Hoạt động cách mạng trong nhà trường Mỹ ngụy ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cách mạng kiên giang 1945 1975 (Trang 109 - 143)

1930 – 1945

3.4.3 Hoạt động cách mạng trong nhà trường Mỹ ngụy ở

Giang

Sau những phong trào và và hoạt động ban đầu từ năm 1955-1959, Mỹ ngụy đàn áp phong trào cách mạng càng gắt gao, nhất là từ luật 10/59. Chúng thuyên chuyển một số giáo viên mà chúng nghi ngờ có tư tưởng cách mạng,

đưa cả một số giáo viên đi lính. Tuy nhiên, hoạt động cách mạng của giáo viên và học sinh vẫn tiếp tục duy trì.

Cá biệt là thầy giáo Đỗ Văn Hổ (ông Bảy Nhơn Hòa), mở trường dân lập ở Giồng Riềng, dạy theo chương trình tự soạn theo quan điểm của Đảng. Năm 1964, có Bùi Quang Đào, thị ủy viên, bí thư Thị đoàn tích cực hoạt động trong phong trào học sinh. Bùi Quang Đào ghi tên mình vào học tại trường Trung học Phó Cơ Điều, vận động học sinh trong trường tham gia cách mạng. Tổ chức học sinh Phó Cơ Điều in truyền đơn tố cáo tội ác của Mỹ ngụy rải nhiều nơi trogn thị xã Rạch Giá. Năm 1965, có Trần Thu Vân (Năm Ca), cán bộ Tỉnh đoàn được phân công ra thị xã Rạch Giá hoạt động hợp pháp trong phong trào học sinh [21, tr.133].

Năm 1969, anh Tấn (Đường Văn Tấn) đang học đệ ngũ trường Trung học Kiên Thành được tổ chức đưa vào căn cứ gặp Bảy Lam giao nhiệm vụ vận động học sinh tham gia phong trào cách mạng, chủ yếu là tuyên truyền trong học sinh tinh thần yêu nước [21, tr.136]. Trường Trung học Rạch Sỏi còn có anh Đáo (em Năm Ca) và chị Út Đầm cùng một nhóm với Tấn, nhóm này hoạt động thông qua ban đại diện học sinh.

Năm học 1970-1971, tổ chức phân công anh Đường Văn Tấn ra học tại trường Nguyễn Trung Trực. Được tổ chức giới thiệu những học sinh có thành phần tốt (gia đình có người tham gia kháng chiến), anh Tấn xây dựng được một nhóm nòng cốt gồm có anh Nguyễn Hòa Bình, Lê Hồng Á, Trung, Mai.. hoạt động rất tích cực [21, tr.137]. Bên cạnh đó còn có những học sinh tích cực tham gia các hoạt động yêu nước.

Trong năm học 1972-1973, nhóm hoạt động của anh Đường Văn Tấn phân công phụ trách các khối lớp 10, 11, 12 để vận động học sinh: Anh Tấn phụ trách khối lớp 12, anh Hòa Bình phụ trách khối lớp 11, chị Hồng Á phụ trách khối lớp 10. Sau đó anh Đường Văn Tấn đi học sư phạm ở Vĩnh Long.

Anh Hòa Bình còn ở lại trường hoạt động rất tích cực theo phương châm bí mật. Anh thường xuyên mời anh chị em học sinh các lớp đi chơi, họp mặt... nhân đó tuyên truyền tinh thần yêu nước, chống Mỹ [21, tr.141].

Ngoài các phong trào nổi, học sinh trường Nguyễn Trung Trực còn tổ chức làm bích báo, báo xuân theo chủ trương của trường. Vào những năm sau Tết Mậu Thân đến năm 1975, hầu hết học sinh và đa số giáo viên đã nhận thức được tính phi nghĩa của ngụy quân, ngụy quyền và tính chất xâm lược của đế quốc Mỹ. Họ bắt đầu viết bài phản đối chiến tranh, phản đối ngụy quyền và bản chất xâm lược của đế quốc Mỹ.

3.5. Đóng góp của giáo dục cách mạng vào sự nghiệp kháng chiến.

Phát huy những thành tựu đạt được trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Giáo dục cách mạng Kiên Giang trong thời kỳ kháng chiến Mỹ luôn phát triển và tồn tại một nền giáo dục phổ thông, góp phần xứng đáng vào công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Ngành giáo dục chăm lo mở trường học để đáp ứng yêu cầu học tập của con em nhân dân. Trường tiểu học, trường dân lập được mở khắp các xã ấp vùng giải phóng, có từ lớp một đến lớp tư. Ngành giáo dục Kiên Giang mở được trường Sư phạm để đào tạo giáo viên, trường Bổ túc văn hóa để bổ túc văn hóa cho thanh niên, chiến sĩ trẻ trong các đơn vị vũ trang, cán bộ đang công tác trong cơ quan ban ngành tỉnh. Mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, có kiến thức đạo đức và sức khỏe và sẵn sàng tham gia vào cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.

