động phụ đạo.
Mục tiêu:
Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện tốt cho hoạt động hoạt động giảng dạy chính khóa và cả hoạt động phụ đạo tại trường theo quy định của Bộ.
Nội dung:
- Nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị ở các phòng chức năng phục vụ cho giảng dạy.
- Tăng cường máy móc thiết bị phụ vụ học tập cho học sinh.
Tổ chức thực hiện:
Hiệu trưởng các trường phải coi trọng và chỉ đạo kiên quyết, chặt chẽ công tác quản lý CSVC nhà trường. Hàng năm chủ động trong kế hoạch đầu tư mua sắm mới các loại sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ cho việc
93
giảng dạy của GV và đọc sách của học sinh.
Phân công Phó Hiệu trưởng phụ trách CSVC điều hành, kiểm tra bảo quản tốt các điều kiện về phòng học, trang thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Tạo nguồn kinh phí trích từ nguồn thu của nhà trường hoặc huy động từ các doanh nghiệp, mạnh thường quân, phụ huynh học sinh trên địa bàn huyện, hoặc tỉnh để hỗ trợ, khuyến khích giáo viên tự tạo hoặc thiết kế các dụng cụ để giảng dạy.
Tăng cường cơ sở vật chất như máy tính, sách tham khảo, sách nâng cao, sách hướng dẫn giải bài tập tại phòng thư viện để không chỉ các học sinh khá giỏi mà ngay cả học sinh yếu kém có thể ôn tập, tham khảo vào giờ ngoại khóa.
Khuyến khích giáo viên thực hiện phong trào “Tự làm đồ dùng dạy học” để kích thích khả năng sáng tạo của GV. Những sản phẩm “đồ dùng dạy học”có giá trị sử dụng cao, hiệu quả trong tiết học, nhà trường cần chỉ đạo phổ biến ứng dụng đại trà và bảo quản theo đúng quy định về bảo quản thiết bị của nhà trường. Các trường nên trích khoản kinh phí từ nguồn thu học phí phụ đạo, đồng thời huy động nguồn hỗ trợ cá nhân cho phong trào này. Được như thế thì bài giảng sẽ càng thêm trực quan, sinh động và tạo ứng thú cho học sinh tham gia và tập trung nhiều vào bài giảng.
Các trường nên huy động thêm nguồn kinh phí từ các nguồn nguồn hỗ trợ của cá nhân và các mạnh thường quân trên địa bàn huyện và những nơi khác để đầu tư , nâng cấp cơ sở vật chất cho công tác dạy học.
Cần trang bị thêm cơ sở vật chất, thiết bị ở các phòng chức năng: phòng máy, phòng tin học, thư viện, phòng thực hành sinh – lý – hóa để phục vụ nhu cầu giảng dạy chung và dạy phụ đạo nói riêng.
Các trường cần tăng cường thêm máy tính trong các thư viện để tạo điều kiện cho các em học sinh có thể xem các bài giảng hoặc tìm tài liệu phục
94
vụ việc học ngoài giờ học chính khóa.
3.2.6. Tạo điều kiện giúp đỡ học sinh yếu kém là người dân tộc, hoặc con hộ nghèo cải thiện năng lực học tập
Mục tiêu:
Tạo điều kiện giúp đỡ các em học sinh yếu kém là con em người dân tộc; hoặc con em các hộ nghèo, gia đình neo đơn, khó khăn về kinh tế được tham gia học phụ đạo để cải thiện năng lực học tập và không bỏ học.
Nội dung:
- Miễn, giảm học phí phụ đạo cho các em học sinh thuộc diện hộ nghèo hoặc là con em người dân tộc Khơmer.
- Tăng cường phụ đạo những nội dung kiến thức bị hổng từ cấp hai.
- Quan tâm, giám sát, động viên các em tham gia học phụ đạo.
Tổ chức thực hiện:
- Các trường cần có kế hoạch, biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém, học sinh dân tộc ngay từ đầu năm học qua kết quả khảo sát đầu năm.
- Thống kê số liệu học sinh người dân tộc (nam, nữ) từng khối lớp về nề nếp, chất lượng học tập, tỉ lệ học sinh bỏ học, lí do tỉ lệ học sinh yếu kém, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp,….
- Khảo sát về tình hình kinh tế, gia đình của các em học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học để có biện pháp hỗ trợ.
- Đối với những học sinh yếu kém của đầu năm lớp 10, cần tổ chức ôn tập, giúp các em nắm kiến thức cơ bản ở cấp hai; yêu cầu gia đình kết hợp chặt chẽ với nhà trường.
- Tăng cường phụ đạo vào những môn có học sinh yếu nhiều như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh văn.
- Tạo điều kiện miễn hoặc giảm học phí phụ đạo cho các em học sinh yếu kém là người dân tộc Khơmer hoặc là con em của các hộ nghèo.
95
- Có cơ chế hỗ trợ cho giáo viên phụ đạo để quan tâm, giám sát và động viên các em chịu khó học tập và không bỏ học giữa chừng.
