học và công nghệ của nhà trường
3.2.2.1.Mục đích và ý nghĩa của giải pháp
Trong HĐNCKH, GV trực tiếp NC là chủ thể chính của những công trình, đề tài KH. Nhưng nếu không có sự hỗ trợ của các nguồn lực như
phương tiện, tài liệu, kinh phí… thì việc NC gặp rất nhiều khó khăn, không thể đạt kết quả tốt. Do vậy, ngoài sự QL của bộ phận chuyên trách QL NCKH và lãnh đạo đơn vị thì cần có sự phối hợp QL, hỗ trợ của các đơn vị, bộ phận trong toàn Trường. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, các nguyên tắc QL của ISO… đều đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của mọi bộ phận, mọi thành viên trong hoạt động của toàn hệ thống - ở đây là Nhà trường. Một phần tử của hệ thống không thể hoạt động riêng rẽ, cần phải làm cho mỗi đề tài KH không chỉ là sản phẩm của một người hay một nhóm tác giả
mà nó phải là kết quả của cả sự tác động QL, sự hỗ trợ của các thành viên khác, liên quan đến các dịch vụ như cung cấp thông tin, hỗ trợ điều kiện, phương tiện...
Sự phối hợp, giúp đỡ của các đơn vị liên quan góp phần tháo gỡ khó khăn trong quá trình NCKH, tạo ra sự thống nhất trong QL và chỉ đạo HĐNCKH, tạo ra cộng đồng trách nhiệm và tận dụng tất cả các nguồn lực làm nên sức mạnh tổng hợp trong QL HĐNCKH.
3.2.2.2. Nội dung giải pháp và quy trình thực hiện
Để thống nhất và QL toàn diện HĐNCKH, Nhà trường cần áp dụng nguyên tắc kết hợp QL theo đơn vị và QL theo chức năng công việc, có sự
phân cấp QL, phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận. Trong đó bộ
phận QL KH là đơn vị chuyên trách, có trách nhiệm xây dựng các quy định, dự thảo các chế độ về NCKH, định hướng NC cho GV, đề xuất kế hoạch, tổ
chức chỉ đạo và giám sát HĐNCKH của các đơn vị. Phòng QLKH&SĐH và Phòng QLĐT phối hợp sắp xếp kế hoạch giảng dạy chuyên môn hợp lý để
Phòng Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm sắp xếp, bố trí nhân lực phù hợp ở các bộ phận để thực hiện tốt nhiệm vụ NCKH
Phòng Tài vụ chịu trách nhiệm xây dựng dự toán, đề xuất kế hoạch phân phối chi tiêu cho NCKH, quy định các thủ tục tài chính và cấp kinh phí cho HĐNCKH theo kế hoạch đã duyệt. Phòng Hành chính – Tổng hợp, Phòng Thiết bị CN, Thư viện…. có trách nhiệm cung cấp các điều kiện và phương tiện cần thiết để GV tiến hành NCKH.
Các đơn vị khoa, tổ chuyên môn chịu trách nhiệm trực tiếp theo dõi, QL về nội dung, chất lượng và cả tiến độ thời gian thực hiện các đề tài của GV trong đơn vị, chủđộng tổ chức các hội nghị, hội thảo KH và các loại hình sinh hoạt khác ởđơn vị mình.
Ngoài ra, sự phối hợp giữa các bộ phận trong NCKH còn trong việc cùng nhau thực hiện những công trình NC có tính liên môn, liên ngành, sự
giúp đỡ lẫn nhau trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả NCKH…