9. Cấu trúc đề tài
2.2.2. Sử dụng tiếng Khmer trong dạy học chính tả
2.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa
Sử dụng tiếng Khmer một cách phù hợp về mục đính và nội dung cũng như mức độ, GV vẫn có thể tận dụng ngôn ngữ mẹ đẻ này để mang lại hiệu quả cho việc DH CT TV. Mục đích của việc sử dụng tiếng Khmer để dạy TV là giúp HS học TV tốt hơn. PP này xuất phát từ việc nắm bắt tâm lí thích và quen sử dụng tiếng Khmer của HS, đặc biệt làm tâm lí thiếu tự tin, mặt cảm của HS do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống, phong tục, khả năng giao tiếp bằng TV.
2.2.2.2. Nội dung
Việc sử dụng tiếng Khmer trong DH CT TV cho HS là cách làm tận dụng vốn tối đa vốn ngôn ngữ sẵn có của HS. Khi sử dụng PP này, GV cần chủ động xác định rõ mối liên hệ giữa tiếng Khmer và TV để lựa chọn đúng thời điểm và thời lượng mà sử dụng, tránh tình trạng lạm dụng tiếng Khmer trong giờ DH CT TV. Việc sử dụng tiếng Khmer không nhất thiết sử dụng trong toàn bộ hoạt động, toàn bộ giờ dạy mà chỉ sử dụng vào những giai đoạn then chốt để làm chìa khóa hay bàn đạp để HS có thể tiếp tục học và khai thác bằng TV. Hình thức DH này rất phù hợp với những em HS có trình độ TV thấp.
HS Khmer có thói quen sử dụng tiếng Khmer trong giao tiếp hằng ngày, dẫn đến một số lượng lớn HS lớp 2 đến trường vẫn không hiểu được nội dung lời nói của GV. Vấn đề giao tiếp giữa thầy cô giáo với HS lúc này trở nên khó khăn và khó thực hiện được nếu GV không sử dụng hoặc sử dụng không thạo tiếng Khmer.
2.2.2.3. Cách thức thực hiện
Bằng vốn hiểu biết về tiếng Khmer GV có thể so sánh một từ TV với một từ Khmer tương đương về nghĩa và cách sử dụng từ đó trong ngôn ngữ Khmer. Quá trình so sánh đối chiếu giữa TV và tiếng Khmer, HS sẽ nhận ra được sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ, từ đó có thể sử dụng tiếng Khmer để tiếp thu TV. Thông qua cách làm này HS sẽ hiểu từ TV tốt hơn, thành thục hơn và ghi nhớ lâu hơn. Đồng thời thông qua PP này GV giúp HS nhận ra những chỗ khác biệt để tránh việc sử dụng TV như thói quen sử dụng tiếng Khmer. Việc sử dụng PP này thường để tổ chức cho HS hiểu yêu cầu bài tập CT, cho HS trao đổi khi tham gia hoạt động nhóm, các trò chơi trong phần bài tập CT…
Việc bồi dưỡng một trợ giảng có khả năng thông thạo tiếng Khmer và thông thạo TV cùng với năng lực học TV tốt là một việc làm mang lại hiệu quả cao cho những GV không thể sử dụng tiếng Khmer để giao tiếp. Người trợ giảng là những em HSDT Khmer trong lớp. Cách làm này hết sức gần gũi và nhẹ nhàng, HSDT Khmer dễ dàng đón nhận và hạn chế khả năng bất đồng về ngôn ngữ. Việc làm này giúp cho việc học TV của cả GV và HS trở nên thuận tiện hơn, không còn tốn nhiều thời gian và khoảng cách để trao đổi với nhau. Việc trao đổi giữa thầy – trò và bây giờ trở thành thầy – trò – trò. Khi sử dụng hình thức này đòi hỏi GV phải thật sự kiên nhẫn để đào tạo một HS trợ giảng đắc lự cho mình. Đó là tìm một HS mạnh dạn, tự tin, và có khiếu quản lí. Tất cả các câu lệnh, yêu cầu bài tập trong tiết CT đều được tập dượt cho HS này. Những khi các câu lệnh yêu cầu bằng TV không mang đến hiệu quả thì đây là lúc trợ giảng sử dụng tiếng Khmer để thay GV thực hiện. Đây là một hình thức chỉ mang lại hiệu quả và thuận tiện trong DH cho HSDT Khmer với những GV hạn chế tiếng Khmer. Nhờ hình ảnh giỏi TV của trợ giảng đã gián tiếp khơi gợi lòng ham học hỏi và là động lực để HS khác cố
gắng hơn trong việc chinh phục TV. Tuy nhiên, việc học TV sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn nếu chính bản thân GV am hiểu và giao tiếp được bằng tiếng Khmer.
2.2.2.4. Ví dụ minh họa
Ví dụ để HS hiểu nghĩa “Công chúa”, khi sử dụng TV để giải thích không mang lại hiệu quả, GV cần dịch sang tiếng Khmer “Công chúa: là Kôn Kro môn stách”; từ “con cháu (TV) – côn chau (Khmer)”.