9. Cấu trúc đề tài
3.3. Tiểu kết chương 3
Để có kết quả khách quan cuối cùng cũng như phục vụ tiến trình thực nghiệm cùng với việc sẽ xây dựng giáo án DH CT của đề tài sau này, vì thế mà chúng tôi đã lựa chọn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng dựa vào kết quả khảo sát, kiểm tra môn CT và mức độ hoàn thành kiến thức, kĩ năng phân môn CT đầu năm học của HS lớp 2. Kết quả cho thấy, HS cả 2 nhóm có sự tương đương nhau về kiến thức kĩ năng viết CT, cũng như hiểu và nắm các quy tắc CT trong việc thực hiện các bài tập CT.
Quá trình khảo sát được diễn ra trong suốt học kì I năm học 2018 – 2019. Trong đó, thực nghiệm tập trung nhiều ở học kỳ II. Khi tiến hành thực
nghiệm DH CT, HS ở cả 2 nhóm đều được học tập dưới nhiều hình thức khác nhau và nhiều PP DH tích cực trong các bài học. HS nhóm thực nghiệm được học CT thông qua một số PP và kĩ thuật DH đặc trưng, phát huy năng lực và khả năng của HS, đồng thời phù hợp với đặc điểm đối tượng HS lớp 2 dân tộc Khmer mà đề tài chúng tôi đề xuất. Trong khi đó, HS nhóm đối chứng chỉ học theo đúng CT phân môn CT như HS người Kinh. Sau thời gian thực nghiệm, chúng tôi tiến hành tổng hợp các kết quả và đánh giá kết quả thu được. Tổng hợp và phân tích các kết quả thu được ở các mặt: về thái độ, về mức độ phát triển ngôn ngữ, về khả năng viết đúng CT TV. Kết quả thu được cho thấy HShứng thú với các PP DH CT mà đề tài xây dựng. Đồng thời việc dạy và học theo hướng này góp phần mang lại hiệu quả khá cao trong hoạt động DH phân môn CT cho HS lớp 2 dân tộc Khmer. Chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến tích cực từ phía GV trực tiếp giảng dạy và ban giám hiệu của trường.
1. K ết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài với việc nghiên cứu các cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về vấn đề DH CT TV cho HS Khmer lớp 2, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề sau:
Một là, lí luận dạy học CT nói chung và DH CT TV lớp 2 nói riêng cho thấy: về nội dung chương trình CT TV lớp 2 nhìn chung còn nhiều điểm chưa phù hợp với đặc điểm tâm lí và nhận thức của HS Khmer lớp 2. Từ hệ thống ngữ liệu DH, hệ thống bài tập còn nhiều điểm chưa phù hợp với HS Khmer. PP DH CT TH với những đặc trưng của phân môn vẫn tồn tại nhiều hạn chế đối với HSDT Khmer. Các PP DH truyền thống chưa thể phát huy được năng lực cũng như khả năng vận dụng TV của các em. HS Khmer với những đặc điểm tâm lí đặc trưng và riêng biệt cần có một hệ thống chương trình DH CT TV dành riêng và những PP DH riêng cho các em.
Hai là, thực trạng việc DH CT TV cho HS lớp 2 dân tộc Khmer nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là những tác động sâu sắc từ phía môi trường giao tiếp, về thái độ học TV của HS, về đặc điểm tâm lí HSDT Khmer,... đã ảnh hưởng nhất định đến chất lượng và hiệu quả học TV nói chung và học tập phân môn CT nói riêng. Bên cạnh đó, vấn đề về đổi mới nhận thức của GV trong việc DH CT cho HSDT Khmer cũng như những tồn tại trong việc vận dụng các PP DH trong DH CT cũng còn nhiều hạn chế. Từ thực trạng trên có thể nhận thấy, chất lượng việc DH CT cho HSDT Khmer lớp 2 cần được xem xét ở nhiều khía cạnh. Từ thái độ, môi trường học tập của HS, nhận thức của phụ huynh HS đến việc vận dụng, đổi mới trong PP DH của GV. Nghiên cứu chương trình và SGK DH CT ở bậc TH chủ yếu tập trung hình thành và phát triển cho HS các kĩ năng viết và cung cấp các quy tắc CT chung cho HS cấp TH. Tuy nhiên, CT vẫn chưa có sự chú ý đúng mức
đến đặc điểm tâm lí và nhận thức của HSDT Khmer. Cũng như chưa có một CT DH CT riêng biệt cho HSDT Khmer. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết các GV đều đánh giá cao tầm quan trọng của việc dạy CT TV cho HSDT Khmer theo hướng đổi mới, chú ý đến trình độ nhận thức và đặc điểm tâm lí riêng biệt của HS. Đa số GV nhận thấy HSDT Khmer cần được học tập theo một chương trình DH CT riêng biệt và phù hợp với đối tượng.
