Nội dung chương trình, sách giáo khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cách mạng kiên giang 1945 1975 (Trang 71 - 74)

1930 – 1945

2.3.4. Nội dung chương trình, sách giáo khoa

Trong những ngày đầu cách mang tháng Tám chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy chưa thống nhất. Những giáo viên “nghiệp dư” chưa được tập huấn phương pháp sư phạm nên rất lúng túng, nhất là ở vùng nông thôn, thiếu giáo viên. Thời đó, không có hai từ “giáo án” và cũng thực sự không có việc giáo viên soạn thảo bài dạy theo một tiêu chuẩn nào, trình cho một giới chức nào. Người dạy học thời đó tự soạn thảo và dạy học sinh theo cách thức riêng của mỗi người, miễn sao đạt kết quả mong muốn.

Trước tình hình đó, tỉnh vận động số giáo viên ở thành thị về các làng cùng với giáo viên nông thôn soạn giáo án, trao đổi phương pháp giảng dạy và hướng dẫn cho giáo viên nghiệp dư. Có xã như Vĩnh Phước (Gò Quao) tổ chức hẳn một lớp tập huấn ngắn ngày hướng dẫn cho tất cả giáo viên nghiệp dư của tất cả xóm ấp, mỗi ấp có từ 3 đến 4 người dự học. Sách giáo khoa lớp vỡ lòng của trường phổ thông được sử dụng để dạy về bình dân học vụ.

Trong những năm đầu kháng chiến, ta còn rất lúng túng về nội dung, chương trình giảng dạy, dù chỉ là bậc tiểu học. “Có thể nói mặc dù Nam bộ

không có sự chi viện của Trung ương song trong khói lửa chiến tranh, sự nghiệp giáo dục phổ thông vẫn phát triển khá mạnh” [12, tr.67].

Giặc Pháp vẫn còn mở những cuộc hành quân vào vùng nông thôn giải phóng, hoạt động giáo dục vẫn còn phải đối phó với tình hình của chiến tranh. Từ năm 1947 đến 1950, hầu hết các địa phương đều chỉ có lớp năm, lớp tư (Bậc tiểu học được chia thành 5 lớp: Năm, Ba, Tư, Nhì, Nhất). Nội dung giảng dạy chủ yếu là chỉ để học sinh biết đọc, biết viết và làm 4 phép toán. Lúc này ta chưa có 1 chương trình và sách giáo khoa hoàn chỉnh nên vẫn phải áp dụng cách giảng dạy của trường tiểu học trước năm 1945 của thực dân, lược bỏ (ở lớp tư)

Về cách đọc và ráp vần có sự thay đổi quan trọng, các chữ cái được đọc theo cách mới của người Việt a, bờ, cờ…chứ không đọc theo lối Pháp a, bê, xê...

Các lớp ba, nhì, nhất học các môn tập làm văn, toán, lịch sử và giáo dục công dân.

Do không có sách giáo khoa thống nhất, đồng thời để thực hiện nhiệm vụ chính trị trong công cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược. Phòng Tu thơ của Ty giáo dục ra tập “Học báo” hướng dẫn cho các bài thơ viết trong tập học báo mang nội dung chính trị phục vụ công cuộc kháng chiến kiến quốc, cả văn, thơ… được lấy làm bài học tập đọc, tập làm văn, giáo dục công dân và khoa học thường thức.

Ngoài ra, các thầy giáo còn sáng tạo những phương pháp dạy toán dạy học, vui học như câu ca dao viết thành biểu ngữ dán trong nhà máy xay lúa ở Kinh xáng Chắc Băng.

“Đồn kia đang bị bao vây Lương ăn chỉ được 5 ngày mà thôi Bỗng dưng trận càn ba mươi

Lương ăn lại được thêm mười lăm hôm Tính xem tổng số trong đồn

Trừ quân tiêu diệt hỏi còn biêu nhiêu ?” [21, tr.67] Với phương pháp và nội dung chương trình đó, học sinh được đảm bảo kiến thức cơ bản ở bậc tiểu học.

Ngày 11/2/1951, Đảng lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai. Trong chính cương của Đảng, về mục phát triển văn hóa giáo dục đã có ghi : “Để đào tạo con người mới, cán bộ mới và đẩy mạnh kháng chiến, kiến quốc phải bài trừ những di tích văn hóa, giáo dục thực dân và phong kiến, phát triển nền văn hóa giáo dục có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng.

Do đó, nhiệm vụ của văn hóa, giáo dục trong giai đoạn hiện tại là:

- Phát triển chí căm thù quân xâm lược, lòng yêu tổ quốc và tinh thần quốc tế chân chính của nhân dân.

- Phát triển tinh hoa của văn hóa dân tộc, đồng thời học tập văn hóa tiến bộ của thế giới, đặc biệt của Liên Xô và Trung Quốc. - Phát triển văn hóa dân tộc thiểu số.

- Phát trển khoa học kỹ thuật và văn nghệ nhân dân.

Vận động thực hành đời sống mới; thủ tiêu nạn mù chữ, cải cách chế độ giáo dục; mở mang các trường chuyên nghiệp [48, tr.46].

Thực hiện nghị quyết và Chính cương của Đảng, Bộ Giáo dục tiến hành cải cách giáo dục để phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến. Nhà trường phổ thông được chia làm 3 cấp học gồm 9 năm : Cấp 1 học 4 năm; cấp 2 học 3 năm; cấp 3 học 2 năm. Các kỳ thi cuối cấp bị xóa bỏ. Bộ cũng cấp tốc tổ chức “Trại Tư thơ” để biên soạn sách giáo khoa [21, tr.63].

Đến năm 1952, bộ sách giáo khoa cấp 1 đã hoàn chỉnh. Nhưng do điều kiện chiến tranh, bộ sách giáo khoa này không được chuyển đến các tỉnh Miền Tây Nam bộ. Chương trình cải cách áp dụng từ Liên Khu V trở ra Bắc. Năm 1952, Sở Giáo dục Nam bộ chủ trương sửa đổi lại thời gian biểu ở các trường Tiểu học và Trung học theo tinh thần mới, tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị , bớt mỗi ngày 3 giờ để học sinh tham gia công tác bình dân học vụ.

Những năm 1952 – 1953, nhiều trường nội trú, trường tập trung bị giải tán, giáo viên, học sinh ra trường tích cực tham gia vào chiến dịch tổng phản công, góp phần nhỏ bé vào thắng lợi chung của dân tộc, buộc quân Pháp phải ký kết hiệp định Geneve.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cách mạng kiên giang 1945 1975 (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)