Hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trường đại học đồng tháp (Trang 33 - 37)

Thực chất HĐNCKH chính là các quá trình NCKH. Đó là hoạt động sản xuất tinh thần mà sản phẩm của nó là hệ thống tri thức KH tham gia ngày càng sâu sắc và đầy đủ vào quá trình sản xuất vật chất và mọi mặt của đời sống xã hộị Ở một góc độ nào đó, đứng trên quan điểm thực tiễn thì “KH” và “HĐNCKH” có thể được hiểu là hai khái niệm đồng nghĩạ “Về bản chất”, người ta hiểu “Hoạt động KH”chính là NC. Bởi thế, tiếp theo đây chúng tôi sẽ

sử dụng “KH” và “NC” như hai khái niệm đồng nghĩa [34, tr 3]. Khi ta nói HĐNCKH hay NCKH thì lẽ tất yếu là nó sẽ tạo ra những tri thức KH và khi ta nói KH thì đó là kết quả, là sản phẩm tất yếu của HĐNCKH. KH và HĐNCKH là hai mặt của một vấn đề thống nhất, không thể tách rờị

Các khái niệm “HĐNCKH”, “NCKH” đều có ngoại diên hẹp hơn khái niệm “Hoạt động KH”. Thuật ngữ “Hoạt động KH” bao gồm các hoạt động khác nhau trong lĩnh vực KH. Hoạt động KH&CN bao gồm:

− HĐNCKH

− Hoạt động dịch vụ KH&CN − Hoạt động CGCN

HĐNCKH là một nội dung của hoạt động KH&CN. Với tư cách là một nội dung của hoạt động KH&CN, HĐNCKH được hiểu là tổ hợp những NC cơ bản, NC ứng dụng và triển khai được thực hiện đểđạt mục tiêu của KH đã

đặt rạ Trong một tổ chức, người ta nói HĐNCKH là chỉ một lĩnh vực hoạt

động đặc thù, để phân biệt với các lĩnh vực hoạt động khác như hoạt động sản xuất, hoạt động GD...

Sau đây, chúng tôi đề cập đến một số vấn đề quan trọng trong HĐNCKH:

Nguồn lực nghiên cứu khoa học

Nguồn lực NCKH là tất cả các nguồn lực phục vụ cho HĐNCKH, bao gồm con người (nhân lực), nguồn lực về vật chất (vật lực), tài chính (tài lực) và nguồn thông tin (tin lực).

người có đủ phẩm chất và năng lực trí tuệ để trực tiếp tham gia NCKH, thường là những người có tài năng, được đào tạo chu đáọ Trong các trường

ĐH, nguồn nhân lực NCKH chủ yếu là ĐNGV và cán bộ có trình độ từ ĐH trở lên. Điều quan trọng nhất của nhân lực KH là khả năng sáng tạo và lòng yêu KH. Nguồn nhân lực KH có vai trò là tiền đề quyết định kết quả của hoạt

động KH. “Nhân lực KH là tiềm năng của mọi tiềm năng, là nhân tố quan trọng nhất tạo ra mọi thành công không những cho KH, mà còn cho tất cả các lĩnh vực hoạt động khác của nhân loại”[22, tr 254].

Nguồn tài lực NCKH là nguồn tài chính chi phí cho HĐNCKH và chi phí đầu tư cho KH&CN, gồm: Ngân sách của nhà nước chi cho HĐNCKH và đầu tư cho KH. Kinh phí của tổ chức dành cho NCKH. Đầu tư tài trợ của các chương trình, dự án, các tổ chức và cá nhân.

Nguồn vật lực NCKH là toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, vật tư

chuyên dùng trong NCKH, bao gồm: Cơ sở hạ tầng như trụ sở làm việc, phòng thí nghiệm, nhà xưởng nơi NC, thực nghiệm. Máy móc thiết bị kỹ thuật dùng cho NCKH. Nguyên liệu, vật tư kỹ thuật dùng trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm, văn phòng phẩm...

Nguồn thông tin cho HĐNCKH học bao gồm bao gồm nguồn thông tin cung cấp cho chủ thể tham gia NCKH và nhà QL, với tư cách là đầu vào của NCKH bao gồm một số loại sau: Thông tin “Nguyên liệu”cho NC do người NC thu thập được qua NC khảo sát, điều tra hoặc thực nghiệm. Nguồn thông tin này gồm sách, tài liệu báo cáo KH trong và ngoài trường, thu thập

được của các đồng nghiệp đi trước, tài liệu trong các phòng tư liệu, các kho dự trữ, số liệu thống kê...và đặc biệt từ mạng Internet. Thông tin về PP NC. Thông tin về PP xử lý dữ liệu có hai loại (xử lý các dữ liệu định lượng và xử

lý các dữ liệu định tính). Thông tin về các nguồn lực. Nguồn thông tin QL trong nội bộ tổ chức liên quan đến HĐNCKH giữa các bộ phận, cá nhân phản ánh các mối liên hệ công tác và trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ với nhaụ Thông tin luôn là mạch máu, là điều kiện sống còn của QL. Sức mạnh của tin

lực NCKH biểu hiện ở số lượng và chất lượng thông tin. Chất lượng của thông tin được đánh giá ở tính khách quan, độ chính xác và sự kịp thờị

Đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học

Hoạt động NCKH có một sốđặc điểm nổi bật sau đây:

− Tính mới: NCKH luôn hướng tới những phát hiện hoặc sáng tạo mới, không chấp nhận sự lặp lại cái cũ.

