CBQL, giáo viên của huyện đạt chuẩn 93,85%; trên chuẩn 5,8%, chưa đạt chuẩn là 0,35%. Nhìn chung số lượng nhân lực của khối THPT của huyện đã có sự cải thiện hơn so với năm học 2016-2017.
2.5. Thực trạng về công tác phụ đạo cho học sinh yếu kém ở các trường THPT huyện Giồng Riềng THPT huyện Giồng Riềng
a) Số học sinh yếu kém qua các năm
Bảng 2.3: Số lượng học sinh yếu kém tại các trường THPT huyện Giồng Riềng
Học sinh yếu kém
Năm học Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tổng cộng
(học sinh) Tỷ lệ học sinh yếu kém/tổng số HS 2015 - 2016 274 247 143 664 16,8% 2016 - 2017 262 243 148 653 16,9% 2017 - 2018 235 246 121 602 15,4% 2018 - 2019 231 218 123 572 14,8% Cộng 1.002 954 535 2.491
Tăng (+)/giảm (-) năm học 2018-2019 so với 2015-2016 (HS)
-43 -29 -20 -92
45
Theo kết quả ở bảng 2.2, số lượng học sinh THPT có học lực yếu kém trên địa bàn huyện Giồng Riềng từ năm học 2015-2016 đến năm học 2018- 2019 là 2.491 học sinh. Tỷ lệ học sinh yếu kém có xu hướng giảm dần qua các năm từ 16,8% năm học 2015-2016 xuống còn 14,8% ở năm học 2018- 2019, giảm bình quân 3,66%/năm. Số lượng học sinh yếu kém phần lớn rơi vào khối lớp 10, thứ hai là khối lớp 11 (hình 2.1).
Hình 2.2: Tỷ lệ học sinh yếu kém qua 4 năm học
Nguyên nhân dẫn đến việc học sinh có học lực yếu kém:
Theo kết quả phỏng vấn sâu 18 cán bộ quản lý và 60 giáo viên trực tiếp dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém và các giáo viên chủ nhiệm lớp ở 06 trường THPT huyện Giồng Riềng, đã cho thấy: Các em học sinh có học lực và hạnh kiểm yếu kém được cho bởi 03 nguyên nhân chính sau đây:
(1) Nguyên nhân từ học sinh:
Các em học sinh yếu kém phần lớn là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, lười học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, không làm bài tập; Các em không xác định được mục đích của việc học; Hoặc chưa có phương pháp và động cơ học tập đúng đắn.
46
Học sinh không có thời gian cho việc tự học: do đa số học sinh của các trường THPT đều ở nông thôn, gia đình chủ yếu là sống bằng nghề nông, các em ở nhà phải phụ giúp gia đình việc đồng án, chăn nuôi.
Do các em học sinh bị thiếu hoặc hổng kiến thức căn bản từ cấp trung học cơ sở
(2) Nguyên nhân từ giáo viên:
Một số giáo viên chưa nắm chắc những yêu cầu kiến thức của từng bài dạy. Viêc dạy học còn dàn trải, còn nâng cao kiến thức một cách tùy tiện.
Có những giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu, kém. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh.
Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập nhanh quá khiến cho học sinh yếu kém không theo kịp bài học.
Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự “giúp đỡ” các em thoát khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu kém của chính mình và nhụt chí không tự vươn lên...
Một số giáo viên còn thiếu nghệ thuật cảm hoá học sinh yếu kém, không gây hứng thú cho học sinh thích học môn mình dạy.
(3) Nguyên nhân từ phụ huynh:
Một số phụ huynh học sinh thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em. Phó mặc mọi việc học cho nhà trường và thầy cô.
Hoặc cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học sinh lười học xin nghỉ hoặc trốn học.
Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến các em không chú tâm vào học tập.
b) Đánh giá số lượng học sinh yếu kém sau khi tham gia học phụ đạo
47
theo môn học hoặc theo nhóm lớp. Theo kết quả ở hình 3.2 cho thấy, sau khi tham gia học phụ đạo thì năng lực học tập, kiến thức của các em đã có nhiều tiến triển. Số lượng học sinh yếu kém có đã có xu hướng giảm sau mỗi học kỳ.
