1930 – 1945
3.3. Giáo dục cách mạng Kiên Giang 1954 – 1975
3.3.1 Sự ra đời của giáo dục cách mạng Kiên Giang trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
Mỹ ngụy ngày càng tăng cường khủng bố, đánh phá phong trào cách mạng của nhân dân ta, nhất là sau khi Ngô Đình Diệm ban hành luật 10/59. Tổn thất của cách mạng, của nhân dân ta càng nặng nề.
Trước tình hình đó, Trương ương Đảng họp hội nghị lần thứ 15 nhận định tình hình cách mạng miền Nam và thông qua Nghị quyết hết sức quan trọng (thường gọi là Nghị quyết 15), chuyển cuộc cách mạng ở miền Nam từ đấu tranh chính trị là chính sang đấu tranh chính trị và vũ trang song song.
Ngày 30/10/1959, lực lượng vũ trang cũ tỉnh Rạch Giá – Tiểu đoàn Ngô Sở - đánh tiêu diệt chi khu quân sự Kiên An (tại Xẻo Rô), một trung tâm tội ác của Mỹ ngụy ở tỉnh Rạch Giá. Tiếp sau đó đánh trận Ba Thê, phá tan khu trù mật Ba Thê, đưa dân về ruộng vườn cũ. Đánh chống càn tại Đìa Ổi (Hà Tiên) tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
Ngày 20/12/1960, mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời sau Đồng Khởi (Bến Tre).
Ngày 6/3/1961, mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Rạch Giá ra mắt nhân dân tại ngọn Xẻo Cạn, xã Đông Yên, huyện An Biên.
Tháng 7/1961, Tỉnh ủy Rạch Giá thành lập ban “Tuyên Văn Giáo”. Tỉnh rút đồng chi Trương Thái Hòa (Trương Văn Tú, Trương Văn Khải, Ba Khải), nguyên Phó ty giáo dục Long Châu Hà, về công tác tại Văn phòng ban quân sự tỉnh Rạch Giá, tháng 7/1961, được phân về ban Tuyên Văn Giáo, phụ trách tổ giáo dục.
Giáo dục tỉnh Rạch Giá được thành lập vào tháng 7/1961, do Trương Văn Khải (Ba Khải) – tổ trưởng.
Các làng cũng thành lập ban Tuyên Văn Giáo. Bộ phận “Giáo” chăm lo về công tác giáo dục, hướng dẫn các xã chọn người đào tạo giáo viên, vận động nhân dân cất trường lớp và huy động đưa con em ra lớp. Đồng thời phát động phong trào Bình dân học vụ cho người lớn
Những hoạt động ban đầu
Sau cao trào Đồng Khởi, vùng giải phóng liên hoàn và giải phóng lõm của tỉnh Rạch Giá đã hình thành. Mở mang dân trí, đào tạo lớp người yêu nước phục vụ cách mạng là một yêu cầu cấp thiết. Trung ương Cục xác định đường lối và nhiệm vụ của công tác giáo dục ở miền Nam là: “Dựa vào lực lượng nhân dân, cán bộ giáo dục và các nhà giáo yêu nước, kiên quyết đả phá chính sách ngu dân và các hình thức giáo dục phản động, ngoại lai, đòi trị của Mỹ ngụy, tích cực xây dựng một nền giáo dục dân tộc, dân chủ và khoa học theo chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm bồi dưỡng văn hóa chính trị cho nhân dân lao động, trước nhất là cán bộ, chiến sĩ, nhằm đào tạo thế hệ trẻ toàn diện, biết căm thù sâu sắc, có lòng yêu nước nồng nàn, có kiến thức đạo đức và sức khỏe để tiếp tục sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và kiến thiết xã hội sau này”.
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Cục và khu ủy khu 9, dù tình hình trong tỉnh còn hết sức khó khăn về giáo viên và cơ sở vật chất, địch thì ngày càng tăng cường đánh phá vào vùng giải phóng, Tỉnh ủy, Ban Tuyên Văn Giáo tỉnh Rạch Giá chỉ đạo cho bộ phận giáo dục phải tổ chức hệ thống giáo dục trong vùng giải phóng và vùng tranh chấp, mở được các lớp phổ thông cho trẻ em và Bình dân học vụ cho người lớn tuổi.