Tính thông tin: Sản phẩm của NCKH có thể coi là những thông tin mới, đó là kết quả của quá trình khai thác và xử lý thông tin.

Tính khách quan: Để đảm bảo khách quan, người NC không thể

nhận định theo ý muốn chủ quan, không thể kết luận thiếu kiểm chứng mà phải luôn xem xét kỹ càng vấn đề NC.

Tính tin cậy: Kết quả NC phải được kiểm chứng bởi thực tiễn hay những luận chứng KH tin cậỵ

Tính mạnh dạn, mạo hiểm: Nhà NC phải dám đảm nhận những vấn

đề chưa có ai NC hoặc các lĩnh vực mới mẻ, thậm chí dám lật lại những thành tựu đã được xác nhận trước đây để tìm ra kết quả mớị Tất nhiên khả năng rủi ro, thất bại trong NCKH là điều bình thường. Điều quan trọng là phải biết chấp nhận rủi ro và rút kinh nghiệm, biết cách học hỏi từ các sai lầm.

Tính kinh tế: Sứ mệnh của NCKH là góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải biến thế giớị Tuy nhiên, ở tầm vi mô, trong rất nhiều trường hợp NC không thể coi lợi nhuận kinh tế là mục đích trực tiếp. Lao động NCKH hầu như không thểđịnh mức chính xác như sản xuất vật chất; hiệu quả kinh tế của NCKH rất khó xác định. Trong hoàn cảnh hiện nay, nhất là trong các trường

ĐH thì chúng ta vẫn phải cân nhắc tính toán kỹ càng khi đầu tư vào từng công trình NC.

Các mức độ và hình thức nghiên cứu khoa học

Có nhiều cách khác nhau, nhiều cơ sở khác nhau để phân loại các mức

độ và hình thức của NCKH. Sau đây là một số cách phân loại thông thường: − Nếu dựa vào nội dung và đặc điểm của công trình [25, tr 7] thì ta

có: Báo cáo về một đề tài KH nào đó, bài báo, chuyên khảo, bản tổng kết về

hoạt động KH, bài phê bình có tính KH, đề cương trình bày tổng quát một chủ đề gì đó và các luận án KH.

− Nếu dựa vào mức độ của công trình NC trong thực tiễn trong GD&ĐT thì ta có các hình thức: Bài tập NCKH, khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ hoặc luận án tiến sỹ KH.

− Nếu dựa vào trình độ và mục đích của công trình NC [47, tr 45] thì có các loại hình NCKH: NC cơ bản có mục đích tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức mới, những giá trị mới cho nhân loạị NC cơ bản đi sâu NC bản chất và quy luật vận động của thế giới; NC ứng dụng có mục đích là tìm cách vận dụng những tri thức cơ bản để tạo ra những quy trình công nghệ mới, những nguyên lý mới trong QL kinh tế, xã hội; NC triển khai là loại hình NC có mục

đích tìm khả năng áp dụng đại trà các kết quả NC ứng dụng vào thực tế cuộc sống; NC dự báo có mục đích tìm tòi, phát hiện những triển vọng, những khả

năng, xu hướng mới của sự phát triển KH và thực tiễn.

− Nếu dựa vào chức năng của quá trình NC [25, tr 17] thì ta có: NC mô

tả là quá trình NC để trình bày về một hiện tượng, sự việc một cách chuẩn xác, có trình tự, có hệ thống nhằm giúp mọi người hiểu được vấn đề, để phổ

biến cho mọi người hưởng ứng, làm theo; NC giải thích là NC để lập luận, để

kiến giải một vấn đề nào đó trên cơ sở KH. Giải thích ở đây là làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và tính quy luật chi phối quá trình vận động và phát triển của sự việc, sự vật mà ta cần giải thích; NC tiên đoán là NC để

ngoại suy thấy được trước các xu thế vận động và PT của sự vật, hiện tượng. Việc tiên đoán có thể dựa vào mô tả và giải thích; NC sáng tạo là quá trình NC để tìm ra những nhận thức, những quy luật và các giải pháp mớị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trường đại học đồng tháp (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)