Ba là, thông qua việc tìm hiểu về thực trạng cũng như những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, chúng tôi tiến hành đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng DH CT TV cho HS lớp 2 dân tộc Khmer. Đó là: tạo môi trường giao tiếp TV để DH CT TV cho HSDT Khmer; Sử dụng tiếng Khmer trong DH CT; sử dụng phương tiện trực quan trong DHCT cũng như đề xuất một số PP DH đặc thù trong dạy học CT cho HSDT Khmer. Bên cạnh đó, đề tài còn đề xuất quy trình thiết kế nội dung bài dạy cho phù hợp với đối tượng HS lớp 2 dân tộc Khmer. Đồng thời, đề xuất một số biện pháp khắc phục lỗi CT cho HS. Thông qua việc tìm hiểu và xây dựng một số giải pháp như trên, tác giả luận văn mong muốn đóng góp thêm một phần tài liệu nghiên cứu về DH TV cho HSDT Khmer nói chung. Việc DH CT TV cho HS lớp 2 dân tộc Khmer theo hướng đổi mới PP và chú ý đặc điểm đối tượng là việc làm hết sức cần thiết. Nó quyết định không chỉ đến hiệu quả học tập phân môn CT, mà còn tạo tiền đề quan trọng, một nền tảng vững chắc cho việc học tập môn TV và các môn học khác ở các lớp và cấp học tiếp theo. GV thực hiện việc DH theo hướng đề xuất của đề tài nghiên cứu không chỉ khắc phục được thực trạng về DH CT cho HSDT Khmer trên địa bàn huyện hiện nay, mà còn chú ý đến nhiều khía cạnh khác như: đảm bảo mục tiêu, nội dung CT các phân môn; chú rèn luyện các kĩ năng sử dụng TV, đặc biệt là năng lực sử
dụng ngôn ngữ viết, nói đúng CT; tạo điều kiện cho HS nâng cao dần năng lực sử dụng ngôn ngữ TV, sử dụng tốt TV vào quá trình giao tiếp và học tập.
2. Khuyến nghị
Để có thể nâng cao chất lượng DH TV nói chung và DH phân môn CT cho HS Khmer nói riêng, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất sư phạm có liên quan đến đề tài như sau:
Đối với việc xây dựng CT DH phân môn CT, CT cần chú ý quan tâm đến sự khác biệt về đặc điểm tâm lí, đặc điểm nhận thức và đặc điểm riêng về văn hóa DT của HSDT Khmer trong việc biên soạn SGK. Theo định hướng đổi mới chương trình và SGK sau 2015, chương trình cần nhấn mạnh phát huy năng lực người học, lấy người học làm trung tâm. Theo đó, nội dung DH CT cũng như mục tiêu rèn luyện năng lực sử dụng TV cho HS được thực hiện thông qua nhiều môn học khác nhau. Các nội dung DH CT cần đảm bảo đặc trưng của môn học, có nội dung phù hợp với khả năng tiếp nhận và lĩnh hội của HSDT Khmer. Đồng thời cũng cần có sự thống nhất liên môn, liên lớp trong việc DH CT cho những đối tượng này.
Trong việc dạy TV cho HSDT Khmer nói chung và CT TV nói riêng, không thể chỉ dừng lại khả năng hiểu biết mà còn phải nâng cao trình độ thực hành ngôn ngữ, đồng thời khi thực hiện mục tiêu cần phải tính toán đến điều kiện cơ bản của HS vì TV đối với HS là ngôn ngữ thứ hai. Đối với việc giảng dạy ở nhà trường TH, các GV cần đa dạng hoá các hoạt động DH, kết hợp linh hoạt nhiều hình thức, PP DH tích cực để tạo sự hứng thú cho HS trong quá trình giảng dạy. Tùy vào thực tế trường học, GV cần vận dụng nhiều PP giảng dạy phù hợp.
