Những khiếm khuyết của giáo dục đại học Việt Nam hiên nay trong đó có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trường đại học đồng tháp (Trang 49 - 54)

đó có hoạt động nghiên cứu khoa học.

GDĐH Việt Nam chúng ta tuy đã có nhiều thành quả đáng trân trọng, nhưng có thể nói rằng chất lượng sinh viên ra trường vẫn chưa thực sự đáp

ứng yêu cầu to lớn của thực tiễn cuộc sống, của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, nhất là việc kết hợp giữa ĐT và NCKH ở các trường ĐH còn hạn chế. Tuy số cán bộ có trình độ cao của cả nước tập trung nhiều ở các trường ĐH nhưng số cán bộ giảng dạy tham gia NCKH còn rất “khiêm tốn”. Lượng sinh viên tăng nhanh, trong khi đó số GV tăng không nhiều dẫn đến mâu thuẫn giữa qui mô và chất lượng ĐT. Phần lớn GV tập trung hơn vào giảng dạy mà thờ ơ với công tác NCKH. Thực tiễn giáo dục Việt Nam cho thấy, chính sự

hướng NCKH không phù hợp đã “góp phần” không nhỏ làm cho chất lượng GDĐH Việt Nam thấp, không đáp ứng được những đòi hỏi về KH KT&CN, về nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội như chúng tôi đã đề cập ở phần mở đầụ Do đó, để nâng cao chất lượng GDĐH, làm cho GDĐH phục vụđắc lực hơn nữa, thiết thực hơn nữa những nhu cầu về KH KT&CN của các lĩnh vực kinh tế - xã hội, một đòi hỏi bức thiết đặt ra là phải đẩy mạnh HĐNCKH, cần phải có những giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này ở

tất cả các trường ĐH. Trong báo cáo tổng kết 5 năm HĐNCKH, Bộ trưởng Bộ

KH&CN có nhận xét: có nhiều đề tài KH đã được tiến hành khá manh mún, tản mạn, giá trị KH (cả về lý luận và thực tiễn) còn thấp, khó đưa vào ứng dụng và HĐNCKH của các ngành, các cơ sở chưa được QL chặt chẽ.

Trong các hội nghị KH về GDĐH của Bộ GD&ĐT, một số giáo sư, tiến sĩ cũng đã chia sẻ với nhận xét của Bộ trưởng Bộ KH&CN. HĐNCKH của các trường CĐ, ĐH hiện nay đang rơi vào tình trạng: các công trình NCKH rất tốn kém nhưng xa với thực tiễn, không có tính ứng dụng thực tiễn. Một số đơn vị tiến hành NCKH theo kiểu “làm cái mình có, chứ không phải làm cái

xã hội cần” Chiến lược, chương trình NCKH không được hoạch định một cách KH và không được QL một cách chặt chẽ.

Từ đây, một vấn đề bức thiết đặt ra cho các trường ĐH là: để nâng cao chất lượng GDĐH, không chỉ nâng cao chất lượng HĐNCKH mà còn phải tăng cường công tác QL hoạt động nàỵ Gắn liền với việc đào tạo một ĐNGV có trình độ học vấn cao (thạc sĩ, tiến sĩ), các trường phải xây dựng được các chiến lược, các chương trình, dự án NCKH, triển khai và QL chặt các chương trình, dự án nàỵ Đổng thời, đòi hỏi mỗi GV khi làm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ phải đưa những nội dung của các chương trình, các dự án của đơn vị

thành đề tài luận văn. Mỗi luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ phải là một công trình KH thực sự .

Kết luận chương 1

Trên cơ sở vấn đề lý luận về công tác QL HĐNCKH ở Trường ĐH, chúng tôi đã NC và làm rõ được một số vấn đề trọng tâm của đề tài như sau:

− Về cơ sở lý luận lịch sử của vấn đề NC chúng tôi đã trình bày được tổng quan vấn đề NC trên thế giới và ở Việt Nam.

− Về các thuật ngữ, khái niệm trong đề tài chúng tôi đã làm rõ được thế nào là Trường ĐH, GV, ĐNGV, QL, QLGD, QL nhà trường, giải pháp QL HĐNCKH, KH, HĐNCKH ở trường ĐH, chất lượng và chất lượng HĐNCKH.

− Chúng tôi đã trình bày được nội dung, hình thức HĐNCKH của GV ở các trường ĐH.

− Chúng tôi đã trình bày được mục tiêu, nội dung QLHĐNCKH của

ĐNGV ở các trường ĐH và các yếu tố QL ảnh hưởng đến chất lượng HĐNCKH của ĐNGV ở các trường ĐH

− Chúng tôi đã làm rõ được sự cần thiết phải QL nâng cao chất lượng HĐNCKH của ĐNGV ở các trường ĐH

CHƯƠNG 2: THC TRNG QUN LÝ HOT DNG

NGHIÊN CU KHOA HC CA ĐỘI NGŨ GING VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HC ĐỒNG THÁP

2.1. Sơ lược về tỉnh Đồng Tháp

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đồng Tháp thuộc vùng ĐBSCL, có dân số là 1.673.184 người với diện tích tự nhiên 3.374km2 nằm trong giới hạn 10°07’-10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’-105°56’ kinh độ Đông, phía bắc giáp tỉnh Prây Veng (Cam pu chia) trên chiều dài biên giới 47,8km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ

Cân và Thường Phước, phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang. Trung tâm của

Đồng Tháp là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 162km.

Địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1 - 2m so với mặt biển. Dòng sông Tiền chảy qua 132km chia Đồng Tháp thành hai vùng: Vùng Đồng Tháp Mười phía bắc sông Tiền, dọc theo hướng tây bắc -

đông nam, nơi cao nhất không quá 4m và nơi thấp nhất chỉ có 0,7m. Vùng phía nam, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình lòng máng dốc từ

hai phía sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8 - 1,0m. Do địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thường bị ngập nước khoảng 1m.

Ngoài sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và sông Sở Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía bắc Tỉnh. Phía nam tỉnh cũng có một số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và sông Sa Đéc. Các sông này cùng với 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cấp I, 2.400 km kênh đào cấp II và III đã hình thành nên hệ thuỷ nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước ngọt vào đồng.

Đồng Tháp có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười nên cảnh quan và sinh thái có nhiều nét đặc sắc. Đến khu vực Đồng Tháp Mười, người ta sẽ bắt gặp những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ

sen, đầm sung, những vườn cò, sân chim mênh mông và hoang sơ không phải nơi nào cũng có. Đáng chú ý là, Đồng Tháp có Vườn quốc gia Tràm Chim rộng 7.500 ha thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười, đang được nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế quan tâm. Khu bảo tồn thiên nhiên này có 140 loài cây dược liệu, 40 loài cá, hàng chục loài trăn, rắn, rùa, có 198 loài chim, trong

đó có những loài nhiều nơi trên thế giới không có như: bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời và đặc biệt là sếu đầu đỏ, tên dân gian Việt Nam gọi là hạc.

2.1.2. Kinh tế

Đồng Tháp có những bước tiến đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như trong quá trình đô thị hóạ Tháng 1 năm 2007, thị

xã Cao Lãnh đã được chuyển thành Thành phố Cao Lãnh.

Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh.

Công nghiệp phân bố chủ yếu ở Sa Đéc, Lai Vung, Cao Lãnh. Nhưng tập trung nhất là ở Sa Đéc, với 3 khu công nghiệp A, C và C mở rộng.

Thương mại - dịch vụ phân bố chủ yếu ở thị xã Sa Đéc, Thành phố Cao Lãnh, và các trung tâm huyện.

Khu dân cư cao cấp đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp được khởi công vào ngày 28 tháng 03 năm 2010, với tên gọi là Lés Villạ Trong bán kính 2km, dự

án có thể kết nối thuận tiện với các tiện ích sẵn có của khu vực: trường học, bệnh viện, trung tâm thể dục - thể thao, trung tâm thương mại, khu công nghiệp Sa Đéc, làng hoa Sa Đéc, khu cung cấp gạo, khu vui chơi giải trí và cơ

quan hành chính sự nghiệp của thị xã Sa Đéc. Đồng thời khu đô thị cao cấp Sa Đéc đã làm thay đổi lớn trong việc quy hoạch, chỉnh trang cảnh quan kiến trúc, quy hoạch khu dân cư theo mô hình hiện đại, văn minh.

2.1.3. Văn hóa - Xã hội

Đời sống văn hoá - tinh thần ngày càng nâng lên, các vấn đề xã hội có tiến bộ rõ nét. Hoạt động văn hoá - nghệ thuật từng bước đáp ứng đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hoá” tiếp tục chuyển biến tích cực. Một số di tích lịch sử, văn hoá

được đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng, gắn kết với khai thác du lịch; một số tác phẩm văn học, nghệ thuật đạt giải cao ở trong và ngoài nước.

HĐNCKH, công nghệ và bảo vệ môi trường đạt kết quả bước đầụ Đã cụ thể hoá chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Xã hội hoá trên lĩnh vực môi trường có chuyển biến tích cực, nhất là cung cấp nước sạch, thu gom, xử lý rác. Khắc phục cơ bản các điểm ô nhiễm môi trường.

2.1.4. Giáo dục

Đồng Tháp có mạng lưới trường học rộng khắp trên toàn bộ điạ bàn từ

thành thị đến nông thôn và vùng biên giới (40 trường THPT, 134 Trường THCS). Các trường ĐH, CĐ là: Trường ĐH Đồng Tháp; Trường ĐH Đông Dương; Trường CĐ nghề Đồng Tháp; Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp và Trường CĐ Y tế Đồng Tháp. Ngoài ra còn có các trường THPT lớn là: Trường THPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu; Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu; Trường THPT thị xã Sa Đéc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trường đại học đồng tháp (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)