Hình 2.3: Kết quả Khảo sát chất lượng học sinh yếu kém sau khi tham gia học phụ đạo tại các trường THPT huyện Giồng Riềng
Nguồn: Sở GD&ĐT và các trường THPT huyện Giồng Riềng, 2018
Số lượng nhân sự giáo dục khối THPT của huyện
Đến nay, Sở GDĐT vẫn đang tiếp tục thực hiện quy hoạch nhân lực ngành giáo dục giai đoạn đến năm 2020 theo hướng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và chuẩn bị thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông từ năm học 2019-2020 theo lộ trình của Chính phủ. Vì thế, ngành giáo dục đã và đang thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo quy định. Đối với khối THPT huyện Giồng Riềng hiện có 238 cán bộ, giáo viên và nhân viên; trong đó, có 13 thạc sĩ, 4 giáo viên đang theo học Sau đại học. Nhìn chung, số lượng cán bộ, giáo viên trong ngành tăng so với năm học
48
Bảng 2.4: Số lượng giáo viên giảng dạy phụ đạo khối THPT huyện Giồng Riềng
Số lượng giáo viên dạy phụ đạo phân theo khối (GV) Năm học
Khối 10 Khối 11 Khối 12 Tổng cộng
Tổng số giáo viên, nhân viên lao
động (GV)
2015 - 2016 29 26 19 74 206
2016 - 2017 28 25 15 68 219
2017 - 2018 23 21 19 63 227
2018 - 2019 23 24 18 65 238
Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang năm 2018
Công tác thi đua khen thưởng cho các trường và giáo viên trên địa bàn huyện
Theo kết quả tổng kết năm học của Sở GD&ĐT thì, trong 4 năm qua, công tác thi đua, khen thưởng hàng năm ở các trường THPT huyện Giồng Riềng đã được triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả tích cực, góp phần tạo nên động lực quan trọng cho các trường THPT trên địa bàn huyện Giồng Riềng nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong các năm học 2016 – 2017 và 2017-2018. Điển hình, kết thúc năm học 2017-2018, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Sở GDĐT đã xem xét, đánh giá, quyết định khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học trên địa bàn huyện Giồng Riềng. Cụ thể:
UBND tỉnh công nhận 4/6 Tập thể lao động xuất sắc.
Có 02 đơn vị đạt hạng Nhất khối thi đua được tặng Cờ Thi đua gồm Trường THPT Long Thạnh, Trường PTDTNT Giồng Riềng.
UBND tỉnh tặng Bằng khen cho đơn vị đạt hạng Nhì khối thi đua: Trường THPT Thạnh Lộc
UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 01 đơn vị đạt hạng Ba khối thi đua: Trường THPT Hòa Thuận.
49
Công tác khen thưởng đối với giáo viên dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém tại các trường THPT trên địa bàn huyện
Bảng 2.5: Số giáo viên dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém được khen thưởng hàng năm tại các trường THPT trên địa bàn huyện
Số giáo viên được khen thưởng phân theo khối (GV)
Tổng (GV)
Tỷ lệ GV được khen thưởng Năm học
Khối 10 Khối 11 Khối 12
2015 - 2016 6 4 5 15 20%
2016 - 2017 6 4 5 15 22%
2017 - 2018 5 5 4 14 22%
2018 - 2019 4 4 4 12 18%
Nguồn: Thống kê từ các trường THPT huyện Giồng Riềng, 2019
Các cán bộ giáo viên tham gia công tác dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém được hưởng tiền công dạy trích từ nguồn học phí phụ đạo với định mức do trường tự ban hành. Bên cạnh đó, giáo viên còn được hưởng chế độ khen thưởng khi có thành tích trong các trường hợp: sau khóa học phụ đạo, các học sinh yếu kém có được kiến thức và đạt được điểm cao trong các kỳ thi đánh giá, điểm cao trong các học kỳ; các giáo viên được học sinh nhận xét đánh giá cao trong việc truyền tải kiến thức dễ hiểu, dễ tiếp thu; lớp học phụ đạo của giáo viên phụ trách giảng dạy đạt được điểm cao trong các kỳ đánh giá cuối khóa học,… Hàng năm có bình quân khoảng 20% số giáo viên tham gia công tác dạy phụ đạo được khen thưởng.
Hỗ trợ từ các mạnh thường quân cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Theo báo cáo tổng kết của Sở GDĐT tỉnh Kiên Giang (2018), ngành giáo dục tỉnh đã phối hợp tổ chức Chương trình tặng và bán trợ giá 500 máy tính cầm tay hiệu Casio fx-570vn plus đối với học sinh lớp 12 có hoàn cảnh gia đình khó khăn thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh, trong đó có huyện Giồng Riềng.
50
suất học bổng cho học sinh nghèo tại các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Giồng Riềng, Gò Quao, tổng kinh phí cấp phát là 250 triệu đồng.
Sở GDĐT phối hợp Hội Mắt kính thành phố Hồ Chí Minh, cửa hàng mắt kính Nhật Thành (TP. Rạch Giá) tổ chức khám, đo thị lực và tặng kính cho hơn 500 học sinh trên địa bàn tỉnh, trong đó có các trường THPT huyện Giồng Riềng.
Trong năm học 2017 - 2018, thực hiện chương trình “3 đủ”, Công Đoàn Giáo dục tỉnh đã phối hợp với chính quyền, Hội Khuyến học các cấp vận động các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ kinh phí, quần áo, trang thiết bị, đồ dùng học tập, với tổng giá trị trên 50 triệu đồng giúp đỡ các học sinh huyện Giồng Riềng có hoàn cảnh khó khăn, không đủ điều kiện đến trường.
Những sự hỗ trợ trên đã tạo điều kiện hỗ trợ, khích lệ tinh thần học tập của các học sinh khó khăn, và cả những em học sinh yếu kém.