Thực trạng những yêu cầu về nghiên cứu khoa học ở Trường đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trường đại học đồng tháp (Trang 67 - 69)

viên Trường đại học Đồng Tháp

2.4.1. Thực trạng những yêu cầu về nghiên cứu khoa học ở Trường đại học Đồng Tháp học Đồng Tháp

Từ khi được trở thành trường ĐH, dù còn khó khăn về nhiều mặt nhưng lãnh đạo nhà trường đã rất quan tâm đến NCKH đối với ĐN cán bộ, GV nhà trường. Đặc biệt trong những năm gần đây, Ban Giám Hiệu nhà trường đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh HĐNCKH trong Trường. Ngoài ra, vấn đề bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độĐN luôn là

ưu tiên hàng đầu trong chiến lược PT nhà trường. Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm khuyên khích cán bộ, GV nhà trường tham gia học tập, bồi dưỡng kiến thức.

Hiện nay, Trường ĐH Đồng Tháp đang đứng trước một thách thức và cũng là nhiệm vụ vô cùng to lớn, nặng nề là đào tạo ĐN cho cho khu vực

ĐBSCL. Để vượt qua thách thức và đảm nhiệm được nhiệm vụ được giao, hướng đi của nhà trường là phải đẩy mạnh NCKH, gắn việc NCKH với việc nâng cao chất lượng ĐT.

Với chức năng ĐT ĐN cho khu vực ĐBSCL, Trường ĐH Đồng Tháp

đã đặt mục tiêu phải nâng cao chất lượng ĐT lên hàng đầụ Chất lượng ĐT ấy sẽđược thể hiện qua trí và lực của sinh viên khi ra trường. Đó là kiến thức, trí

tuệ và năng lực vận dụng tri thức, trí tuệấy vào thực tế công việc. Đó là hiệu quả công tác tìm hiểu, giảng dạy và QLGD ở các địa phương sau khi ra trường. NCKH ở trường phải mang tính thiết thực, có sản phẩm cụ thể, có thể

sử dụng trong công tác giảng dạy, học tập NC của GV, sinh viên, góp phần nâng cao công tác ĐT trong nhà trường đã tập trung vào các lĩnh vực sau đây: − Đổi mới nội dung, PP dạy học ở Trường ĐH Đồng Tháp; Đổi mới PP dạy học ở phổ thông hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn ở phổ thông; Nâng cao hiệu quả QLGD; Vấn đề GD môi trường trong trường học; Vấn đề đưa CN thông tin và sử dụng thiết bị hiện đại vào giảng dạỵ

− Khuyến khích các hoạt động NC áp dụng CN về Sinh học vào lai tạo giống, xử lý dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, bảo quản sau thu hoạch; áp dụng CN hoá học vào bảo vệ và xử lý ô nhiễm môi trường, tài nguyên; áp dụng CN mới vào PT sản xuất tạo ra những sản phẩm có chất lượng phục vụ đời sống; Khuyến khích các hoạt động NC giải quyết các vấn đề cụ thể theo yêu cầu của địa phương và khu vực phục vụ mục tiêu PT văn hoá, GD&ĐT, PT kinh tế - xã hội tại địa phương;

− Phối hợp với các trường ĐH, các viện NC trong và ngoài nước đẩy mạnh việc NC cơ bản, phối hợp với các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp tại địa phương NC ứng dụng và CGCN…

− Khuyến khích cán bộ, GV ký kết hợp đồng NC triển khai, tham gia các chương trình hợp tác NC với các đơn vị tổ chức kinh tế - xã hội, các cơ

quan, công ty, xí nghiệp để thực hiện hoặc hợp tác thực hiện, chuyển giao các tiến bộ KH KT, kết quả NC của các đề tàị

− Khuyến khích cán bộ, GV biên soạn giáo trình, bài giảng in, giáo trình, bài giảng điện tử phục vụ cho ĐT theo tín chỉ, theo hướng hỗ trợ sinh viên tự học, tự NC.

− Các công trình NC, kết quả NC của các đề tài NCKH đều phải

được công bố trên các tạp chí KH, thông tin KH chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo trong và ngoài nước (Đề tài NCKH cấp Bộ và luận án Tiến sĩ, luận văn

báo/năm, đề tài cấp Trường phải có ít nhất 1 bài được đăng trên Thông tin KH của nhà trường).

Hoạt động ĐT và NCKH của nhà trường cũng chính là hoạt động của từng cán bộ, GV trong trường, tùy thuộc vào vị trí, nhiệm vụ mà mỗi cá nhân cần nỗ lực phấn đấu hết mình vì quyết tâm chung xây dựng nhà trường ngày càng lớn mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trường đại học đồng tháp (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)