Thực trạng quản lý việc thực hiện kế hoạch phụ đạohọc sinh yếu kém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phụ đạo học sinh yếu kém về năng lực học tập ở các trường trung học phổ thông huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 63 - 69)

nội dung liên quan đến hoạt động phụ đạo cho học sinh yếu kém được liệt kê ở bảng 2.7 đều được triển khai thực hiện ở các trường. Những nội dung này đã được các trường THPT của huyện đưa vào thực hiện khá tốt. Trong đó có 5 nội dung quan trọng nhất mà các chương trình phụ đạo của các trường quan tâm, thực hiện và được ưu tiên hàng đầu đó là: (i) Lập kế hoạch bài dạy, nội dung phù hợp với học sinh học sinh yếu kém ; (ii) Nội dung đã học theo chương trình; (iii) Những nội dung HS chưa hiểu; (iv) Những nội dung do tổ trưởng bộ môn đề xuất; (v)Nội dung do thầy cô được phân công chọn lựa.

Phần lớn các nội dung dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém được đề xuất bởi các giáo viên trực tiếp đứng lớp, hoặc do Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Điều này đúng với thực tế, bởi các em học sinh yếu kém rất đa dạng, có những em mất kiến thức căn bản từ các lớp dưới, có những em do khả năng tiếp thu chậm nên yếu đều các môn hoặc có những em chỉ yếu một môn,… Trong khi đó giáo viên bộ môn là người trực tiếp giảng dạy, nắm bắt được khả năng học tập và tâm tư nguyện vọng của các em. Do đó nội dung được các thầy cô bộ môn đề xuất để dạy phụ đạo sẽ phù hợp với đối tượng học sinh yếu kém để giúp các em nắm được các kiến thức cơ bản.

Như vậy, nhìn chung, các trường THPT huyện Giồng Riềng đã bám sát các nội dung dạy học trong chương trình giảng dạy; tôn trọng các đề xuất ý kiến của giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy, và đáp ứng tâm tư nguyện vọng của học sinh yếu kém để thiết kế các nội dung học phụ đạo.

2.6.3. Thực trạng quản lý việc thực hiện kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém yếu kém

Thực hiện kế hoạch dạy phụ đạo

56

-2018 và 2018-2019 của các trường THPT Hòa Hưng; THPT Giồng Riềng; THPT Bàn Tân Định, THPT Hòa Thuận, THPT Thạnh Lộc và THPT Long Thạnh cho thấy: Kế hoạch dạy phụ đạo của các trường đều được phân công cụ thể cho các đối tượng có liên quan gồm:

- Ban giám hiệu nhà trường: Có trách nhiệm lên kế hoạch, phân công cụ thể giáo viên giảng dạy, phân công kiểm tra, giám sát và giải quyết các công việc phát sinh trong các buổi dạy thêm, học thêm. Cuối học kỳ, nhà trường báo cáo hoạt động dạy thêm, học thêm về Sở GDĐT qua Phòng Giáo dục trung học theo quy định.

- Tổ trưởng chuyên môn: Có trách nhiệm triển khai kế hoạch cụ thể đến giáo viên trong tổ về thời gian thực hiện, những kiến thức và kỹ năng cần dạy cho học sinh ở từng khối lớp, động viên giáo viên thực hiện tốt hoạt động này và có kế hoạch theo dõi, kiểm tra.

- Giáo viên giảng dạy: Chịu trách nhiệm xây dựng nội dung giáo án cụ thể cho từng tiết dạy theo thời khoá biểu. Trong quá trình dạy GV được yêu cầu phải chú ý hướng dẫn học sinh tinh thần và ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện, phát huy sự hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập. GV phải rèn luyện kỹ năng làm bài phù hợp với đặc điểm của từng bộ môn.

- Giáo viên chủ nhiệm: Có trách nhiệm phải thường xuyên theo dõi học sinh lớp mình thực hiện đúng nội quy lớp học và có biện pháp giúp các em học đạt kết quả tốt. Liên hệ với phụ huynh học sinh để trao đổi về kết quả học tập phụ đạo của các em.

Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp

Trong năm 2017, theo Quyết định số 655/QĐ-UBND ngày 24/3/2017 của UBND tỉnh Kiên Giang, Sở GDĐT đã triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo giai đoạn 2016-2020”.

57

các CBQL giáo dục ở các cấp từ tỉnh đến huyện về: “Quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”; Hội thảo chuyên đề “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang và vai trò của Hiệu trưởng”; Hội thảo chuyên đề “Trao đổi kinh nghiệm ứng dụng Công nghệ thông tin xây dựng, quản lý và sử dụng ngân hàng câu hỏi thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá”.