3.3. Khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của các biện pháp được đề xuất
Kết quả khảo sát, phỏng vấn các CBQL và giáo viên tại các trường THPT trên địa bàn huyện Giồng Riềng đã cho thấy các biện pháp đề xuất được liệt kê ở bảng 3. 10 là hợp lý và khả thi. Trong đó:
Nhóm các biện pháp đề xuất có mức độ khả thi cao: Nâng cao nhận
thức cho cán bộ quản lý, GV, HS, phụ huynh về hoạt động phụ đạo; Tăng cường quản lý hoạt động phụ đạo; Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả phụ đạo của GV, hoạt động học của HS yếu.
Nhóm các biện pháp đề xuất có mức độ khả thi từ thấp đến khá: Tăng
cường các biện pháp hành chính - pháp lý; Tăng cường sự phối hợp của các lực lượng liên quan để thúc đẩy hoạt động phụ đạo; Tăng cường CSVC, trang thiết bị, điều kiện thực hiện hoạt động phụ đạo.
96
Bảng 3.1: Đánh giá mức độ hợp lý và khả thi của các biện pháp đề xuất
Mức độ độ hợp lý Mức độ khả thi
STT Các biện pháp đề xuất Không hợp lý Ít hợp lý Hợp lý Khá hợp lý Rất hợp lý Không khả thi Ít khả thi Khả thi Khá khả thi Rất khả thi A
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV, HS, phụ huynh về hoạt động phụ đạo
1
Nâng cao nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của hoạt động dạy phụ đạo
- - - 11,5 88,5 - - 55,2 32,3 12,5
2
Nâng cao nhận thức của học sinh yếu kém tham gia học phụ đạo
- - - - 100,0 - - - 92,7 7,3
3
Tác động vào nhận thức của phụ huynh về việc ủng hộ, tạo điều kiện cho HS yếu kém học phụ đạo
- - - - 100,0 - - - 78,1 21,9
B Tăng cường quản lý hoạt động phụ đạo
1 Xây dựng kế hoạch phụ đạo - - - - 100,0 - - 29,2 63,5 7,3
2
Xây dựng chương trình, nội
97
Mức độ độ hợp lý Mức độ khả thi
STT Các biện pháp đề xuất Không hợp lý Ít hợp lý Hợp lý Khá hợp lý Rất hợp lý Không khả thi Ít khả thi Khả thi Khá khả thi Rất khả thi 3
Kiểm tra tình hình tiếp thu của HS để điều chỉnh phương pháp quản lý và phương pháp giảng dạy
- - - 5,2 94,8 - - 31,3 29,2 39,6
4
Đổi mới phương pháp dạy phụ đạo để phát huy năng lực học tập của HS
- - - 10,4 89,6 - - 36,5 63,5 -
5
Nâng cao năng lực sư phạm của GV, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV dạy phụ đạo
- - - 38,5 61,5 - - 30,2 33,3 36,5
C
Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả phụ đạo của GV, hoạt động học của HS yếu.
1 Xây dựng kế hoạch, thời gian
kiểm tra - - - - 100,0 - - - 26,0 74,0
2
Khảo sát chất lượng học tập của HS và giảng dạy của GV định kỳ trong giờ phụ đạo
- - - - 100,0 - - 26,0 36,5 37,5
3
Kiểm tra đột xuất chất lượng
98
Mức độ độ hợp lý Mức độ khả thi
STT Các biện pháp đề xuất Không hợp lý Ít hợp lý Hợp lý Khá hợp lý Rất hợp lý Không khả thi Ít khả thi Khả thi Khá khả thi Rất khả thi 4
Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra chuyên môn, giáo án của GV dạy phụ đạo
- 39,6 60,4 - - - - 39,6 60,4 -
5
Kiểm tra đột xuất công tác chuyên môn, giáo án của GV dạy phụ đạo
- 37,5 62,5 - - - - 42,7 57,3 -
6
Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả phụ đạo của GV và chất lượng học tập của HS
- - - 75,0 25,0 - - - 91,7 8,3
7 Tổ chức sơ kết, tổng kết, chia sẻ
và rút kinh nghiệm - - - 28,1 71,9 - - - 68,8 31,3
D Tăng cường các biện pháp hành chính-pháp lý
1 Ban hành các quy định rõ ràng - - - 38,5 61,5 - - 15,6 46,9 37,5
2 Xử phạt sai phạm nghiêm túc - - 33,3 42,7 24,0 - - 33,3 50,0 16,7
3 Kiểm tra, giám sát thường
99
Mức độ độ hợp lý Mức độ khả thi
STT Các biện pháp đề xuất Không hợp lý Ít hợp lý Hợp lý Khá hợp lý Rất hợp lý Không khả thi Ít khả thi Khả thi Khá khả thi Rất khả thi 4
Quy định chế độ thông tin, báo cáo hoạt động dạy phụ đạo của các bộ phận
- - 63,5 24,0 12,5 - - 63,5 30,2 6,3
E
Tăng cường sự phối hợp của các lực lượng liên quan để thúc đẩy hoạt động phụ đạo
1 Phối hợp với PH có con học phụ
đạo - - - 93,8 6,3 - - 18,8 36,5 44,8
2 Phối hợp với Ban đại đại diện
cha mẹ HS - - - - 100,0 - - 64,6 33,3 2,1
3
Thường xuyên thu thập thông tin, ý kiến phản hồi từ mọi thành viên trong nhà trường
- - - - 100,0 - - 68,8 25,0 6,3
F
Tăng cường CSVC, trang thiết bị, điều kiện, thực hiện hoạt động phụ đạo
1
Tăng nguồn kinh phí cho hoạt động phụ đạo (mua sắm dụng cụ dạy học, trang thiết bị, chế phụ cấp cho GV dạy phụ đạo)
100
Mức độ độ hợp lý Mức độ khả thi
STT Các biện pháp đề xuất Không hợp lý Ít hợp lý Hợp lý Khá hợp lý Rất hợp lý Không khả thi Ít khả thi Khả thi Khá khả thi Rất khả thi 2
Tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học hiện có của trường
- - - 34,4 65,6 - - 28,1 65,6 6,3
3
Giới thiệu và cung cấp tài liệu phục vụ cho chuyên môn, việc giảng dạy của GV
- - - 36,5 63,5 - - 27,1 69,8 3,1
4 Sắp xếp thời gian hợp lý cho
việc phụ đạo - - - 29,2 70,8 - - - 36,5 63,5
101
Tiểu kết chương 3:
Dựa trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động phụ đạo học sinh yếu kém của các trường THPT huyện Giồng Riềng đã nêu ở chương 2, kết hợp với cơ sở lý luận dạy học, lý luận quản lý hoạt động dạy học, đồng thời đối chiếu với mục tiêu đào tạo và tình thình thực tế, tác giả đã đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường THPT trên địa bàn huyện.
102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận
Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ và yêu cầu bức thiết của ngành GD&ĐT nói chung và của các trường THPT Giồng Riềng nói riêng.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến chất lượng dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém, trong đó việc quản lý dạy học là yếu tố quan trọng. Do đó CBQL các trường cần phải làm tốt công tác quản lý hoạt động giảng dạy trong đó có hoạt động dạy phụ đạo.
Quản lý hoạt động phụ đạo học sinh yếu kém là quá trình CBQL hoạch định và tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém của giáo viên nhằm bổ sung, ôn tập, củng cố hệ thống kiến thức, rèn luyện kỹ năng tương ứng, nâng cao và hoàn thiện năng lực học tập của HS yếu ở những môn học nhất định nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Công tác dạy phụ đạo khối THPT huyện Giồng Riềng tuy đã có những thành tựu về nhiều mặt song vần còn một số hạn chế, tồn tại như:
- Nhận thức và thái độ của một số CBQL và giáo viên còn hạn chế.
- Thiếu kinh phí và thời gian hỗ trợ cho hoạt động phụ đạo HS yếu.
- Thực hiện các chức năng kiểm tra, giám sát còn qua loa, chưa thực sự
tốt, chưa phát hiện được những bất cập nên điều chỉnh không kịp thời.
- Việc khai thác sử dụng internet và ứng dụng CNTT vào trong giảng
dạy chưa được nhiều.
- Việc huy động nguồn tài trợ bên ngoài còn hạn chế, chưa hỗ trợ được
nhiều cho học sinh yếu kém, phần lớn vẫn là hỗ trợ cho các em học sinh giỏi, con nhà khó khăn.
- Một số trường vẫn còn thiếu cơ sở vật chất để phục vụ công tác dạy
103
Để nâng cao chất lượng dạy học phụ đạo và nâng cao hiệu quả quản lý công tác dạy phụ đạo, cần thực hiện các biện pháp một cách đồng bộ như sau:
- Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, học sinh, phụ huynh về hoạt
động phụ đạo HS yếu
- Tăng cường quản lý hoạt động phụ đạo
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động phụ đạo
- Tăng cường phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động phụ đạo
- Tăng cường CSVC, điều kiện, phương tiện thực hiện hoạt động phụ đạo
- Với những căn cứ trên, xét tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp trên.
Khuyến nghị
Đối với Bộ giáo dục & đào tạo:
Cần có văn bản hướng dẫn chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh trên phạm vi toàn quốc để có sự chỉ đạo thống nhất chung trong điều hành công tác quản lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để CBQL cấp cơ sở thực thi công tác quản lý và trên cơ sở đó phát huy được khả năng sáng tạo của mình.
Đối với Sở giáo dục & đào tạo:
Cần tăng cường giám sát việc thực hiện Thông tư số 36/2017/TT- BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GDĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Tiếp tục đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, bộ máy, tài chính cho các đơn vị theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.
Cần tăng cường tổ chức các buổi thảo luận về phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu kém, đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra, có chế độ đãi ngộ cho giáo viên tham gia hoạt động dạy phụ đạo để tạo động lực cho CBQL, GV an tâm và tích cực tham gia cống hiến.
104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bùi Minh Hiền (2008), Lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
2. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
3. Bùi Văn Quân (2007), Kế hoạch, chiến lược và chính sách giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
4. Dương Thị Ngọc Diệp (2012), Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS Quận 3, TP. Hồ Chí Minh