Khái quát giáo dục cách mạng miền Nam 1954-1975

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cách mạng kiên giang 1945 1975 (Trang 83)

1930 – 1945

3.2. Khái quát giáo dục cách mạng miền Nam 1954-1975

3.2.1. Chủ trương, đường lối phát triển giáo dục cách mạng ở miền Nam của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)

Sau năm 1954, nhiệm vụ của nhân dân miền Nam là đấu tranh thực hiện Hiệp định Giơnevơ, củng cố hòa bình, thực hiện tự do dân chủ. Phương châm đấu tranh của ta là: Tranh thủ hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp, kết hợp công tác hợp pháp và công tác không hợp pháp…, phải coi trọng cả thành thị và nông thôn. Phải vận động, giáo dục và tập hợp quần chúng đấu tranh để thực hiện mục tiêu đã nêu trên, đồng thới phải gìn giữ, tích trữ lực lượng, đấu tranh lâu dài.

Đảng đã xác định rõ mục tiêu của phong trào giáo dục cách mạng giai đoạn này cũng như suốt thời gian kháng chiến chống Mỹ là làm phá sản chính sách phản cách mạng nói chung và chính sách giáo dục phản động nói riêng của chính quyền Mỹ ngụy, nêu cao tính chất ưu việt và chính nghĩa của nền giáo dục cách mạng [37, tr.30].

Đảng chủ trương đưa học sinh, con em cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cùng một số cán bộ giáo dục, giáo viên tập kết ra miền Bắc tiếp tục công tác, học tập, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài; bố trí một số cán bộ, trí thức cách mạng công tác ở chiến khu thời Pháp đổi vùng vào các đô thị

bị địch tạm chiếm, tạo thế hợp pháp đi dạy học ở các trường tư thục; vân động mở thêm trường tư; tuyên truyền vận động trí thức, giáo chức và học sinh, gây dựng cơ sở cách mạng trong lòng địch; chỉ đạo hướng dẫn giáo viên ở lại về địa phương, tùy tình hình để mở lớp dạy cho trẻ em, người lớn, tuyên truyền cho nhân dân hiểu và đấu tranh với địch đòi thi hành hiệp định Giơnevơ [37, tr.31].

Chủ trương của Đảng là đẩy mạnh công tác giáo dục ở miền Nam, củng cố phát triển bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục từ trung ương đến địa phương; tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo giáo viên, tiến đến thành lập các trường sư phạm, trường lớp đào tạo giáo viên mầm non ở các đại phương; cử giáo viên miền Bắc vào hỗ trợ công tác giáo dục ở miền Nam.

Từ sau Đồng Khởi, các Tiểu ban Giáo dục được hình thành để lãnh đạo công tác giáo dục. Về mặt tổ chức, Tiểu ban này là một bộ phận của Ban Thông tin văn hóa – giáo dục nằm trong Mặt trận dân tộc giải phóng các cấp làm nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo xây dựng phong trào giáo dục. Chính quyền cách mạng nhiều địa phương đã thành lập Ban Giáo dục xã, thôn (ấp) để chỉ đạo phong trào giáo dục.

Tháng 10 năm 1962, Tiểu Ban Giáo dục Trung ương Cục miền Nam (gọi tắt là Tiểu ban Giáo dục Miền) được thành lập. Tiểu Ban Giáo dục Miền là một bộ phận của Ban Tuyên huấn, giúp Trung ương Cục chỉ đạo công tác giáo dục miền Nam. Sự hình thành và hoạt động của Tiểu ban Giáo dục Miền đã trải qua nhiều giai đoạn tùy theo tình hình phát triển của phong trào và sự chi viện cán bộ ngày càng đông đảo của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Lúc đầu chỉ có 4 cán bộ, Thanh Nam được chỉ định làm quyền Trưởng của Tiểu ban Giáo dục Miền [37, tr.32]. Sau đó các Tiểu ban Giáo dục khu, tỉnh, huyện được thành lập. Ở cấp xã có Ban Giáo dục xã. Như vậy, từ năm 1962, giáo dục toàn miền Nam có một hệ thống tổ chức thống nhất và xuyên suốt từ