Từ đó, bộ phận giáo dục hướng dẫn các xã chọn người có trình độ văn hóa nhất định, hướng dẫn phương pháp sư phạm rồi cho mở lớp. Hầu hết giáo viên thời kỳ đầu này đều rất trẻ, trình độ học vấn còn rất hạn chế, chỉ đủ
để dạy lớp 1, lớp 2 (lớp năm, lớp tư). Lúc này ta chưa có kinh phí nên vận động mở lớp theo hình thức dân lập, giáo viên dạy vẫn chưa có quy củ.
Ở xã Vĩnh Phong có cô Võ Thị Nhỏ (Sáu Nhỏ, Sáu Ngay) mới học hết lớp Ba, được cán bộ Tuyên Văn Giáo xã vận động mở lớp ở ấp Cạnh Đền II. Với tinh thần nhiệt tình cách mạng, cô mượn chuồng trâu bỏ trống của ông Mười Thái, dọn dẹp sạch sẽ, vận động nhân dân đóng góp ghế bằng cây tràm cho học sinh ngồi học. Lớp học này có gần 60 học sinh, cả lớp vỡ lòng, lớp 1 và lớp 2 phải ngồi chung lớp, cô tùy trình độ học trò để dạy [21, tr.87].
Xã Vĩnh Bình có ông giáo Quang, là giáo viên cũ thời chống Pháp còn ở lại, ông mở lớp dân lập, dạy học có nề nếp, học sinh đạt kết quả rất tốt.
Cuối năm 1961, khu Tây Nam Bộ (khu 9), mở lớp sư phạm đào tạo cán bộ giáo dục và giáo viên cho các tỉnh thuộc khu 9. Lớp được đặt tại Tuần Thơm xã Vĩnh Hòa, huyện An Biên. Tỉnh Rạch Giá cử các đồng chí Sáu Thiện, Bảy Tây, Ba Sơn, Hai Hữu, Út Thúy, Quang Dũng, Út Long, Hai Trầu, Hai Hải đi học lớp sư phạm này.
3.3.2. Hệ thống trường lớp
Ở xã Vĩnh Phong có lớp ở ấp Cạnh Đền II cô Võ Thị Nhỏ (Sáu Nhỏ, Sáu Ngay). Lớp học này có gần 60 học sinh, cả lớp vỡ lòng, lớp 1 và lớp 2 phải ngồi chung lớp [21, tr.87].
Xã Vĩnh Bình có mở lớp dân lập của thầy giáo Quang là giáo viên cũ thời Pháp còn ở lại. Giáo Quang mở lớp dân Lập, dạy học có nề nếp, học sinh đạt kết quả tốt.
Cuối năm 1961, khu Tây Nam Bộ (khu 9), mở lớp Sư phạm đào tạo cán bộ giáo dục và giáo viên cho các tỉnh thuộc khu 9. Lớp được đặt tại kinh Tuần Thơm xã Vĩnh Hòa, huyện An Biên.
Ở huyện Giồng Riềng, sau khi xã Hòa Thuận được giải phóng, cô giáo Hoàng Thị Thu Hằng mở lớp dạy ở Mương Đào, xã Hòa Thuận. Lớp học trên dưới 30 học sinh, học chung cả lớp 2, 3, 4. Cô giáo Út Văn dạy lớp 1.
Huyện An Biên và Vĩnh Thuận thầy giáo Quan là một giáo viên có kinh nghiệm, khu bố trí cán bộ về điểm dạy của thầy tại Xóm Bắc, xã Vĩnh Bình.
Huyện Hà Tiên, anh Lưu Tái Thành, một thanh niên Hoa được đi học ở Rạch Giá trở về tham gia cách mạng được phân công làm giáo viên dạy chữ Hoa. Xã lấy chùa ông Bổn ở Hòn Chông làm lớp học.
