốn TV của HS.

Lê Phương Nga trong công trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học cho rằng: “Nếu những HS học TV với tư cách là ngôn ngữ thứ hai,

việc vận dụng nguyên tắc này cũng rất quan trọng. Nếu tiếng mẹ đẻ có đặc điểm giống TV thì HS cần sử dụng kinh nghiệm nói năng sang TV, còn những đặc điểm nào không giống thì coi như cản trở. Cần làm so sánh loại hình, nghiên cứu sự chuyển di tích cực và tiêu cực để có ứng dụng trong DH TV cho những đối tượng này”[20, tr.79]. Nguyên tắc chú ý đến trình độ TV vốn có của HS cũng có nghĩa là phát huy tính chủ động của HS trong giờ học TV. Chính vì vậy, GV cần phải hệ thống hóa, phát huy những năng lực tích cực của HS, hạn chế và dần dần đến thủ tiêu những mặt tiêu cực về ngôn ngữ

của HS. Bởi quá trình DH luôn lấy HS làm trung tâm vì thế khi DH CT cho HSDT Khmer, GV cần chú ý thực hiện tốt nguyên tắc này. Thưc hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi GV phải nắm chắc đặc điểm tâm lí của HS mình đang dạy, nắm được trình độ TV của HS để xây dựng, chuẩn bị và tiến hành thực hiện DH sao cho HS có đủ khả năng và hứng thú tiếp thu kiến thức, hình thành các kĩ năng và kĩ xảo viết CT TV.

2.1.2. Nguyên tắc dạy Chính tả theo khu vực

Nguyên tắc dạy CT theo khu vực là một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc dạy CT cho HSDT Khmer bởi nó bám sát vào thực tế địa phương để điều chỉnh nội dung, PP, hình thức DH cho phù hợp. Nguyên tắc này dựa trên cơ sở tìm hiểu những lỗi phổ biến thường mắc của HS. Để khắc phục được các lỗi CT cho HSDT Khmer cần phải biết của HS Khmer thường mắc những lỗi nào và nguyên nhân mắc những lỗi ấy, từ đó GV thiết kế những dạng bài tập phù hợp để rèn luyện CT cho HS. DH CT cho HSDT Khmer thực chất cũng là chú ý tới đặc điểm ngôn ngữ của HS. Phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi CT, từ sự ảnh hưởng tiêu cực của cách phát âm đến chữ viết của HS từng vùng, miền để lựa chọn nội dung rèn luyện phù hợp với HS ở từng địa phương.

Theo các nhà nghiên cứu, TV có ba vùng phương ngữ: Phương ngữ bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam. Mỗi phương ngữ có sự khác biệt về mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp nhất định. Vì vậy khi DH phân môn CT cần chú ý đến đặc điểm phương ngữ của từng vùng. Trước khi dạy, GV cần tìm hiểu đặc điểm ngữ âm phương ngữ để có biện pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng HS.

Bên cạnh đó, người GV cần xây dựng cho mình lòng yêu nghề - yêu thương trẻ con, xây dựng tính kiên trì, mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy cho HSDT Khmer. Tùy vào khả năng, giới hạn của bản thân cũng

như đối tượng giảng dạy, GV có thể nghiên cứu để xây dựng nội dung, áp dụng biện pháp dạy cho phù hợp với HSDT Khmer.

DH CT cần phải kết hợp với dạy chính âm. Thế nhưng không rập khuôn theo chuẩn mà cần kết hợp linh hoạt với cách phát âm hiện hành, đọc tiếng đó thế nào để HS viết đúng, vì đó là thói quen của mỗi địa phương. Thực tế cho thấy vấn đề phát âm không chuẩn đôi khi không ảnh hưởng đến cách viết đúng CT của HS. Vì thế không thể ảo tưởng rằng phải chính âm mới CT được.

2.1.3. Nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh trong dạy học Chính tả

Quá trình DH nói chung và DH các phân môn đặc thù như phân môn CT nói riêng cần đặc biệt chú ý đến đặc điểm của HS, nhất là HSDT Khmer. HS Khmer có những nét đặc trưng riêng trong hoạt động nhận thức và quá trình diễn biến tâm lí đã dẫn đến những khó khăn và hạn chế nhất định trong việc học tập. DH CT cho HS lớp 2 chủ yếu hình thành kĩ năng CT cho HS theo con đường không ý thức. Bởi giai đoạn này nhìn chung hoạt động nhận thức của HS còn hạn chế, chưa đạt đến độ hoàn thiện và tinh xảo như ở các lớp trên.

