3.2.3.1.Mục đích và ý nghĩa của giải pháp
Mục đích của giải pháp là xây dựng, tổ chức khai thác sử dụng và PT các nguồn lực NCKH một cách vững chắc lâu dài theo hướng chuẩn hoá - HĐH, đủ khả năng và điều kiện hoàn thành nhiệm vụ NCKH ngày càng khó khăn hơn của nhà trường, đáp ứng nhu cầu NC của GV nhà trường, đưa Trường ĐH Đồng Tháp thành một trung tâm NCKH GD lớn của tỉnh Đồng Tháp và ĐBSCL.
Nguồn lực là nhân tố nền tảng tiền đề quyết định thành quả của HĐNCKH của Nhà trường. Đồng thời, PT nguồn lực NCKH cũng đồng thời làm tăng cường sức mạnh toàn diện của nhà trường để hoàn thành các nhiệm vụ khác tốt hơn, đặc biệt góp phần xây dựng ĐNGV và CBQL đủ sức gánh vác nhiệm vụ ngày càng cao hơn của nhà trường.
3.2.3.2.Nội dung giải pháp và quy trình thực hiện
− Tổ chức QL, khai thác, sử dụng và PT nguồn nhân lực NCKH. − Cải thiện, tăng cường nguồn tài lực và vật lực cho HĐNCKH. − Khai thác, QL và PT nguồn thông tin cho HĐNCKH.
Các nội dung này liên quan, tác động hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhaụ Đó là các mặt của một vấn đề thống nhất trong thực tiễn QL của nhà trường.
Quy trình thực hiện:
− Rà soát, kiểm kê, đánh giá lại thực lực các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực của nhà trường.
− Dự báo về sự PT của nhà trường trong từng giai đoạn cùng với các yếu tố của môi trường kinh tế xã hội, môi trường GD - văn hóa, môi trường KHCN ở địa phương và cả nước có tác động đến hoạt động và sự PT của nhà trường.
− Xác định mục tiêu, nhiệm vụ căn cứ vào kế hoạch của Bộ GD&ĐT phân tích các yếu tố trên, từđó:
+ Xây dựng kế hoạch QL và PT nguồn lực NCKH của nhà trường. Trước hết phải xây dựng chiến lược HĐNCKH trong tầm nhìn ít nhất 5 năm, trong đó thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu thực hiện cho từng thời kỳ, lộ trình, bước
đi ở từng năm học, sau đó phải xây dựng kế hoạch và chương trình hành động cụ thể hàng năm.
+ Thực hiện kế hoạch tổ chức, khai thác sử dụng và PT nguồn lực NCKH của nhà trường.
+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch trên và đưa ra những
điều chỉnh cần thiết trong chu trình mớị
Khi triển khai thực hiện các bước trên, mỗi nội dung có một số vấn đề
cụ thể khác nhau, cụ thể:
+ Làm tốt công tác tổ chức cán bộ: Trước hết phải rà soát, đánh giá lại thực lực ĐN NCKH và cán bộ QL NCKH hiện có theo các tiêu chuẩn, trong đó cần nhấn mạnh tiêu chí về năng lực và triển vọng PT năng lực NCKH. Tiêu chí này cần được lượng hoá, ví dụ ngoài việc xem xét về sức khoẻ, bằng cấp đã ĐT, số năm kinh nghiệm... cần đưa vào đây về thành tích NCKH đã đạt được, kể cả khi còn học ĐH, khả năng về ngoại ngữ và CN thông tin, kiến thức về PP luận NCKH. Từđó có kế hoạch sắp xếp, phân công hợp lý và tổ chức bồi dưỡng thêm về khiến thức, kỹ năng NCKH cho những GV còn yếu kém, GV trẻ cũng như tuyển dụng thêm những người giỏi đểĐN NCKH của nhà trường đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, cân đối về cơ
cấụ
+ Lựa chọn, bố trí ĐN NC viên giỏi gồm những người có học vấn cao, là các tiến sỹ, các cán bộ và GV giàu kinh nghiệm đã có những sản phẩm NCKH có giá trị, đã được khẳng định làm nòng cốt cho HĐNCKH ở các chuyên ngành và các đơn vị bộ phận. Nhà trường cần mạnh dạn đề ra một số
chính sách mạnh để khai thác tài năng của ĐN này cũng như có hình thức làm cho họ giúp đỡ những người khác trong HĐNCKH. Với những người có năng lực sáng tạo đặc biệt, cần sắp xếp bớt thời lượng giảng dạy và các việc sự vụ
khác để giải phóng thời gian cho họ tập trung nhiều hơn vào NCKH.
+ QL tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng của GV. Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, các kỹ năng và PP luận NCKH cho GV. Các khoa, tổ chuyên môn nên phân công người có kinh nghiệm giúp đỡ các GV trẻ và người còn yếu trong NCKH, chẳng hạn cùng nhau thực hiện chung một đề tàị
+ Tổ chức liên kết giữa các GV ở chuyên ngành khác nhau, ở các khoa, tổ khác nhau để kết hợp trí tuệ tập thể trong những dự án NC lớn, đề tài trọng điểm.
