Hoạt động của thầy trò vùng giải phóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cách mạng kiên giang 1945 1975 (Trang 108 - 109)

1930 – 1945

3.4.2. Hoạt động của thầy trò vùng giải phóng

Từ khi Tiểu ban Giáo dục được thành lập, các trường lớp phổ thông và bổ túc văn hóa được mở ra phục vụ sinh hoạt văn hóa và nâng cao dân trí cho nhân dân.

Trong điều kiện phải dạy học trong mưa bom, bão đạn, phải đối phó với những cuộc càng quét lấn chiếm của địch, nhưng dù gian khổ đến đâu, thầy trò của tỉnh Rạch Giá đã cố gắng vượt qua và đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và sự nghiệp giáo dục của tỉnh Rạch Giá và nền giáo dục cách mạng trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Các thầy cô phải đi đến từng gia đình để vận động nhân dân cho con em đi học, cất trường hoặc mượn điển tại nhà dân tập trung học sinh để dạy học.

Trong thời điểm giặc đánh ác liệt, học sinh không tới diển tập trung được, thầy cô phải đi đến từng nhà giảng bài, chép bài cho học sinh, hoặc thu tập về rồi giao đến từng nhà cho các em như cô giáo Hoàng Thị Thu Hằng ở Giồng Riềng. Có trường hợp đường đi khó khăn, thầy cô phải đi bơi xuồng

rước từng em đến điểm dạy như cô giáo Phạm Thúy Vân ở Đông Hòa (An Biên) [21, tr.114].

Thầy cô giáo không chỉ có nhiệm vụ giảng dạy trên lớp, tại các điểm tập trung, thầy cô cùng nhau đào công sự, làm hầm trú ẩn quanh điểm dạy để kịp thời tránh bom, đạn của kẻ thù.

Đối với các trường nội trú của huyện, trường Bổ túc văn hóa và sư phạm của tỉnh. Do điều kiện phải di dời thường xuyên để tránh sự theo dõi của giặc, nên lúc chiêu sinh, trường chưa có cơ sở vật chất. Học sinh, học viên tập trung lại rồi mới đốn cây, đốn lá, chầm lá, làm nền cất trường, cất nơi ăn ở, sau đó mới có thể vào chính khóa [21, tr.114]. Hầu hết các trường đều được cất bằng cây lá, giường ngủ học sinh bằng cây tràm làm khung, lấy sậy bện lại làm vạc.

Nội dung giảng dạy ở trường phổ thông gồm các môn: tập đọc, tập viết, học thuộc lòng, toán. Chủ yếu để cho các em có thể đọc thông, viết thạo và biết tính toán. Các bài tập đọc, học thuộc lòng lấy từ nội dung trong tờ Học báo của khu, của tỉnh và một phần giáo viên tự soạn mang nội dung đấu tranh giai cấp, yêu nước chống ngoại xâm, đô hộ của Mỹ ngụy [21, tr.115].

Ngoài hoạt động giảng dạy, giáo viên còn tham gia đánh giặc ở địa phương trong phong trào du kích chiến tranh, tham gia xây dựng xã ấp chiến đấu, xây dựng lực lượng địa phương. Có giáo viên đã hy sinh trong vị trí của người chiến sĩ kiên cường ngoài mặt trận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cách mạng kiên giang 1945 1975 (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)