Trung ương Cục đến huyện xã. Từ đó, công tác giáo dục cách mạng có sự chỉ đạo thống nhất về mục tiêu giáo dục, chương trình và sách giáo khoa, tổ chức đào tạo cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

3.2.2. Công tác phát triển giáo dục cách mạng ở miền Nam 1954-1975

Công tác giáo dục cách mạng thời kỳ này là phát huy dựa trên thành tựu giáo dục được xây dựng thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Sau năm 1954, tuy các cơ sở giáo dục không còn tồn tại một cách hợp pháp, nhưng đội ngũ giáo viên trong vùng tạm chiếm và vùng căn cứ đã thích ứng nhanh chóng với hoàn cảnh mới của cuộc đấu tranh cách mạng, tiếp tục hoạt động và có ảnh hưởng lớn đến các tầng lớp nhân dân. Ngoài một số cán bộ, giáo viên, học sinh tập kết ra miền Bắc, một số được Đảng bố trí ở lại miền Nam để làm nòng cốt xây dựng cơ sở, thực hiện đấu tranh lâu dài. Số ở lại gồm những cán bộ, giáo viên đã tham gia kháng chiến, cán bộ bị địch giam cầm đã được thả ra; học sinh, sinh viên có cảm tình với cách mạng hoặc đã tham gia hoạt động cách mạng [37, tr.51]. Hoạt động chủ yếu của cán bộ, giáo viên lúc bấy giờ là đi dạy học hợp pháp ở các trường tư thục, viết văn và làm báo; hoặc mở trường bán công để dạy học nhằm tạo vỏ bọc hợp pháp để hoạt động cách mạng, giải quyết một phần đời sống cho bản thân, giáo dục thanh thiếu niên tình yêu nước, hướng về cách mạng, đấu tranh chống nền văn hóa giáo dục của địch, tập hợp và tổ chức lực lượng. Sử dụng chương trình sách giáo khoa của ngụy quyền Sài Gòn, nhưng trong quá trình giảng dạy họ đã lồng nội dung cách mạng, đề cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc và khôn khéo loại bỏ những phần có nội dung phản động.

Trong các trường công ở vùng tạm chiếm, cơ sở hoạt động của cách mạng còn mỏng và yếu, vì địch kiểm soát gắt gao. Tuy vậy, nhờ sự hoạt động tích cực của ta mà một số giáo chức của địch đã có cảm tình với cách mạng và nhiệt tình ủng hộ phong trào truyền bá chữ quốc ngữ, xóa mù chữ và bình dân

học vụ. Số người đi học cũng như số người tham gia giảng dạy bình dân học vụ rất đông. Lực lượng giáo viên trường tư cũng như trường công ở các thị trấn, thị xã, thành phố đã nhiệt tình tham gia giảng dạy và hỗ trợ nhiều mặt cho phong trào này [37, tr.53]. Qua phong trào bình dân học vụ, ta tập hợp được đông đảo quần chúng, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng mà ta giành được.

Ở vùng nông thôn đông dân của các tỉnh, những lớp học tư ở xóm ấp hoạt động hợp pháp hay bán hợp pháp cũng phát triển rất mạnh và đều khắp. Học sinh theo học rất đông. Đồng bào rất ủng hộ và hết lòng che chở, giúp đỡ bằng mọi hình thức. Do có nhiều khó khăn nên các trường học ở vùng này đều xây dựng thô sơ bằng cây lá thường dựng sát nhà dân để ngăn chặn sự phá hoại của địch.

