Nội dung dạy học, chương trình sách giáo khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cách mạng kiên giang 1945 1975 (Trang 103 - 107)

1930 – 1945

3.3.4. Nội dung dạy học, chương trình sách giáo khoa

* Phần 1: Đường lối cách mạng miền Nam và đường lối công tác giáo dục của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

* Phần 2: Công tác chuyên môn của ngành giáo dục gồm:

+ Công tác Bình dân học vụ (cả công tác thanh toán mù chữ và bổ túc văn hóa).

+ Công tác giáo dục phổ thông (cả việc chỉ đạo các trường và đào tạo giáo viên).

+ Công tác đấu tranh trên mật trận giáo dục với địch ở các vùng tranh chấp và vùng còn bị kèm kẹp. Nội dung học tập gồm: - Tình hình nhiệm vụ - Sư phạm tổng quát - Sư phạm đặc biệt - Thực hành các môn học phổ thông - Tu dưỡng đạo đức giáo viên nhân dân.

Tiểu ban giáo dục phân công Hồ Minh Thiện phụ trách công tác bổ túc văn hóa, Lý Mỹ Hạnh phụ trách công tác đào tạo giáo viên [11, tr.14].

Nội dung giảng dạy ở các trường phổ thông gồm các môn tập đọc, tập viết, học thuộc lòng, toán. Chủ yếu để các em có thể đọc thông, việt thạo và biết tính toán. Các bài tập đọc, học thuộc lòng lấy từ nội dung trong tờ Học báo của khu, của tỉnh và một phần giáo viên tự soạn mang nội dung đấu tranh giai cấp, yêu nước, chống ách xâm lược, đô hộ của Mỹ ngụy.

3.3.5. Đội ngũ giáo viên

Cao trào đồng khởi năm 1960, vùng giải phóng tỉnh Rạch Giá được mở rộng. Ngày 6/3/1961, mật trận giải phóng miền nam Việt Nam tỉnh rạch Giá được thành lập, ra mắt nhân dân tại Xẻo Cạn, xã Đông Yên, huyện An Biên [21, tr84].

Tháng 7/1961, Tỉnh ủy Rạch Giá thành lập ban “Tuyên Văn Giáo” và giáo dục tỉnh Rạch Giá cũng được thành lập gồm các đồng chí: Trương Văn Khải – tổ trưởng, cán bộ gồm có Hai Thiên, Hai Nguyễn và Văn Thông. Trong thời gian này hầu hết giáo viên còn rất trẻ, trình độ học vấn còn rất hạn chế, chỉ đủ để dạy lớp 1, lớp 2 ( lớp Năm, lớp Tư).

Ở xã Vĩnh Phong có cô Võ Thị Nhỏ (Sáu Nhỏ, Sáu Ngay) mới học hết lớp 3.

Xã Vĩnh Bình có ông giáo Quang, là giáo viên cũ thời chống Pháp còn ở lại, ông mở lớp dân lập, dạy học có nề nếp, học sinh đạt kết quả rất tốt.

Cuối năm 1961, khu Tây Nam Bộ (khu 9), mở lớp Sư phạm đào tạo cán bộ giáo dục và giáo viên cho các thỉnh thuộc khu 9. Lớp được đặt tại kinh Tuần Thơm xã Vĩnh Hòa, huyện An Biên. Tỉnh Rạch Giá cử các đồng chí Sáu Thiện, Bảy Tây, Ba Sơn, Hai Hữu, Út Thủy, Quang, Dũng, Út Long, Hai Trầu, Hai Hải đi học lớp sư phạm.

Năm 1962, để đáp ứng yêu cầu giáo viên cho các huyện, xã, tiểu ban giáo dục tỉnh Rạch Giá mở lớp sư phạm đầu tiên của tỉnh. Lớp sư phạm này do Trương Văn Khải trực tiếp phụ trách, Hồ Minh Thiện và Lý Mỹ Hạnh đảm nhận công tác chuyên môn. Số lượng giáo sinh chỉ trên 10 người, hầu hết có trình độ văn hóa lớp 3 [21, tr.89].

