Phong trào bồi dưỡng văn hóa cho cán bộ, thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cách mạng kiên giang 1945 1975 (Trang 56 - 58)

1930 – 1945

2.2.5. Phong trào bồi dưỡng văn hóa cho cán bộ, thanh niên

nông

Song song với phong trào Bình dân học vụ để xóa mù chữ cho nhân dân thì phong trào bồi dưỡng văn hóa cho cán bộ, thanh niên công nông cũng được Đảng chỉ đạo, quan tâm. Đảng có chủ trương tích cực bồi dưỡng cán bộ công nông, mạnh dạn đưa nông dân vào các vị trí lãnh đạo then chốt của chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở, tìm mọi cách tổ chức để nông dân học văn hóa để đủ năng lực lãnh đạo.

Giữa năm 1949, Sở Giáo dục tổ chức 3 trường trung học phổ thông kháng chiến, lấy tên là: trường Trung học Thái Văn Lung, Nguyễn Văn Tố và Huỳnh Phan Hộ với đối tượng học sinh là lực lượng thanh niên tham gia kháng chiến có trình độ văn hóa sơ học, hoặc tương đương, nhằm đào tạo cán bộ trẻ có năng lực, tăng cường đội ngũ cán bộ kháng chiến. Sở đã chỉ đạo xây dựng trường Trung học Bình dân Nguyễn Công Mỹ. Cơ sở trường được xây dựng tại Rạch Chệt, xã Nguyễn Phích, huyện Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu do Giáo sư Nguyễn Minh Nghĩa làm Hiệu trưởng và Hoàng Viễn làm Phó Hiệu trưởng [34, tr.38].

Đối tượng chiêu sinh của trường là cán bộ, đảng viên có quá trình tham gia công tác kháng chiến trong các cơ quan quân, dân, chính, Đảng toàn Nam Bộ, có trình độ học lực hết bậc tiểu học trở lên. Chương trình học gồm có 8 môn: Chính trị, Văn, Sử, Địa, Toán, Lý, Hóa, Sinh Vật… nhưng nội dung có tinh giảm, thiết thực. Các môn khoa học xã hội được đề cao hơn và gắn với yêu cầu nâng cao trình độ chính trị của học viên. Các môn khoa học tự nhiên được ứng dụng vào sản xuất, chiến đấu và cải thiện đời sống. Mục đích nhằm nhanh chóng nâng cao trình độ văn hóa và năng lực lãnh đạo của cán bộ kháng chiến.

Từ giữa năm 1949 đến 6/1952, trường mở liên tiếp 3 khóa (1, 2, 3), bồi dưỡng chính trị, văn hóa, khoa học cho hơn 350 học viên đạt trình độ văn hóa bậc trung học phổ thông cơ sở (tương đương lớp 7, 8) [34, tr.38].

Trong 2 năm (7/1952 đến 7/1954) trường mở thêm 2 khóa học (4 và 5), bồi dưỡng chính trị, văn hóa, khoa học cho hơn 350 học viên đạt trình độ văn hóa bậc trung học phổ thông cơ sở (tương đương lớp 7, 8) [34, tr.39].

Như vậy, từ ngày thành lập đến năm 1954 trường Trung học Bình dân Nguyễn Công Mỹ đã mở được 5 khóa đào tạo, bồi dưỡng chính trị, văn hóa, khoa học bản cho gần 600 cán bộ, đảng viên của các ngành quân, dân, những

cán bộ cốt cán của Nam Bộ. Góp phần đắc lực vào sự nghiệp kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cách mạng kiên giang 1945 1975 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)