Trong đó, 100% CBQL các trường THPT huyện Giồng Riềng đã được bồi dưỡng, nâng cao năng lực, nghiệp vụ quản lý trường học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó có bao gồm các buổi tập huấn về công tác giảng dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém.

Hình thức và thời gian dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém

Bảng 2.8: Hình thức và thời gian dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém THPT

Mức độ thực hiện

STT HÌNH THỨC

VÀ THỜI GIAN PHỤ ĐẠO T K TB Yếu Không

thực hiện

1 Theo kế hoạch của nhà trường 100,0 2 Dạy ngoài thời gian học chính khóa trên

lớp (thực hiện TKB phụ đạo của trường) 69,8 30,2

3 Dạy ở trường 100,0

4 Dạy học theo nhóm hoặc theo khối

dự kiến thi Đại học 100,0

5 Theo sự đề nghị của phụ huynh 30,2 69,8

6 Kèm cặp riêng 26,0 74,0

7 Có sự hỗ trợ của các HS khá, giỏi 34,4 65,6

8 Theo sự đề nghị của HS 39,6 60,4

9 Dạy cho HS lúc nào rảnh rỗi 37,5 62,5

10 Dạy buổi tối 100,0

58

Theo kết quả phỏng vấn ở bảng 2.8, hình thức và thời gian dạy phụ đạo ở các trường THPT huyện Giồng Riềng đều được thực hiện theo kế hoạch chung của nhà trường.

Phần lớn các trường sắp xếp thời khóa biểu phụ đạo ngoài thời gian học chính khóa trên lớp, thường là học buổi chiều; hoặc có những trường linh động dạy vào những khi trống tiết hoặc Chủ nhật, tuy nhiên trường hợp này không nhiều. Và các trường không dạy vào buổi tối, vì không phù hợp với hoạt động phụ đạo trong nhà trường do điều kiện sơ sở vật chất còn hạn chế, điều kiện đi lại vào ban đêm không an toàn với một số học sinh, đặc biệt là học sinh nữ.

Hoạt động phụ đạo có trong kế hoạch hoạt động giảng dạy của nhà trường cho nên hoạt động phụ đạo được thực hiện tại trường để tiện quản lý, kiểm tra, giám sát, hoạt động giảng dạy.

Các trường thường tập trung học sinh yếu kém ở các lớp và tiến hành dạy theo từng bộ môn và từng khối lớp riêng biệt để đảm bảo các em được học theo chương trình phù hợp và dễ dàng theo kịp bài giảng.

Một số trường hợp các em học sinh yếu kém học phụ đạo nhưng vẫn không theo kịp bài thì giáo viên dạy kèm riêng, nhưng hoạt động này mức độ thực hiện vẫn còn ở mức trung bình hoặc yếu. Một số trường khuyến khích các bạn học sinh khá giỏi hỗ trợ kèm bài giúp các bạn yếu kém trong lớp để cùng tiến bộ, tuy nhiên hầu như hoạt động này rất ít được thực hiện. Do các em học sinh yếu kém thiếu căn bản một hoặc nhiều môn, do đó các trường ưu tiên bồi dưỡng, lấp lỗ hổng kiến thức cho các em trước.

Còn việc dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém theo khối thi Đại học thì hầu như các trường triển khai thực hiện còn rất yếu. Nguyên nhân là do năng lực học tập của các em còn yếu về căn bản, do đó cần phải ưu tiên bổ sung lại những kiến thức còn hổng.

59

Tổ chức, thực hiện kế hoạch dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém

Bảng 2.9: Đánh giá việc tổ chức, thục hiện kế hoạch phụ đạo cho học sinh yếu kém

Mức độ thực hiện TT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHỤ ĐẠO T K TB Yếu Không thực hiện Mức độ quan trọng

1 Thực hiện theo kế hoạch đã xây

dựng 70,8 22,9 6,3 - - 1

2 Yêu cầu GVCN tham gia quản lý

HS học phụ đạo 66,7 30,2 3,1 - - 2

3 Chế độ khuyến khích GV dạy phụ

đạo phù hợp 15,6 56,3 28,1 - - 3

4

Khảo sát chất lượng HS đầu năm học, tiến hành thống kê số liệu, xác định và phân loại HS yếu kém

33,3 59,4 7,3 - - 4

5 Tổ chức đánh giá kết quả phụ đạo

chu đáo, khách quan 24,0 74,0 2,1 - - 6

6

Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ HS, với phụ huynh HS yếu kém