Huyện Giồng Riềng tổ chức được ở các xã Hòa Hưng, Hòa Thuận, Ngọc Hòa, Vĩnh Thuận và một số ấp ở xã Ngọc Chúc.
Huyện Gò Quao có xã Vĩnh Hòa Hưng, Vĩnh Tuy, Thủy Liễu và một số ấp ở Vĩnh Phước.
Huyện Vĩnh Thuận có xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Bình, Vĩnh Thuận, Vĩnh Phong (tổ chức được toàn huyện).
Huyện An Biên cũng tổ chức trường lớp ở tất cả các xã Vân Khánh, Đông Hưng, Đông Thạnh, Đông Hòa và một số ấp của Tây Yên, Đông Thái.
Huyện Phú Quốc có Hàm Ninh và Cửa Cạn.
Huyện Châu Thành A lúc này địch đánh rất mạnh nên các lớp trong kinh phải giải tán.
Trƣờng sƣ phạm tỉnh Rạch Giá
Sau khi tiểu ban giáo dục được thành lập, hệ thống giáo dục ở huyện, xã hình thành, trường lớp phát triển ở vùng giải phóng, nhu cầu giáo viên tăng. Từ đó tiểu ban giáo dục tỉnh tổ chức các lớp sư phạm để đào tạo giáo viên tại chỗ cho các địa phương.
Năm 1964, lớp sư phạm đầu tiên của tỉnh được mở trong xã Hòa Hưng, huyện Giồng Riềng. Tiểu ban giáo dục tỉnh gởi công văn và cử cán bộ
trực tiếp đến địa phương yêu cầu chọn giáo sinh, bố trí địa điểm và cấp kinh phí cho lớp. Lý Mỹ Hạnh được phân công tổ chức lớp sư phạm đầu tiên này. Giáo sinh được tuyển chọn từ những người trong địa phương có tinh thần phục vụ sự nghiệp giáo dục địa phương có tinh thần phục vụ sự nghiệp sự nghiệp giáo dục, không yêu cầu cao về trình độ học vấn.
Khi có địa điểm mở lớp, có giáo sinh, thầy trò cùng nhau vận động nhân dân cho cây, lá để cất trường; thầy trò phải tự đốn cây, đốn lá, chầm lá dựng lên mái trường, đóng bàn ghế bằng tràm, các loại cây tạp để có chỗ ngồi học. Phải tự cất nhà ở nội trú, đan sậy làm vạt ngủ… Kinh phí chỉ được cấp một giạ rưỡi lúa cho một người một tháng, đồng đều cả thầy và trò. Thầy trò nhận lúa đi xay mang về ăn trong tháng. Thầy trò phải tự túc thực phẩm, câu, lưới, lờ, lọp… để bắt cá, hái các loại rau rừng về làm thức ăn.
Tuy có gian khổ, nhưng tinh thần dạy và học rất nghiêm túc, thực hiện chương trình đầy đủ, cuối khóa học, thầy trò thực tập bằng cách đến tận xóm ấp vận động học sinh ra lớp, tổ chức vận động nhân dân cất trường lớp và dạy một số buổi rút kinh nghiệm.
Nhờ vậy, tuy vậy trình độ học vấn của giáo sinh rất hạn chế, nhưng khi tốt nghiệp khóa sư phạm anh chị em đủ khả năng vận động tổ chức trường lớp trong điều kiện khó khăn, đủ khả năng đứng lớp, giảng dạy cho học sinh (trong thời điểm bấy giờ chỉ yêu cầu dạy cho trẻ em biết chữ, lớp 1, lớp 2, chứ không có điều kiện dạy cao hơn).
Cuối năm 1964, Tiểu ban giáo dục tiếp tục mở khóa 2, địa điểm tại ấp Vĩnh Hưng, Xã Vĩnh Hòa, tỉnh đưa cô Út Ngân về trường sư phạm giảng dạy cùng với Lý Mỹ Hạnh.
Năm 1965, Tiểu ban giáo dục tỉnh mở 2 khóa sư phạm: Khóa 3: Từ tháng 4 đến tháng 7/1965, tổ chức tại Xẻo Gia, xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thuận, có trên 40 học viên.