Chất lượng DH TV cho HS Khmer nói chung phụ thuộc phần nhiều vào thái độ, hứng thú học tập và động cơ học tập của các em. Bởi HS Khmer với những khác biệt về văn hóa, với những đặc điểm tâm lí riêng cần được tác
động theo một cách riêng. Vì vậy làm thế nào để HS có thái độ và động cơ học tập TV đúng đắn cũng như giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của việc học TV tại trường TH là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết của GV. Bởi khi đã có hứng thú và niềm vui thích trong học tập thì xem như GV đã truyền một phần hứng khởi cho các em không chỉ trong việc học TV và ngay cả quá trình học tập sau này. Để làm được điểu này, đòi hỏi phải nâng cao dần nhận thức của đội ngũ GV trong việc DH TV cho HS Khmer. Chỉ có những nhận thức đúng đắn và tiến bộ của về việc DH CT TV cho HS Khmer GV mới có áp dụng những biện pháp DH tích cực, hiệu quả vào việc DH CT.
Việc DH CT TV cho HSDT Khmer việc làm tương đối khó khăn đòi hỏi người GV cần nghiêm túc và thận trọng trong giảng dạy. GV ngoài việc cần phải biết dạy những gì mà còn phải biết dạy như thế nào; tránh xu hướng ngại khó ngại khổ dẫn đến cắt xén nội dung, thích kiểm tra hơn giảng dạy, thích truyền thụ một chiều theo sẵn những gì có trong SGK. Bên cạnh đó, GV cần kiên trì nhẫn nại trong việc phòng và chữa lỗi CT cho HS, không tự ý cho qua những lỗi sai phạm về phát âm và viết. GV cần khơi gợi lỗi sai của HS để HS tự giác chỉnh sửa, hay để HS chỉnh sửa cho nhau. HS là trung tâm của việc chiếm lĩnh tri thức, nhiệm vụ của mỗi thầy cô giáo là luôn làm cho lớp học trong tình trạng hoạt động, nhất là suy nghĩ và hoạt động nói, bởi khi HS nói được là khi HS vận dụng TV với đúng chức năng giao tiếp của nó. Người thầy phải biết học - tự học và khả năng huy động kinh nghiệm (kinh nghiệm dạy nói đúng, viết đúng; kinh nghiệm cung cấp vốn từ; kinh nghiệm nâng cao hứng thú học TV; kinh nghiệm rèn khả năng tự học cho HS;…) để biết cách kích thích HS và tạo điều kiện cho HS có thể chiếm lĩnh và vận dụng ngôn ngữ TV một cách thành thạo, độc lập trong học tập và ngoài cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A (Chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1997),
Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Bản (2010), Giải pháp khắc phục lỗi chính tả phương ngữ cho học sinh lớp 4 và lớp 5 tỉnh Đồng Tháp, Luận án tiến sĩ, Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam.
3. Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết (2012), Phương pháp dạy học
tiếng Việt – nhìn từ Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước, NXB
KHXH, Hà Nội.
5. Dự án phát triển giáo viên Tiểu học (2006), Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Dự án phát triển giáo viên Tiểu học (2008), Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Dự án PT GV THPT&TCCN – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (2013), Giáo trình Tiếng Việt (Dành cho HSDT thiểu số hệ Dự bị đại học), NXB Đại học Cần Thơ.
8. Nguyễn Đức Dương (1997), Về dạy học chính tả, Kỉ yếu Hội thảo khoa học SGK tiếng Việt bậc tiểu học hiện hành và chương trình tiếng Việt bậc tiểu học sau năm 2000, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Đặng Thị Mỹ Đô (2013), Thực trạng và biện pháp khắc phục lỗi chính
tả tiếng Việt cho học sinh lớp 5 dân tộc Khmer ở huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Vinh.
10. Võ Xuân Hào (2007), Dạy học chính tả cho học sinh tiểu học theo vùng phương ngữ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Lê Trung Hoa (2004), Mẹo luật chính tả tiếng Việt tiểu học, NXB
Trẻ.
12. Nguyễn Thị Huệ (2010), Tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Khmer với tiếng Việt (trường hợp tỉnh Trà Vinh), Luận án tiến sĩ, Trường Đại học
Khoa học, Xã hội và Nhân văn.