Chương trình sách giáo khoa giảng dạy giáo dục truyền thống chống ngoại xâm, tinh thần chiến đấu dũng cảm và hy sinh cao cả, vạch trần âm mưu và tội ác của kẻ thù; giáo dục tinh thần tự lực tự cường, tự học tập và rèn luyện của bản thân.

Ngoài việc học tập giáo viên và học sinh còn tham gia hoạt động xã hội, tham gia công tác kháng chiến, gắn nhà trường với cuộc sống lao động và chiến đấu của nhân dân. Các trường còn tổ chức cho thầy trò lao động sản xuất, tự túc lương thực thực phẩm, tương trợ nhau trong sinh hoạt , trong học tập và trong chiến đấu. Nhờ vậy, nhà trường đã đào tạo được nhiều thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu của cách mạng. Nhiều lớp học sinh hăng hái sung vào hàng ngũ quân đội, trực tiếp chiến đấu với kẻ thù làm nên nhiều chiến công oanh liệt. Nhiều học sinh trở thành những cán bộ giỏi, chiến sĩ anh dũng trong cuộc kháng chiến. Sau này khi hòa bình thống nhất, họ là những cán bộ, chuyên gia kinh tế, khoa học kĩ thuật, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng đất nước.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Với đặc điểm là một vùng đất từng là căn cứ của Xứ ủy Nam Bộ, của khu, của nhiều tỉnh và của cả nước bạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tỉnh Kiên Giang (tỉnh Rạch Giá và tỉnh Hà Tiên trước đây) tiếp tục là một trong những địa bàn căn cứ vững chắc của khu Tây Nam bộ (T3). Là một khu được chọn làm “khu tập kết 200 ngày” để quân dân chánh Đảng miền Tây củng cố, chấn chỉnh thực lực tập trung cho việc chuẩn bị chuyển quân tập kết ra Bắc. Kiên Giang cũng là nơi đế quốc Mỹ và tay sai triển khai, thi thố nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc và quyết liệt; trở thành trọng điểm đánh phá về mọi mặt của địch, hòng đàn áp, bình định, dập tắt phong trào cách mạng và công cuộc kháng chiến của Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh. Suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhất là từ sau “không hiệp thương tổng tuyển cử” (20-7-1956) không mấy ngày là không có cảnh bắt bớ, giam cầm, “đầu rơi, máu chảy” [35. Tr.268]. Đặc biệt là từ sau cao trào Đồng khởi 1960, cho đến ngày giải phóng hoàn toàn tỉnh nhà, khắp nơi trong tỉnh không lúc nào mà đạn bơm im hơi, lặng tiếng.

Tiếp nối truyền thống hiếu học của ông cha ta, trên những thành tựu đã đạt được trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), công tác giáo dục của tỉnh được Đảng quan tâm và chỉ đạo sâu sát. Nhiều thầy cô giáo trẻ, nhiệt tình mở trường lớp giảng dạy ở ấp, xã; mặc dù bị địch đánh phá thường xuyên, lớp học phải di dời nhiều nơi nhưng thầy cô giáo và học sinh vẫn kiên trì học tập và giảng dạy. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng được chú trọng, trường BTVH Công Nông Kiên Giang tổ chức 3 khóa, đào tạo được nhiều cán bộ cho kháng chiến. Tuy nhiên, do đây là vùng ác liệt, Mỹ và tay sai đánh phá quyết liệt ngày đêm, khu giải phóng ít và nhỏ, giáo dục vùng căn cứ cách mạng đã hình thành. Quy mô trường lớp và cơ sở vật chất cũng còn nhỏ và thiếu thốn. Ở thời kỳ đông đúc nhất, tổng số trẻ đi học là 11.000 cháu ( chủ

yếu là lớp 1 và lớp 2). Ở vùng địch tạm chiếm, trường lớp có mở nhưng còn ít, chủ yếu nằm ở thị xã, thị tứ với khoản 66.159 học sinh, 1.285 giáo viên và 197 trường học [22, tr.25].