Ở vùng giải phóng, vùng du kích, địch ra sức bắt bớ, tàn sát nên một số đồng bào và cơ sở cách mạng tạm thời phải bỏ ruộng vườn chuyển vào các vùng đước, vùng tràm ở U Minh, Đồng Tháp Mười, vào chiến khu Đ hay lên vùng rừng núi. Bà con đã lập các “làng rừng”, các vùng căn cứ để tiếp tục sản xuất, chiến đấu bảo vệ lực lượng cách mạng. Ở đây, phong trào học tập văn hóa vẫn tiếp tục phát triển. Một số giáo viên kháng chiến cùng với một số thanh niên, người lớn tuổi có trình độ văn hóa đã đứng ra mở lớp xóa mù chữ, bổ túc văn hóa cho cán bộ, nhân dân và cho trẻ em [37, tr.56].

Ở chiến khu Đ, bà con đốn gỗ dựng trường lớp và tổ chức những lớp học. Đã xuất hiện trường Văn – Chính ở Bình Dương và Tây Ninh để dạy bổ túc văn hóa và chính trị cho cán bộ [37, tr.57].

Nhìn chung trong giai đoạn này, giáo dục cách mạng đã làm được hai việc lớn: Một là, phát triển mạng lưới trường lớp rộng khắp, từ thành phố, thị xã, thị trấn đến vùng nông thôn sâu; hai là thông qua việc mở trường lớp để dạy hợp pháp hay bán hợp pháp. Về cơ bản ta đã thực hiện được yêu cầu tập

hợp lực lượng, tạo tiền đề cho bước phát triển giáo dục trong những năm tiếp theo.

3.3. Giáo dục cách mạng Kiên Giang 1954-1975

3.3.1 Sự ra đời của giáo dục cách mạng Kiên Giang trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

Mỹ ngụy ngày càng tăng cường khủng bố, đánh phá phong trào cách mạng của nhân dân ta, nhất là sau khi Ngô Đình Diệm ban hành luật 10/59. Tổn thất của cách mạng, của nhân dân ta càng nặng nề.

Trước tình hình đó, Trương ương Đảng họp hội nghị lần thứ 15 nhận định tình hình cách mạng miền Nam và thông qua Nghị quyết hết sức quan trọng (thường gọi là Nghị quyết 15), chuyển cuộc cách mạng ở miền Nam từ đấu tranh chính trị là chính sang đấu tranh chính trị và vũ trang song song.

Ngày 30/10/1959, lực lượng vũ trang cũ tỉnh Rạch Giá – Tiểu đoàn Ngô Sở - đánh tiêu diệt chi khu quân sự Kiên An (tại Xẻo Rô), một trung tâm tội ác của Mỹ ngụy ở tỉnh Rạch Giá. Tiếp sau đó đánh trận Ba Thê, phá tan khu trù mật Ba Thê, đưa dân về ruộng vườn cũ. Đánh chống càn tại Đìa Ổi (Hà Tiên) tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Ngày 20/12/1960, mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời sau Đồng Khởi (Bến Tre).

Ngày 6/3/1961, mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Rạch Giá ra mắt nhân dân tại ngọn Xẻo Cạn, xã Đông Yên, huyện An Biên.

Tháng 7/1961, Tỉnh ủy Rạch Giá thành lập ban “Tuyên Văn Giáo”. Tỉnh rút đồng chi Trương Thái Hòa (Trương Văn Tú, Trương Văn Khải, Ba Khải), nguyên Phó ty giáo dục Long Châu Hà, về công tác tại Văn phòng ban quân sự tỉnh Rạch Giá, tháng 7/1961, được phân về ban Tuyên Văn Giáo, phụ trách tổ giáo dục.

Giáo dục tỉnh Rạch Giá được thành lập vào tháng 7/1961, do Trương Văn Khải (Ba Khải) – tổ trưởng.