+ Tùy theo từng điều kiện cụ thể, có hình thức hợp tác với các cơ
vừa tạo điều kiện cho cán bộ, GV học tập kinh nghiệm HĐNCKH của các tổ
chức, đơn vị bạn.
− Cải thiện, tăng cường nguồn tài lực và vật lực cho HĐNCKH + Tăng cường đầu tư kinh phí cho HĐNCKH:
• Hiện nay mức chi cho NCKH của nhà trường so với các khoản chi khác là còn thấp, không thểđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của HĐNCKH. Vì thế, tăng cường kinh phí cho NC là một yêu cầu cần thiết đối với Trường ĐH
Đồng Tháp. Các cấp lãnh đạo cần quán triệt sâu sắc chủ trương “đầu tư cho KH là đầu tư cho PT”, NCKH là loại lao động trí tuệđỉnh cao mà không phải ai cũng có thể làm được. Vấn đềở đây là phải tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về cơ chế QL thu chi để có quy định, kế hoạch và phương án tài chính cụ
thể, phù hợp, ăn khớp với các văn bản quy định chế độ tài chính của nhà nước. Nhà trường cần xây dựng tiêu chí cụ thể để định lượng mức chi phù hợp với kết quả NC của từng công trình, khuyến khích người NC, tránh “cào bằng” tràn lan. Đặc biệt cần xây dựng cơ chế khen thưởng rõ ràng, để cán bộ, GV có thêm động lực tham gia NCKH tích cực hơn. Các kế hoạch, chế độ, thủ tục về kinh phí HĐNCKH cần phải tường minh, dễ thực hiện và và phải
được phổ biến công khai rộng rãi cho mọi ngườị
• Về phía người NC, cần có kế hoạch dự trù kinh phí xác đáng kèm theo kế hoạch đề cương NC đề tàị Khi Hiệu trưởng đã thống nhất duyệt đề
cương NC, cần thực hiện chi trả cho tác giả theo đúng mức đã duyệt sau khi
đề tài được nghiệm thu hoặc cho ứng trước một phần.
+ Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất và cung cấp trang thiết bị, phương tiện dụng cụ cho NCKH:
+ Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản theo dự án đã được tỉnh phê duyệt.
+ Sửa chữa, nâng cấp các máy móc thiết bị đã có và mua mới thêm các đồ dùng, tài liệu sách báo cần thiết, cải tiến thủ tục sử dụng sao cho thật thuận tiện cho người dùng.
+ Cải tiến mạng LAN cáp quang, tổ chức khâu vận hành, bảo trì và khai thác sử dụng vào công tác QL và các hoạt động, trong đó có HĐNCKH của nhà trường.
+ Xây dựng phòng máy chuyên dụng có nối Internet cho cán bộ, GV khai thác dữ liệu và thông tin.
− QL, khai thác, và PT nguồn thông tin cho HĐNCKH.
+ Tạo lập và duy trì cơ chế trao đổi thông tin KH, nhất quán trong nhà trường. Đối với các thông tin về QL, điều hành cần tinh lọc, việc thu nhận, truyền phát thông tin phải đúng chức năng, thẩm quyền, hạn chế bớt các văn bản giấy tờ mang thông tin sự vụ nhất thời, để giảm bớt sự nhiễu loạn thông tin và tiết kiệm vật chất và thời gian.
+ Tăng cường mua sắm tài liệu, sách vở chuyên sâu, phù hợp với nhu cầu NC của GV, chú ý ưu tiên các tài liệu về PP luận và PP NCKH, về KH QLGD cập nhật các tri thức hiện đạị Khi lập và duyệt kế hoạch mua sắm phải thu thập đề xuất từ dưới cơ sở lên, từ tổ chuyên môn và từng cá nhân.
+ Có biện pháp cụ thểđể lưu trữ và cập nhật thông tin cần thiết. Nhà trường và văn phòng mỗi bộ phận cần lưu trữ các văn bản pháp quy, các quy
định cụ thể, các kết quả hoạt động từng mặt hàng năm... Nhà trường cần tạo
được một kho cơ sở dữ liệu để mọi người tiện khai thác sử dụng.
+ Phát huy vai trò, tác dụng của CN thông tin vào NCKH và QL HĐNCKH. Song song với việc trang bị thêm, sửa chữa, bảo dưỡng nâng cấp máy móc, thiết bị, trường cần chú trọng nâng cao kỹ năng sử dụng CN thông tin cho GV bằng biện pháp mạnh như đưa ra một số quy định bắt buộc, gắn với công tác thi đua…
Để thực hiện có hiệu quả, việc xây dựng và PT nguồn lực NCKH phải
được cấp ủy Đảng lãnh đạo quan tâm, coi đó là một trong các nhiệm vụ then chốt hàng đầu để PT nhà trường.