Khóa 4: Từ tháng 9 đến tháng 12/1965, tổ chức tại Thứ Tám Biển, huyện An Biên, có trên 40 học viên.
Khung trường sư phạm do Võ Tấn Song làm hiệu trưởng. Sang năm 1966, trường tiếp tục mở khóa 4, từ tháng 2 đến tháng 5/1966 tại Thứ Chín Biển, xã Đông Hòa. Lớp đang học thì bị lộ phải chuyển qua Thứ Mười Biển tiếp tục.
Sau khóa 4, tình hình trong vùng căn cứ càng lúc càng khó khăn, chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ ngụy với các cuộc hành quân càn quét và mật độ bom đạn dầy đặc, các lớp tập trung khó tránh khỏi những tổn thất. Do đó, Tiểu ban giáo dục tỉnh Rạch Giá chủ trương mở các lớp sư phạm ở huyện để đáp ứng kịp thời nhu cầu giáo viên của từng huyện, đồng thời để tránh thiệt hại lớn do bom đạn gây ra. Trần Anh Kiệt được đưa về Giồng Riềng mở các lớp sư phạm tại huyện. Sau đó sang Gò Quao tiếp tục ở lớp BTVH sư phạm, có trên 30 học viên [21, tr.98].
Trƣờng bổ túc Công nông Kiên Giang
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang vào độ ác liệt nhất, do yêu cầu của công cuộc cách mạng, BTV KC (ký hiệu của Tỉnh ủy Rạch Giá lúc bấy giờ) vẫn chủ trương thành lập trường bổ túc Văn hóa Thanh niên Công nông Kiên Giang (thường gọi là trường Bổ túc Công nông Kiên Giang) để bổ túc văn hóa cho một số bộ phận thanh niên là cán bộ, chiến sĩ trẻ trong các đơn vị vũ trang, cán bộ, nhân viên đang công tác ở các cơ quan, ban, ngành tỉnh, huyện, kể cả con em một số cán bộ tỉnh.
Ngày 7/6/1969, sau một thời gian chuẩn bị, lớp đầu tiên của Trường Bổ túc Công nông khai giảng tại ấp Thứ Chín Biển, thuộc xã Đông Hòa (An Biên, nay thuộc xã Thuận Hòa, huyện An Minh), với số lượng hơn 50 học
viên. Lớp học hoàn thành sau 2 tháng học tập, học viên được cấp giấy chứng nhận chứ không cấp bằng. Nội dung học ở trường trong giai đoạn kháng chiến gồm chính trị và văn hóa. Chính trị là tình hình và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam và tỉnh; tình hình chiến trường và chủ trương của ta. Về Văn hóa gồm môn quốc văn (tập đọc, chính tả, ngữ pháp và làm văn), toán. Cơ sở vật chất chủ yếu dựa vào dân, đa phần do cán bộ giảng dạy, học viên tự cất.
Khóa 2: Từ tháng 10 năm 1969 đến tháng 2 năm 1970, Tổ chức ở Thứ Biển, Xẻo Nhàu và Kim Quy. Phụ trách khóa học là đồng chí Võ Tấn Song, 2 giáo viên là Lâm Nghĩa Sỹ và Ngô Minh Nga. Khóa này phải dời điểm mấy lần do địch đánh phá ngay khu vực trường đóng. Cuối khóa, trong một lần chống địch càng quét, đánh phá, 3 học viên đã hy sinh, được an táng tại nghĩa trang Kim Qui xã Vân Khánh (Theo lời kể của đồng chí Lâm Nghĩa Sỹ. Giáo viên trực tiếp giảng dạy khóa học này).