Các làng cũng thành lập ban Tuyên Văn Giáo. Bộ phận “Giáo” chăm lo về công tác giáo dục, hướng dẫn các xã chọn người đào tạo giáo viên, vận động nhân dân cất trường lớp và huy động đưa con em ra lớp. Đồng thời phát động phong trào Bình dân học vụ cho người lớn

Những hoạt động ban đầu

Sau cao trào Đồng Khởi, vùng giải phóng liên hoàn và giải phóng lõm của tỉnh Rạch Giá đã hình thành. Mở mang dân trí, đào tạo lớp người yêu nước phục vụ cách mạng là một yêu cầu cấp thiết. Trung ương Cục xác định đường lối và nhiệm vụ của công tác giáo dục ở miền Nam là: “Dựa vào lực lượng nhân dân, cán bộ giáo dục và các nhà giáo yêu nước, kiên quyết đả phá chính sách ngu dân và các hình thức giáo dục phản động, ngoại lai, đòi trị của Mỹ ngụy, tích cực xây dựng một nền giáo dục dân tộc, dân chủ và khoa học theo chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm bồi dưỡng văn hóa chính trị cho nhân dân lao động, trước nhất là cán bộ, chiến sĩ, nhằm đào tạo thế hệ trẻ toàn diện, biết căm thù sâu sắc, có lòng yêu nước nồng nàn, có kiến thức đạo đức và sức khỏe để tiếp tục sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và kiến thiết xã hội sau này”.

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Cục và khu ủy khu 9, dù tình hình trong tỉnh còn hết sức khó khăn về giáo viên và cơ sở vật chất, địch thì ngày càng tăng cường đánh phá vào vùng giải phóng, Tỉnh ủy, Ban Tuyên Văn Giáo tỉnh Rạch Giá chỉ đạo cho bộ phận giáo dục phải tổ chức hệ thống giáo dục trong vùng giải phóng và vùng tranh chấp, mở được các lớp phổ thông cho trẻ em và Bình dân học vụ cho người lớn tuổi.

Từ đó, bộ phận giáo dục hướng dẫn các xã chọn người có trình độ văn hóa nhất định, hướng dẫn phương pháp sư phạm rồi cho mở lớp. Hầu hết giáo viên thời kỳ đầu này đều rất trẻ, trình độ học vấn còn rất hạn chế, chỉ đủ

để dạy lớp 1, lớp 2 (lớp năm, lớp tư). Lúc này ta chưa có kinh phí nên vận động mở lớp theo hình thức dân lập, giáo viên dạy vẫn chưa có quy củ.

Ở xã Vĩnh Phong có cô Võ Thị Nhỏ (Sáu Nhỏ, Sáu Ngay) mới học hết lớp Ba, được cán bộ Tuyên Văn Giáo xã vận động mở lớp ở ấp Cạnh Đền II. Với tinh thần nhiệt tình cách mạng, cô mượn chuồng trâu bỏ trống của ông Mười Thái, dọn dẹp sạch sẽ, vận động nhân dân đóng góp ghế bằng cây tràm cho học sinh ngồi học. Lớp học này có gần 60 học sinh, cả lớp vỡ lòng, lớp 1 và lớp 2 phải ngồi chung lớp, cô tùy trình độ học trò để dạy [21, tr.87].

Xã Vĩnh Bình có ông giáo Quang, là giáo viên cũ thời chống Pháp còn ở lại, ông mở lớp dân lập, dạy học có nề nếp, học sinh đạt kết quả rất tốt.

Cuối năm 1961, khu Tây Nam Bộ (khu 9), mở lớp sư phạm đào tạo cán bộ giáo dục và giáo viên cho các tỉnh thuộc khu 9. Lớp được đặt tại Tuần Thơm xã Vĩnh Hòa, huyện An Biên. Tỉnh Rạch Giá cử các đồng chí Sáu Thiện, Bảy Tây, Ba Sơn, Hai Hữu, Út Thúy, Quang Dũng, Út Long, Hai Trầu, Hai Hải đi học lớp sư phạm này.