41,7 53,1 5,2 - - 8

7 Nhà trường chọn lựa GV dạy phụ đạo 68,8 19,8 11,5 - - 11 8 Có tổ chức trao đổi rút kinh

nghiệm nhóm 26,0 12,5 61,5 - - 10

9

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hướng dẫn cho GV phụ đạo

12,5 28,1 51,0 - 8,3 9

10 Thành lập các nhóm phụ đạo hợp lý 18,8 70,8 10,4 - - 12 11 Sử dụng nguồn kinh phí dành cho

hoạt động dạy phụ đạo phù hợp 34,4 60,4 5,2 - - 7 12 Huy động nguồn kinh phí cho

hoạt động phụ đạo 5,2 84,4 10,4 - - 5

60

Kết quả khảo sát lấy ý kiến đánh giá của 78 giáo viên và CBQL về tổ chức thực hiện hoạt động phụ đạo cho học sinh yếu kém ở các trường được đánh giá ở bảng 2.9 như sau:

 “Đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch đã xây dựng“ là chỉ tiêu được đánh giá là quan trọng nhất. Tiêu chí này đảm bảo cho hoạt động dạy phụ đạo của các trường diễn ra đúng như kế hoạch đã xây dựng và đảm bảo được chất lượng giảng dạy.

 Việc yêu cầu GVCN tham gia quản lý học sinh phụ đạo được 66,7% người phỏng vấn cho rằng thực hiện tốt; 33,3% đánh giá thực hiện ở mức khá. Nội dung này quan trọng thứ 2, vì GVCN gần gũi với học sinh, và phụ trách lớp nên sẽ có nhiều thời gian để quan tâm, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, và năng lực học tập của học sinh. Do đó sẽ giúp đưa ra được các biện pháp giải quyết kịp thời và phù hợp.

 Khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học, tiến hành thống kê số liệu, xác định và phân loại HS yếu kém được đánh giá là vấn đề có tầm quan trọng thứ 4. Việc làm này sẽ giúp các trường phân loại được đối tượng học sinh yếu kém để sắp xếp các em vào những lớp học phù hợp, chọn lựa giáo viên dạy phụ đạo một cách đúng đắn và xây dựng những bài giảng thích hợp với những kiến thức bị hỏng. Việc làm này được triển khai thực hiện khá tốt tại các trường. Nhưng vẫn có 13,5% số người phỏng vấn đánh giá rằng công tác này thực hiện ở trường của họ chỉ ở mức trung bình.

 Các nhóm yếu tố: Tổ chức đánh giá kết quả phụ đạo chu đáo, khách quan; Có tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm nhóm dạy phụ đạo; Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, với phụ huynh học sinh yếu kém; Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hướng dẫn cho giáo viên dạy phụ đạo thực hiện chỉ ở mức độ trung bình, khá. Thực tế cho thấy: việc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và việc đánh giá kết quả phụ đạo khách quan sẽ là hoạt

61

động rất cần thiết để giúp BGH nhà trường có cái nhìn tổng quát, kiểm tra, giám sát và điều chỉnh lại hoạt động dạy phụ đạo đảm bảo đạt chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, các nhóm yếu tố này được triển khai ở các trường phần lớn chỉ dừng ở mức độ trung bình hoặc khá. Ngoài ra, có những ý kiến cho rằng các nhóm yếu tố này có mức độ không quan trọng như các yếu tố khác đã nêu ở trên. Chính vì vậy, đây có thể là nguyên nhân khiến những người được phỏng vấn đánh giá việc thành lập các nhóm phụ đạo hợp lý chưa thực sự tốt mà chỉ ở mức trung bình, khá.

 Bên cạnh đó, khảo sát cho thấy, kể cả giáo viên và CBQL đều đánh giá rằng: chế độ khuyến khích giáo viên dạy phụ đạo phù hợp được cho là có mức độ quan trọng thứ 3. Ý kiến này cho thấy giáo viên chưa thực sự có sự quan tâm đối với việc phụ đạo, quan tâm tới đối tượng học sinh yếu kém. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề các trường cần phải quan tâm đến giáo viên dạy phụ đạo. Vì ngoài việc yêu nghề, thì đảm bảo thu nhập cho giáo viên cũng là yếu tố giúp các giáo viên an tâm, và tập trung nhiều hơn vào công việc giảng dạy. Việc huy động nguồn kinh phí phụ đạo chủ yếu thu từ phụ huynh học sinh và hầu hết đều được phụ huynh đồng tình; các trường chưa huy động được các nguồn hỗ trợ khác. Việc sử dụng, phân phối nguồn kinh phí cho hoạt động dạy phụ đạo ở các trường được thực hiện ở mức khá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phụ đạo học sinh yếu kém về năng lực học tập ở các trường trung học phổ thông huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)