Khóa 3: Từ tháng 7 năm 1973 đến tháng 2 năm 1974, tổ chức tại Kinh 3, xã Vĩnh Thuận. Cán bộ và cũng là giáo viên phụ trách khóa này là Lâm Nghĩa Sỹ và Đỗ Văn Canh. Nửa chừng, Đỗ Văn Canh bị bệnh, một mình Lâm Nghĩa Sỹ phải lo lắng hết từ giảng dạy đến quản lý học viên và hậu cần trong trường. Khóa này được sự hỗ trợ to lớn của nhân dân ấp Kinh 3, xã Vĩnh Thuận về ăn, ở, đời sống. Trong thời gian hơn 7 tháng học tập, tuy bị địch đánh phá 2 lần, song tất cả vẫn an toàn. Khóa học kết thúc trọn vẹn, tốt đẹp trong sự tin tưởng của các cơ quan, ban ngành trong huyện, tỉnh (Theo lời kể của Lâm Nghĩa Sỹ, Giáo viên trực tiếp giảng dạy khóa học này.).
Từ năm 1969 đến 1975, trong điều kiện vô cùng khó khăn, nhưng với quyết tâm của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng dạy, học viên, Trường Bổ túc Công nông Kiên Giang tổ chức được 3 khóa, 4 lớp.
Sau ngày 30/4/1975, Tỉnh ủy chủ trương mở trường BTVH thanh niên công nông để tập trung bồi dưỡng, nâng trình độ văn hóa cho một bộ phận cán
bộ, chiến sỹ trẻ và con em cán bộ, nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới. Trường đi vào hoạt động tại địa điểm được trưng dụng là tiểu chủng viện Teresa, phường An Hòa (TP.Rạch Giá) với số lượng ban đầu khoảng 300 học viên, là cán bộ, bộ đội và công nhân còn trẻ cần được khẩn trương bổ túc văn hóa phục vụ cho tình hình mới. Song song với chủ trương mở trường BTCN, Tỉnh ủy cũng đã chỉ đạo mở trường BTVH cho con em, cán bộ trong độ tuổi còn nhỏ, để nhanh chóng bắt kịp thời gian đưa vào học tập ở các trường phổ thông. Trường đóng tại một cơ sở của tôn giáo được trưng dụng. Tuy nhiên một thời gian không lâu sau đó trường được giải thể (Theo lời kể của Lâm Nghĩa Sỹ. Giáo viên trực tiếp giảng dạy khóa học này).
Nhiều năm trôi qua, nhưng những ký ức những ngày học ở Trường Bổ túc Công nông Kiên Giang vẫn chưa phai nhạt trong tâm trí Trương Văn Nhu – nguyên tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông: “Trường là cán bộ, đảng viên, thanh lao (tên gọi đoàn viên thời gian đó) đi học. Lúc đó được cử đi học là vinh dự lắm vì cán bộ đó có chiều hướng phát triển về sau này”. Cũng chính từ xuất phát điểm “chặt chẽ vào đầu” như vậy nên học viên học hành rất nghiêm túc, ý thức tự giác rất cao. Từng kinh qua quá trình công tác, chiến đấu, rèn luyện bản lĩnh nên cán bộ, đảng viên khi vào học Trường Bổ túc Công nông Kiên Giang thì thái độ học tập chăm chỉ, không chỉ ở thế hệ học viên trong kháng chiến mà cả thế hệ học viên học tập trong thời bình [5, tr.15].
Trương Thắng Trận, khi được cử đi học tại trường Bổ túc Công nông Kiên Giang, đang công tác tại Ban Tuyên giáo Huyện ủy Vĩnh Thuận. Trương Thắng Trận cho biết: “Đi kháng chiến có trình độ gì đâu, được đi học lúc ấy mừng lắm. Từng được tôi luyện trong kháng chiến, công tác nên cán bộ đi học rèn luyện rất nghiêm túc, sinh hoạt rất chặt chẽ, bởi đa số đảng viên hoặc đoàn viên, trong khi đội ngũ cán bộ quản lý trường và giáo viên đều rất nhiệt
tình, tận tâm nên việc giảng dạy đến nơi đến chốn, từ đó học viên trưởng thành nên rất nhiều”.
Gần 20 năm tồn tại và hoạt động, với gần 2.000 học viên [5, tr.16], trong đó có hàng trăm cán bộ hiện đang gánh vác nhiều trọng trách công tác ở nhiều trọng trách công tác ở nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, thành