Tháng 11 năm 1974, Ủy ban nhân dân (UBND) cách mạng tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang) được củng cố. Thời gian này UBND cách mạng tỉnh Rạch Giá có các ty chuyên môn như : Tài chính, Công thương, Nông nghiệp, Thủy hải sản, Thông tin văn hóa, Giáo dục, Y tế, Xã hội thương binh, An ninh, Giao thông vận tải. Ty giáo dục tỉnh Rạch giá hoạt động và điều hành các hoạt động giáo dục.

Giáo dục kháng chiến thời gian này đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo cán bộ phục vụ cho công cuộc cách mạng, cũng như thực hiện nâng cao dân trí cho nhân dân vùng giải phóng. Nhiều học viên được đào tạo tại địa phương (nhất là Trường BTVH Công Nông Kiên Giang) đã trưởng thành, bổ sung vào lực lượng cán bộ cho công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Giáo dục kháng chiến là nòng cốt để tiếp quản nền giáo dục sau năm 1975, cải tạo và xây dựng nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa.

KẾT LUẬN

Kiên Giang (tỉnh Rạch Giá và tỉnh Hà Tiên trước đây) là tỉnh nằm dọc bờ biển và biên giới Tây Nam Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nền giáo dục của tỉnh Kiên Giang được khai sinh từ thời hình thành cộng đồng dân cư, với 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Với truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của người Việt Nam. Nền giáo dục Kiên Giang đã phải trải qua nhiều bước thăng trầm theo sự thịnh suy của đất nước và theo những biến động về chính trị, quân sự của địa phương. Đó cũng là thời kỳ quan trọng đào tạo nhân tài và để lại những thành tựu rực rỡ trên lĩnh vực văn hóa và kinh tế, xã hội làm cho cả nước biết đến Kiên Giang như một trung tâm văn hiến của ĐBSCL trong thời kỳ mở đất.

Với đặc điểm về thiên nhiên và cộng đồng cư dân, với vị trí là căn cứ địa của hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, giáo dục cách mạng Kiên Giang từng bước phát triển vững chắc dù phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ, thầy và trò vẫn vững lòng bền trí hoàn thành mọi nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó. Có thể rút ra mấy đặc điểm và đóng góp của giáo dục cách mạng Kiên Giang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) như sau.

1/ Giáo dục Kiên Giang hình thành khá sớm sau khi Xứ ủy Nam Kỳ, Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam và Mặt trận tỉnh Rạch Giá được thành lập. Với chủ trương là thực hiện việc nâng cao kiến thức và văn hóa cho quần chúng trong vùng giải phóng, vùng tranh chấp và cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang ở các địa bàn trong tỉnh. Nhằm qua đó nâng cao lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc sâu sắc, dám xã thân cứu nước, chống lại bọn xâm lược và bè lũ tay sai. Đó cũng là mục tiêu chính trị xuyên suốt và chỉ đạo của giáo dục cách mạng trong suốt 30 năm của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước ở Kiên Giang và Miền Nam.

Từ mục tiêu đó, nội dung, chương trình, sách vở, tài liệu giảng dạy cho học sinh phổ thông, BDHV, BTVH cho cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang đều được xây dựng và thực hiện đúng với chủ trương, mục đích đề ra. Từ những nỗ lực của thầy cô giáo, của ngành giáo dục Kiên Giang đã thu được kết quả rất to lớn. Những bài giảng của các thầy cô kháng chiến đã thúc giục tinh thần hăng say lên đường chiến đấu của biết bao học sinh phổ thông, BTVH ở các địa bàn trong tỉnh, sẵn sàng đi bộ đội đánh giặc cứu nước.

Sau hơn 4 thập kỷ nhìn lại, càng thấy rõ hiệu quả thực tiễn của đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng qua kết quả cụ thể của các phong trào kháng chiến mà chương trình giáo dục đã được các sách vở, tài liệu giáo dục chuyển tải. Nội dung sách vở, tài liệu giảng dạy lúc đó luôn bám sát thực tiễn cuộc sống và chiến trường, thông qua những bài tập đọc, bài toán, chính tả, làm văn, nó gần gữi, thiết thực, đi vào tâm hồn, lòng người lúc nào không biết. Đó là giá trị, tác dụng to lớn và ý nghĩa nhất, mang tính chi phối, xuyên suốt. Đã có biết bao hình ảnh, tấm giương về kết quả này.

