Thực trạng quản lý kế hoạch hoạt động phụ đạohọc sinh yếu kém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phụ đạo học sinh yếu kém về năng lực học tập ở các trường trung học phổ thông huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 58 - 62)

Căn cứ pháp lý về hoạt động giảng dạy phụ đạo

Công tác dạy thêm, học thêm (bao gồm dạy phụ đạo) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện Giồng Riềng nói riêng được thực hiện căn cứ theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GDĐT Ban hành quy định về dạy thêm, học thêm; và Quyết định số 2081/QĐ-UBND ngày 04/10/2012 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc Ban hành quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Căn cứ vào 02 văn bản quy phạm pháp luật trên, đã quy định đối với trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường cần thực hiện các bước sau:

(1) Học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học

51

sinh) có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.

(2) Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh.

(3) Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

(4) Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách giáo viên dạy thêm, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khoá biểu dạy thêm phù hợp với học lực của học sinh

Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm được quy định ở Điều 10 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT như sau:

(1) Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế về vệ sinh trường học và Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông, trong đó có các yêu cầu tối thiểu:

(2) Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn; ở xa các trục đường giao thông lớn, sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở.

(3) Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên; được thông gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh.

52

căn cứ theo 02 văn bản quy định trên, đã giúp tăng quyền chủ động của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch dạy học/giáo dục gắn với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý. Hàng năm, Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện Giồng Riềng đăng ký hoạt động giảng dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém với Sở GD&ĐT.

Hàng năm, vào đầu năm học, Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện Giồng Riềng trình kế hoạch dạy thêm, học thêm (trong đó bao gồm cả giảng dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém) để đăng ký với Sở GD&ĐT. Sở GD&ĐT tiến hành xét duyệt và ban hành Giấy phép dạy học khi kế hoạch của các trường đảm bảo các điều kiện: xây dựng theo đúng các quy định giáo dục hiện hành; đã có thỏa thuận và đạt được sự đồng tình của Ban Phụ huynh học sinh các trường. Cụ thể điển hình, năm học 2017 – 2018, trường THPT Hòa Hưng trình kế hoạch học thêm, dạy thêm lên đã trình Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang, và đã được cấp phép giảng dạy theo Giấy phép dạy học số 26/2017/GDtrH ngày 13/10/2017 của Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang.

Thông tin chính về hoạt động phụ đạo

Mục tiêu và một số nội dung chính của hoạt động phụ đạo cho học sinh (bao gồm học sinh yếu kém) ở các trường THPT huyện Giồng Riềng như sau:

- Giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông;

- Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông.

- Thời gian giảng dạy bắt đầu từ tháng 9 hàng năm đến hết tháng 4 năm sau. - Các môn dạy thêm thường là các môn nằm trong danh sách thi Đại học, cụ thể như Toán, Tiếng Anh, Lý, Hóa, Ngữ văn, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân.

53

tiết/tuần đối với khối 10 và 11; đối với lớp 12, dạy trung bình khoảng 10-12 tiết/tuần.

- Mức thu tiền học sinh học phụ đạo được thông qua sự thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với các trường, mức thu tùy theo từng trường. Mức thu bình quân là 4.500 đồng/tiết/học sinh/môn học.

- Quản lý tiền dạy thêm được chi theo định mức theo quy chế chi tiêu nội bộ của từng trường, với các khoản chi cụ thể như sau:

 Chi cho giáo viên trực tiếp dạy thêm từ 70 - 80%.

 Chi cho tài liệu phục vụ giảng dạy; tiền điện, nước; mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm: từ 7 - 10%.

 Chi khen thưởng học sinh: 2-3%.

 Chi cho công tác quản lý: 7 - 10%.

Trong các năm qua, các trường THPT huyện Giồng Riềng đã có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất bố trí và các điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo Công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010 của Bộ GDĐT. Thời gian dạy học 2 buổi/ngày được bố trí cho các hoạt động phụ đạo học sinh yếu; bồi dưỡng học sinh giỏi; và tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo phù hợp với đối tượng học sinh. Trong đó, Đối với các lớp học phụ đạo thường được tổ chức vào buổi chiều (các lớp học chương trình chính khoá vào buổi sáng, buổi chiều còn trống phòng).

Kết quả khảo sát 96 CBQL và giáo viên ở bảng 2.6 cho thấy mục tiêu dạy phụ đạo cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn phân theo mức độ quan trọng gồm: Củng cố, hệ thống hóa kiến thức; bổ sung kiến thức còn thiếu; rèn luyện kỹ năng giải bài tập; hướng dẫn cho học sinh học tập ở nhà; rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra và nâng cao chất lượng toàn diện, hạn chế học sinh lưu ban. Đa số các trường đều thực hiện các mục tiêu này từ mức độ khá trở lên, trong đó mức độ khá chiếm phần đông.

54

Bảng 2.6: Mục tiêu phụ đạo cho học sinh yếu kém ở trường

Mức độ thực hiện (%)

STT Mục tiêu phụ đạo cho HS yếu

kém về năng lực học tập Mức độ quan trọng T K TB Yếu Không thực hiện 1 Củng cố, hệ thống hóa kiến thức 1 77,1 22,9 2 Bổ sung kiến thức còn thiếu 3 75,0 25,0 3 Rèn luyện kỹ năng giải bài tập 2 33,3 66,7 4 Hướng dẫn cho HS học tập ở nhà 5 35,4 64,6 5 Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra 6 36,5 63,5 6 Nâng cao chất lượng toàn diện, hạn

chế HS lưu ban 4 40,6 59,4

Nguồn: Kết quả phỏng vấn tháng 3/2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phụ đạo học sinh yếu kém về năng lực học tập ở các trường trung học phổ thông huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)