13. Phạm Minh Hùng, Chu Trọng Tấn (2010), Phương pháp nghiên cứu
khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
14. Trần Thị Huyền (2008), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Bồi dưỡng kỹ năng đọc và viết cho học sinh dân tộc Khmer chậm biết đọc, biết viết tiếng Việt ở huyện Tri Tôn tỉnh An Giang sau khi hoàn thành chương trình lớp 1”.
15. Nguyễn Thị Ly Kha (2017), Tài liệu tập huấn Dạy học môn tiếng Việt
cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Trần Thị Lan (2014), Những vấn đề chính tả tiếng Việt hiện nay, NXB Văn hóa - Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.
17. Nguyễn Lân (2010), Muốn đúng chính tả, NXB Văn hóa thông tin. 18. Nguyễn Văn Lợi, Ngôn ngữ, chữ viết và chính sách ngôn ngữ các dân
tộc thiểu số Việt Nam (đề tài độc lập cấp nhà nước), NXB Hà Nội.
19. Ngô Chân Lý (2009), Từ vựng Khmer – Việt, NXB Thông tấn.
20. Lê Phương Nga, Lê A, Đặng Kim Nga, Đỗ Xuân Thảo (2009),
Phương pháp dạy học tiếng Việt I, NXB ĐHSP, Hà Nội.
21. Huỳnh Hình Kim Ngọc (2014), Thực trạng lỗi chính tả của học sinh
lớp 5 dân tộc Khmer lớp 5 tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang,
Luận văn thạc sĩ ngành Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Đồng Tháp.
23. Nguyễn Khánh Nồng (2006), Để viết đúng chính tả tiếng Việt, NXB Trẻ.
24. Nhiều tác giả (2007), SGK Tiếng Việt 2 (tập 1,2), NXB Giáo dục, Hà Nội.
25. Hoàng Phê (1995), Từ điển chính tả, Trung tâm Từ điển học. 26. Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
27. Trần Thanh Pôn (2000), “Phương pháp dạy môn tiếng Khmer bậc
tiểu học”, NXB Văn hóa dân tộc.
28. Hoàng Quốc (2005), “Tình hình dạy và học ở trường tiểu học cho học
sinh Khmer huyện Tri Tôn tỉnh An Giang”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học
nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ngữ văn THPT ở trường Đại học Sư phạm. Huế: Trường Đại học Sư phạm Huế.
29. Hoàng Quốc (2013), “Khảo sát, nghiên cứu năng lực sử dụng tiếng
Việt của học sinh Khmer trên địa bàn huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang”. Đề tài KH&CN cấp Trường, Trường Đại học An Giang.
Nghiệm thu năm 2013.
30. Mông Ký Slay (1993), Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh
dân tộc bậc Tiểu học, NXB Hà Nội.
31. Mông Ký Slay (2001), Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học tiếng Việt ở vùng dân tộc, NXB ĐHQG, Hà Nội.
32. Trần Văn Thanh (1953), Đồng âm dẫn giải và Mẹo luật chính tả,
NXB Sài Gòn.
33. Lê Thị Kim Thoa (2016), “Phương pháp dạy tiếng Việt như ngôn ngữ
thứ hai cho học sinh dân tộc thiểu số”, NXB Văn hóa dân tộc.
34. Nguyễn Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo (2000), Dạy học chính tả ở Tiểu
35. Phan Thái Bích Thủy (2008), “Đề tài nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy học vần cho học sinh lớp 1 dân tộc Khmer ở huyện Tri Tôn tỉnh An Giang.
36. Phạm Toàn, Nguyễn Trường (1978), Phương pháp dạy học tiếng Việt
cho học sinh dân tộc, NXB Giáo dục, Hà Nội.
37. Nguyễn Thế Truyền (2008), Từ điển chính tả tiếng Việt kiểu mới,
NXB Thanh Niên.
38. Nguyễn Trí (2008), Dạy và học môn tiếng Việt ở tiểu học theo chương
trình mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.
39. Hoàng Thị Tuyết (2012), Lí luận dạy học tiếng Việt, NXB Thời Đại. 40. Từ Ngọc Văn (2009), Thực Trạng lỗi chính tả học sinh tiểu học -
huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp và một số biện pháp khắc phục, Luận
văn Thạc sĩ, Trường Đại học Vinh.
41. Nguyễn Như Ý, Đỗ Việt Hùng (1997), Từ điển chính tả tiếng Việt,