2/ Đội ngũ thầy, cô giáo kháng chiến thực sự là người chiến sỹ trên mặt trận này, bám trường, bám lớp, vượt qua bom đạn đến với học sinh thân yêu của mình, không hề tính toán, thậm chí hy sinh tính mạng để bảo vệ học sinh. Có quá nhiều điển hình từ thực tiễn giáo dục kháng chiến 9 năm chống Pháp và hơn 20 năm chống Mỹ về người thầy giáo cách mạng. Đã có nhiều giáo viên thực sự tay sách, tay súng trong thực tiễn hoạt động của mình. Giặc đốt trường, dạy học dưới bóng cây. Khi nghe tiếng bom của giặc cả thầy và trò phải nhảy xuống hầm trú ẩn, có lúc vào mùa mưa quần áo ướt đẫm nhưng khi hết bom đạn thì tiếp tục nhiệm vụ. Đã có nhiều thầy cô giáo trở thành liệt sỹ trong khi làm nhiệm vụ, với tinh thần tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì học sinh thân yêu của mình.

Đối với nhân dân các vùng giải phóng, họ quý trọng, thương yêu, bảo vệ đội ngũ giáo viên kháng chiến như bảo vệ người thân của mình, họ chia sẻ đùm bọc mọi mặt đời sống, giúp thầy cô giáo làm tròn nhiệm vụ.

3/ Đội ngũ học sinh kháng chiến đến với trường, với lớp phải vượt bao vất vả, khó khăn; chịu gian khổ và cả đạn bom địch trút xuống ngay trong giờ học, thậm chí có học sinh chết khi đang học vì bị trúng bom đạn của kẻ thù. Đội ngũ học sinh BTVH hoặc các trường phổ thông thực sự là những chiến sỹ trên mặt trận học tập và cả trong chiến đấu chống càn quét của địch, đã ngã xuống để bảo vệ trường lớp trong những hoàn cảnh khó khăn gian khổ nhất. Nhiều học sinh từ trường lớp bước ra chiến trường một cách hiên ngang, và đã có bao người trở thành chiến sỹ thi đua, liệt sỹ.

4/ Ngôi trường, lớp học kháng chiến là kết tinh của công sức và tiền bạc của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân. Gần như tất cả đều do dân lo, dân điều hành, trợ giúp. Do đó, khái niệm Nhà nước và dân lập là một (hai trong một), vai trò của địa phương là tổ chức, làm nòng cốt để hình thành, hoạt động và tồn tại. Do đó, khái niệm “Giáo dục của nhân dân” là chính xác đối với BDHV và trường lớp phổ thông ở mọi địa bàn, mọi thời gian lúc này.

Có thể nói, nếu không có sức dân, thì trong suốt hai cuộc kháng chiến sẽ không có nền giáo dục kháng chiến, với những thành tích đáng tự hào hôm nay. Sức dân to lớn không chỉ trong xây dựng, bảo vệ cơ sở vật chất; bảo vệ , che chở an toàn cho thầy, cô giáo và học sinh trước bom đạn ác liệt của địch ngày đêm trút xuống, mà còn là nguồn hậu cần to lớn nuôi dưỡng, đùm bọc thầy cô giáo. Nhiều gia đình nông dân nuôi dưỡng thầy cô giáo hằng năm, lo may sắm quần áo, đồ dùng giảng dạy một cách tự nguyện và với lòng tự hào đóng góp công sức cho cách mạng, không hề so đo hơn thiệt. Những hình ảnh đó luôn sáng ngời trong lòng những thầy cô giáo kháng chiến.

5/ Hai cuộc kháng chiến với hai kẻ thù xâm lược, hai thủ đoạn khác nhau đã tạo nên hai nền giáo dục kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tính chất khác nhau giữa hai nền giáo dục giữa hai giai đoạn lịch sử đã tạo nên đặc điểm của giáo dục kháng chiến ở Kiên Giang. Đối với kháng chiến chống Pháp, vùng giải phóng ở Kiên Giang rộng và ổn định hơn, do đó trường lớp được tổ chức tập trung, ổn định. Còn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, vùng giải phóng không ổn định (nếu có thì nhỏ) do tính cơ động của địch, và tính ác liệt của vùng nên trường lớp, lực lượng học sinh, đội ngũ giáo viên không ổn định, địch phát hiện thì ta giải tán chuyển nơi khác. Vì thế trường lớp lúc tổ chức nơi này lúc tổ chức nơi khác và không tập trung. Đó cũng là đặc trưng của giáo dục cách mạng giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, kết quả thu được thì lại rất to lớn, đó là đội ngũ giáo viên và học sinh ở các trường học bước ra kháng chiến rất nhiều, thời gian học tập và ra chiến trường rất ngắn ngủi. Có lúc đang ngồi học, cả lớp nghe tiếng súng nổ lòng háo hức muốn xin ra chiến trường, họ ngồi học không yên khi nghe tiếng súng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cách mạng kiên giang 1945 1975 (Trang 109 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)