Đầu năm 1963, tiểu ban giáo dục tỉnh Rạch Giá cử Hồ Minh Thiện, Võ Tấn Song đi học trường giáo dục Trung ương Cục. Tiểu ban giáo dục tỉnh và các huyện được tăng cường, trừ các huyện Hà Tiên, Phú Quốc, Tân Hiệp và thị xã Rạch Giá. Thời gian này, một số học sinh ở thị xã Rạch Giá và một số tỉnh khác là con em cán bộ hoặc được giác ngộ cách mạng được phân công làm giáo viên.

Tại huyện Châu Thành A, ban Tuyên Văn Giáo động viên một số học sinh từ Rạch Giá về mở trường trong các kinh thuộc xã Nam Thái Sơn và Mỹ

Hiệp Sơn. Các thầy giáo Đào Văn Hoàng, Đào Văn Huy dạy học ở Kinh Năm, Kinh Sáu… xã mượn nhà dân để mở lớp dạy học sinh phổ thông ban ngày, chỉ dạy lớp Năm, lớp Tư, hình thức là trường dân lập.

Ở huyện Giồng Riềng, sau khi xã Hòa Thuận được giải phóng, cô giáo Hoàng Thi Thu Hằng mở lớp dạy ở Mương Đào, xã Hòa Thuận. Lớp học trên dưới 30 học sinh, học chung cả lớp 2,3,4. Cô giáo Út Văn dạy lớp 1[21, tr.93].

Huyện An Biên và Vĩnh Thuận, đồng chí Sáu Huệ làm trưởng tiểu ban giáo dục. Võ Thị Nhỏ (Sáu Nhỏ, Sáu Ngay) được rút lên làm cán bộ giáo dục huyện sau khi học sư phạm do khu mở ở huyện Mười Cư, thầy giáo Quan là một giáo viên có kinh nghiệm, khu bố trí cán bộ về điểm dạy của thầy tại Xóm Bắc, xã Vĩnh Bình.

Huyện Hà Tiên, Anh Lưu Tái Thành, một thanh niên Hoa được đi học ở Rạch giá trở về tham gia cách mạng được phân công làm giáo viên dạy chữ Hoa.

Trường sư phạm tỉnh Rạch Giá, tổ chức các lớp sư phạm để đào tạo giáo viên tại chỗ cho các địa phương.

Từ đầu 1964 đến tháng 12/1965, trường mở 4 khóa đào tạo giáo viên tổng cộng có trên 80 học viên được đào tạo.

Sau khóa 4, tiểu ban giáo dục tỉnh Rạch Giá chủ trương mở các lớp sư phạm ở huyện để đáp ứng kịp thời nhu cầu giáo viên của từng huyện. Đồng chí Trần Anh Kiệt được đưa về Giồng Riềng mở các lớp sư phạm tại huyện. Sau đó sang Gò Quao tiếp tục mở lớp BTVH sư phạm, có trên 30 học viên [21, tr.98].

Tóm lại, đội ngũ giáo viên đứng lớp. Hầu hết giáo viên địa phương được đào tạo trong vùng giải phóng là thanh niên tại chỗ, có trình độ học vấn

chưa hết bậc tiểu học, cá biệt, có người vào ngành giáo dục khi chưa biết chữ. Nhưng khi đã qua một khóa Bổ túc văn hóa sư phạm sơ cấp 3 tháng đã trở thành người giáo viên của nhân dân trên tinh thần người biết dạy người chưa biết, người biết nhiều dạy người biết ít. Chỉ có một số ít giáo viên dạy học từ thời kháng chiến chống Pháp và học sinh từ ngoài thành (vùng kềm) vào tham gia công tác cách mạng. Có những giáo viên được đào tạo trong thực tế xã, ấp, được cán bộ giáo dục địa phương “cầm tay chỉ việc” trong một thời gian rất ngắn. Điển hình như cô giáo Võ Thị Nhỏ ở Vĩnh Phong mới học hết lớp hai (lớp tư) đã đi dạy, cô phải học trước, dạy sau; cô giáo Ngô Kim Thu ở Vĩnh Thuận vừa học xong Bình dân học vụ đã tham gia dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cách mạng kiên giang 1945 1975 (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)