Trong DH CT cho HS Khmer, cần chú ý đến vốn ngôn ngữ TV của các em. HS Khmer lớp 2 có vốn ngôn ngữ tương đối hạn chế, bởi các em chưa có điều kiện sử dụng TV trong giao tiếp hằng ngày. Vì lẽ đó, việc hình thành kĩ năng CT có phần gặp khó khăn hơn những em học TV với tư cách là tiếng mẹ đẻ. Nhưng ngay cả trong trường hợp HS nói TV rất thành thạo thì việc dạy CT cũng không hề đơn giản. Điều này xuất phát từ đặc điểm của chữ viết TV. Chữ viết TV thuộc loại chữ ghi âm, về nguyên tắc, một âm được thể hiện một chữ, và một chữ chỉ thể hiện một âm. Với chữ viết ghi âm, đọc thế nào, viết thế ấy. Bên cạnh đó, việc dạy học CT tiếng Việt cho HS còn gặp những hạn chế nhất định khác, bởi vì chữ viết được thể hiện theo chính âm

chuẩn, nhưng việc nói lại không theo chính âm chuẩn mà theo phương ngữ, thậm chí là theo nhiều thổ ngữ khác nhau. Mỗi phương ngữ, thổ ngữ có sự sai dị nhất định so với chính âm.

Dạy CT cho người Kinh đã khó, dạy CT TV cho dân tộc Khmer lại càng khó khăn hơn. Bởi hệ thống ngữ âm của tiếng Khmer có nhiều điểm khác biệt so với hệ thống ngữ âm TV. Tiếng Khmer không mang thanh điệu. Điều đó dẫn đến đa số HS đều phát âm TV không chuẩn. Cho nên HSDT Khmer thường mắc rất nhiều lỗi khi viết. HSDT Khmer ảnh hưởng từ ngôn ngữ mẹ đẻ, do dó phát âm cũng không chuẩn, và thường nhầm lẫn giữa các dấu thanh, có khi không phát âm dấu thanh (ví dụ: Thầy Tạo – Thấy Tao; cực khổ - cưc khô). TV là một ngôn ngữ ghi tiếng, hễ đọc làm sao thì viết như thế cho nên không thể thực hiện phương châm “nghe thế nào viết thế ấy” được.

2.1.4. Nguyên tắc phát triển lời nói

Việc DH TV cho HSDT Khmer trong nhà trường TH thực chất là trang bị cho HS có những hiểu biết về TV, những kĩ năng giao tiếp và nhận thức bằng TV. Thực hiện nguyên tắc phát triển lời nói là đảm bảo yêu cầu và mục tiêu quan trọng của DH môn TV. Đó là rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng TV trong học tập và giao tiếp. Chỉ có hoạt động giao tiếp người học mới thực sự hiểu TV, mới hình thành được các thói quen và kĩ năng sử dụng TV. Nguyên tắc phát triển lời nói yêu cầu phải đặt các đơn vị ngôn ngữ đang được xem xét vào trong hoạt động hành chức, tức là đặt đơn vị bé vào đơn vị lớn để xem xét. Chẳng hạn, cần phải đặt chữ dễ viết sai hoặc dễ lẫn vào trong tổ hợp chữ ghi tiếng, đặt tiếng cần luyện viết vào trong từ, từ vào trong câu…

Trong DH CT cho HS các lớp đầu bậc TH như lớp 2 nói chung và HS lớp 2 dân tộc Khmer nói riêng, nguyên tắc phát triển lời nói có tác dụng tạo điều kiện cho HS thực hành thường xuyên và toàn diện để kĩ năng sử dụng lời nói, đặc biệt là kĩ năng viết của HS được rèn luyện và nâng cao. Thực hiện

nguyên tác phát triển lời nói, GV luôn phải tạo các tình huống, nhu cầu giao tiếp và giao các nhiệm vụ học tập cho HS. Có thể thực hiện nhiệm vụ này bằng cách đặt những câu hỏi về sự tương đồng, khác biệt giữa các chữ, về nghĩa của các tiếng, các từ hoặc rút ra các quy tắc CT hoặc bằng cách yêu cầu HS luyện viết đúng một số từ ngữ hay thực hiện các bài tập viết CT đoạn bài/CT âm vần phù hợp với đặc điểm phương ngữ của HS. Khi HS được thực hành nói tức là trong công việc đó HS đã vận dụng vốn ngôn ngữ TV của mình để suy nghĩ và tư duy.

