Phương pháp
Phương pháp giảng dạy phụ đạo cho các học sinh THPT cũng phải tuân thủ theo quy định tại Điều 27 mục 1 của Luật Giáo dục "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, tri thức, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN”.
Đồng thời gắn các hoạt động thực hiện theo điều 28 Luật Giáo dục: Phải củng cố, phát triển nội dung đã học ở THCS, hoàn thiện nội dung giáo dục phổ thông, ngoài nội dung chủ yếu nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
21
môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khă năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Hình thức
Hình thức là cách thức tổ chức hoạt động theo một trình tự nhất định thực hiện mục tiêu phụ đạo HS yếu kém. Hoạt động phụ đạo HS yếu kém ở các trường THPT có thể tiến hành dưới các hình thức sau:
- Xét về nội dung :
Phụ đạo theo chương trình: Là hình thức phụ đạo trên cơ sở củng cố, bổ sung các kiến thức bị hổng cho HS yếu kém trên cơ sở hoàn thiện hơn chương trình HS đã tiếp thu hoặc dạy lại các kiến thức cho HS yếu kém bị mất căn bản.
Phụ đạo theo nội dung môn học: Là hình thức phụ đạo lựa chọn một phạm vi kiến thức, một số kỹ năng nhất định cho HS đáp ứng những nhu cầu về kiến thức và kỹ năng trong quá trình phụ đạo.
- Xét về hình thức tổ chức: Căn cứ vào tình hình đặc điểm tổ chức các hoạt động giáo dục THPT, hoạt động dạy phụ đạo HS yếu kém có thể thực hiện ở từng thời điểm. Cụ thể:
Phụ đạo vào thời điểm nhất định (phụ đạo trong hè, tập trung cao điểm trước các kỳ thi).
Phụ đạo song song với hoạt động dạy và học chính khóa. Khi nào thấy cần thiết thì tiến hành dạy phụ đạo.
Bên cạnh đó, hoạt động phụ đạo HS yếu kém được áp dụng trong một tiết/ buổi dạy dưới các hình thức như :
+ Dạy cả lớp.
+ Dạy theo nhóm đối tượng HS xếp loại học lực yếu kém. + Dạy cá thể cho một vài HS tiếp thu chậm, mất căn bản.
22
cần phải căn cứ trên cơ sở đảm bảo phù hợp với đặc điểm hoàn cảnh của đối tượng HS tham gia phụ đạo, điều kiện tổ chức của nhà trường và nội dung cần phải phụ đạo.