3.3.2. Hệ thống trường lớp

Ở xã Vĩnh Phong có lớp ở ấp Cạnh Đền II cô Võ Thị Nhỏ (Sáu Nhỏ, Sáu Ngay). Lớp học này có gần 60 học sinh, cả lớp vỡ lòng, lớp 1 và lớp 2 phải ngồi chung lớp [21, tr.87].

Xã Vĩnh Bình có mở lớp dân lập của thầy giáo Quang là giáo viên cũ thời Pháp còn ở lại. Giáo Quang mở lớp dân Lập, dạy học có nề nếp, học sinh đạt kết quả tốt.

Cuối năm 1961, khu Tây Nam Bộ (khu 9), mở lớp Sư phạm đào tạo cán bộ giáo dục và giáo viên cho các tỉnh thuộc khu 9. Lớp được đặt tại kinh Tuần Thơm xã Vĩnh Hòa, huyện An Biên.

Ở huyện Giồng Riềng, sau khi xã Hòa Thuận được giải phóng, cô giáo Hoàng Thị Thu Hằng mở lớp dạy ở Mương Đào, xã Hòa Thuận. Lớp học trên dưới 30 học sinh, học chung cả lớp 2, 3, 4. Cô giáo Út Văn dạy lớp 1.

Huyện An Biên và Vĩnh Thuận thầy giáo Quan là một giáo viên có kinh nghiệm, khu bố trí cán bộ về điểm dạy của thầy tại Xóm Bắc, xã Vĩnh Bình.

Huyện Hà Tiên, anh Lưu Tái Thành, một thanh niên Hoa được đi học ở Rạch Giá trở về tham gia cách mạng được phân công làm giáo viên dạy chữ Hoa. Xã lấy chùa ông Bổn ở Hòn Chông làm lớp học.

Huyện Giồng Riềng tổ chức được ở các xã Hòa Hưng, Hòa Thuận, Ngọc Hòa, Vĩnh Thuận và một số ấp ở xã Ngọc Chúc.

Huyện Gò Quao có xã Vĩnh Hòa Hưng, Vĩnh Tuy, Thủy Liễu và một số ấp ở Vĩnh Phước.

Huyện Vĩnh Thuận có xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Bình, Vĩnh Thuận, Vĩnh Phong (tổ chức được toàn huyện).

Huyện An Biên cũng tổ chức trường lớp ở tất cả các xã Vân Khánh, Đông Hưng, Đông Thạnh, Đông Hòa và một số ấp của Tây Yên, Đông Thái.

Huyện Phú Quốc có Hàm Ninh và Cửa Cạn.

Huyện Châu Thành A lúc này địch đánh rất mạnh nên các lớp trong kinh phải giải tán.

Trƣờng sƣ phạm tỉnh Rạch Giá

Sau khi tiểu ban giáo dục được thành lập, hệ thống giáo dục ở huyện, xã hình thành, trường lớp phát triển ở vùng giải phóng, nhu cầu giáo viên tăng. Từ đó tiểu ban giáo dục tỉnh tổ chức các lớp sư phạm để đào tạo giáo viên tại chỗ cho các địa phương.

Năm 1964, lớp sư phạm đầu tiên của tỉnh được mở trong xã Hòa Hưng, huyện Giồng Riềng. Tiểu ban giáo dục tỉnh gởi công văn và cử cán bộ

trực tiếp đến địa phương yêu cầu chọn giáo sinh, bố trí địa điểm và cấp kinh phí cho lớp. Lý Mỹ Hạnh được phân công tổ chức lớp sư phạm đầu tiên này. Giáo sinh được tuyển chọn từ những người trong địa phương có tinh thần phục vụ sự nghiệp giáo dục địa phương có tinh thần phục vụ sự nghiệp sự nghiệp giáo dục, không yêu cầu cao về trình độ học vấn.

Khi có địa điểm mở lớp, có giáo sinh, thầy trò cùng nhau vận động nhân dân cho cây, lá để cất trường; thầy trò phải tự đốn cây, đốn lá, chầm lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cách mạng kiên giang 1945 1975 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)