2.1.5. Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp xây dựng cái đúng và loại bỏ cái sai trong dạy học Chính tả loại bỏ cái sai trong dạy học Chính tả

Để hoạt động dạy học được thực hiện một cách có hiệu quả không thể chỉ đơn thuần sử dụng một PP mà cần linh hoạt phối hợp nhiều PP khác nhau. Trong DH CT ở TH, hai PP điển hình mà GV có thể phối hợp là PP xây dựng cái đúng và PP loại bỏ cái sai. PP xây dựng cái đúng là cách dạy giúp HS hình thành một cách có ý thức hoặc không có ý thức những kĩ năng nói, viết đúng ngay từ đầu. PP này cung cấp cho HS các quy tắc CT, hướng dẫn HS thực hành, luyện tập nhằm hình thành các kĩ xảo CT. PP loại bỏ cái sai là cách dạy trong đó GV giúp HS phát hiện các lỗi sử dụng khi sử dụng ngôn ngữ, phân tích lỗi, chữa lỗi, từ đó giúp HS tránh được các lỗi khi sử dụng ngôn ngữ. Không phải chỉ ở phân môn CT mới cần thiết phải phối hợp PP xây dựng cái đúng và PP loại bỏ cái sai mà ở các phân môn khác, việc giúp HS xây dựng cái đúng và loại bỏ cái sai cũng giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên, trong DH CT, nguyên tắc này giữ vai trò quan trọng hơn, vì có tác dụng rất cao trong việc phòng ngừa lỗi. Thực hiện nguyên tắc này, trong quá trình dạy DH CT, GV không chỉ cho HS viết nhiều và cung cấp các quy tắc, các mẹo CT để HS biết viết đúng, mà còn cần thống kê, phân loại lỗi CT HS thường mắc, giúp HS biết chữa lỗi, từ đó hạn chế dần các lỗi CT trong bài viết của HS.

2.1.6. Nguyên tắc phát triển tư duy

Phát triển tư duy là nguyên tắc DH đặc thù của môn TV nói chung và phân môn CT nói riêng. Vì quá trình DH không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức rập khuôn máy móc cho HS mà GV cần thực hiện song song với quá trình rèn luyện các thao tác tư duy cho HS. Đó là các thao tác phân tích, tổng hợp, thay thế, bổ sung, lược bỏ, so sánh, khái quát hoá…

Trong DH CT cho HSDT Khmer, nguyên tắc này cũng cần được đảm bảo trong việc thực hiện các hoạt động DH đó là việc GV xây dựng PP và lựa chọn nội dung DH. Đồng thời cùng quá trình phát triển tâm lí chung của HS, HS lớp 2 dân tộc Khmer cần sớm được bồi dưỡng và rèn luyện các thao tác, phẩm chất tư duy một cách kịp thời. Thông qua hoạt động học tập nói chung và hoạt động học tập phân môn CT, HS có điều kiện được rèn luyện, bồi dưỡng sớm những thao tác, những phẩm chất tư duy cần thiết cho quá trình học tập lâu dài. Chẳng hạn, khi dạy HS phân biệt các hình thức ghi âm đầu g và gh, GV có thể hướng dẫn HS so sánh để tìm ra sự tương đồng về cách phát âm, sự khác biệt về chữ viết và khái quát hoá từ các hiện tượng cụ thể thành quy tắc CT. Vận dụng quy tắc CT đã khái quát được bằng cách thay thế hoặc lược bỏ, bổ sung, HS có thể viết đúng nhiều chữ ghi tiếng khác có âm đầu viết bằng g hoặc gh.

Bên cạnh đó, nguyên tắc phát triển tư duy còn có yêu cầu làm cho HS thông hiểu ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, làm cho HS hiểu nội dung những điều cần nói, viết và tạo điều kiện để HS thể hiện nội dung đó bằng các phương tiện ngôn ngữ. Và đối với HSDT Khmer, yêu cầu này là hết sức cần thiết và quan trọng, bởi đặc thù học TV như một ngôn ngữ thứ hai ngoài tiếng mẹ đẻ, thì việc thông hiểu ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ trước khi sử dụng chúng đó là điều vô cùng cần thiết.

2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Chính tả cho học sinh lớp 2 dân tộc Khmer huyện Tri Tôn, An Giang

2.2.1. Tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt để dạy học Chính tả

2.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa

Giao tiếp là chức năng chủ yếu của ngôn ngữ nên chữ viết và CT cũng thực hiện chức năng giao tiếp dưới dạng thức viết. Rèn kĩ năng viết đúng CT cho HS nói riêng hay kĩ năng sử dụng TV nói chung đều nhằm mục đích cuối cùng là hình thành năng lực giao tiếp hiệu quả cho HS. Các lỗi CT trong quá trình nói và viết gây một cản trở nhất định cho quá trình giao tiếp bởi nó làm sai lệch nội dung và mục đích giao tiếp. Sự thành thạo trong ngôn ngữ lời nói và chữ viết là mấu chốt quan trọng quyết định sự phát triển việc đọc hiểu và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chính tả tiếng việt cho học sinh lớp 2 khmer huyện tri tôn, tỉnh an giang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)