Để hoạt động phụ đạo HS yếu đạt hiệu quả cao, nhà quản lý cần chú ý thực hiện quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm tranh thủ được các tiềm lực về vật chất và tinh thần hỗ trợ cho
35
hoạt động dạy học phụ đạo học sinh yếu kém. Quản lý phối hợp gồm: - Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường + Phối hợp với Phó Hiệu trưởng, các Tổ trưởng chuyên môn
Phó Hiệu trưởng và các Tổ trưởng chuyên môn là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công trong công tác quản lý của HT về việc quản lý HĐDH nói chung và hoạt động phụ đạo HS yếu kém nói riêng. Do đó, Hiệu trưởng cần phải phối hợp chặt chẽ với Phó Hiệu trưởng và các Tổ trưởng chuyên môn để theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch và chương trình dạy học phụ đạo theo thời khóa biểu; chỉ đạo, tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm, hoàn thiện hổ sơ, sổ sách chuyên môn nghiệp vụ.
+ Phối hợp với GVCN, GVBM
GV là một trong những thành tố quan trọng trong quá trình dạy học, tạo nên sự thành công trong việc đào tạo con người phát triển toàn diện. Người GV là động lực quan trọng bậc nhất của quá trình dạy học. Do vậy, HT phải phối hợp cùng GV để nắm thông tin phản hồi từ GV và HS nhằm kịp thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị cũng như chấn chỉnh những biểu hiện tiêu cực trong quá trình dạy học phụ đạo.
- Quản lý phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường
+ Phối hợp với gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh sống, lớn lên và hình thành nhân cách. Gia đình là cơ sở để duy trì nòi giống con người và là cơ sở của giáo dục thế hệ trẻ đang lớn lên. Gia đình có ý nghĩa to lớn đối với việc đào tạo con người, hình thành nhân cách.
Nhà trường và gia đình phối hợp với nhau nhằm đạt được sự thống nhất về các yêu cầu giáo dục cũng như tác động giáo dục của tất cả người lớn, giúp cho nhân cách của trẻ được phát triển đúng đắn và toàn diện.
Trong hoạt động phụ đạo HS yếu kém, HT cần quản lý tốt công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc phụ đạo đến cha mẹ HS để có
36
được sự đồng thuận của PH, giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ đề ra. + Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS.
+ Phối hợp với các lực lượng xã hội khác (hội khuyến học, chính quyền địa phương).
Quản lý phối hợp các lực lượng phải đảm bảo tính thống nhất về quan điểm, chỉ đạo phương pháp cách thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi lực lượng trên cơ sở hướng đến mục tiêu chung của hoạt động phụ đạo HS yếu ở trường THPT.