1930 – 1945
2.3.5. Đội ngũ giáo viên
Từ khi vùng giải phóng của 2 tỉnh Rạch Giá và Hà Tiên được hình thành, Ty giáo dục được thành lập, hệ thống giáo dục phổ thông phát triển, thầy và trò phổ thông ngày càng đông đảo, hoạt động của thầy và trò rất đa dạng và phong phú để thực hiện nhiệm vụ dạy và học, đồng thời tham gia vào các công tác kháng chiến, kiến quốc.
Giáo viên hầu hết là những người được đào tạo từ trước năm 1945 bỏ thành vào chiến khu vào những năm 1946-1947. Sau những ngày sôi nổi tham gia trở thành giáo viên kháng chiến, cũng có nhiều người có trình độ văn hóa, trình độ học vấn nhất định ở địa phương được chính quyền động viên mở lớp ở xóm, ấp.
Ngày 19/5/1948, Ty giáo dục Hà Tiên khai giảng lớp Sư phạm nhân kỷ niệm lần thứ 58 ngày sinh của Hồ Chí Minh. Lớp học có trên 30 học viên được tổ chức tại Núi Trầu (xã Hòa Điền) là căn cứ kháng chiến của tỉnh Hà Tiên [21, tr.64].
Các học viên sư phạm và những người biết chữ ở địa phương bắt đầu mở các lớp học trong vùng giải phóng từ năm 1947. Tuy nhiên, đây chỉ là các trường mang tính chất “ Dân lập”. Ty giáo dục chỉ đạo về chuyên môn và một khoản trợ cấp ít ỏi gồm 700 gram gạo mỗi ngày, tương đương 21kg mỗi tháng; một bộ đồ bà ba đen mỗi năm.
Do điều kiện thiếu giáo viên, các trường làng ở xóm, ấp thường chỉ có 1 giáo viên dạy cả 2 hoặc 3 lớp trong cùng 1 thời gian. Học sinh tập trung 2, 3 trình độ vào một lớp; thầy sắp xếp chỗ ngồi theo trình độ rồi giảng bài, viết bài cho từng lớp. Lớp này làm bài hoặc tập viết thì lớp kia nghe giảng…Thậm chí trong cùng một lớp trình độ học sinh cũng không đồng đều, thầy phải dạy riêng cho từng học sinh.
Nhiều giáo viên trường làng của tỉnh Rạch Giá chỉ đủ trình độ dạy lớp 1, lớp 2 (lớp 5, lớp 4). Trên tinh thần “người biết chữ dạy người không biết, người biết nhiều dạy người biết ít”, số giáo viên này vốn là người dân tại chỗ được chính quyền, đoàn thể vận động đi dạy học. Tính chất của những lớp này là “Dân lập”, phụ huynh học sinh đóng góp lương thực, thực phẩm để nuôi thầy giáo. Mỗi năm một học sinh góp cho thầy 1 giạ lúa. Đi cắm câu, giăng câu, giăng lưới được con cá ngon, con lươn lớn cũng mang biếu thầy. Tuy nhiên thầy giáo vẫn sản xuất lúa gạo, thực phẩm ăn là chính vì có nhiều gia đình nghèo không có khả năng đóng góp.
Ngoài hoạt động dạy và học chữ, thầy trò trong vùng giải phóng còn tham gia công tác xã hội, vận động nhân dân thực hiện phong trào thi đua xây dựng nếp sống văn hóa mới, lúc bấy giờ gọi là “Đời sống mới”, ăn chín, uống sôi, ăn đũa 2 đầu hoặc 2 đũa, làm nhà tắm, nhà tiêu xa nhà, không xả rác, xác súc vật xuống sông, giữ gìn nguồn nước sạch, nhà cửa vệ sinh… Một trong những gương tiêu biểu về tư cách, đạo đức và tinh thần của người giáo viên kháng chiến là thầy giáo Trần Văn Bực ở kinh Bà Điền, xã
Đông Hưng, Huyện An Biên. Thầy giáo Bực là một cán bộ, nghỉ công tác vì lý do sức khỏe. Với tinh thần hết lòng vì sự nghiệp cách mạng thầy tự vận động nhân dân ở xóm Bà Điền xã Đông Hưng cho con em đến nhà thầy để học chữ. Năm 1953, thầy giáo Trần Văn Bực đã được bầu làm “Chiến sĩ thi đua” của Nam bộ.
Ở Gò Quao, phong trào học tập rất tích cực già, trẻ, gái trai đều ra sức cố gắng để mình biết được chữ nghĩa, nhiều người trong huyện biết chữ và một số thầy giáo tự nguyên đứng ra mở lớp dạy học cho con em trong huyện, xã. Ở Vĩnh Phước có các ông giáo làng như Võ Đông Sơn, Đào Ấn Sĩ (Giáo Nghính), Trương Hội Chấn, giáo Trừ…Ở Định An có giáo Chương. Ngoài ra tỉnh còn tăng cường xuống 4 giáo viên là Thầy Lê Ngọc Tỏ, thầy Trường, thầy Tấn, thầy Tước… để biên soạn giáo án, mở lớp tập huấn, hướng dẫn các dạy. Khóa học kéo dài 7 ngày; mãn khóa các “Giáo sinh” được lãnh sách về mở lớp dạy ở xã ấp mình [42, tr.58].
2.4. Những hoạt động yêu nƣớc của thầy trò ở Kiên Giang trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, hoạt động giáo dục ở Rạch Giá và Hà Tiên cũng rất sôi nổi và đạt nhiều kết quả to lớn. Nhiệm vụ chính là xóa nạn mù chữ, bồi dưỡng, đào tạo văn hóa cho con em nhân dân, nhưng bên cạnh đó thầy trò ở Kiên Giang (Rạch Giá và Hà Tiên) cũng tỏ rõ lòng yêu nước của mình thông qua các hoạt động ủng hộ kháng chiến.
Tại Rạch Giá, một số giáo viên lớn tuổi có uy tín trong giáo giới như thầy Phạm Văn Dõi (ông Đốc Dõi), thầy Yến (ông Đốc Yến) là những người có tinh thần dân tộc, yêu nước. Các thầy đã tìm hiểu cuộc đời và hoạt động của nhà giáo Nguyễn Tất Thành và coi đó là tấm giương mẫu mực.
Năm 1956, Tỉnh ủy Rạch Giá phân công Huỳnh Trí Thức ra thị xã Rạch Giá vận động nhân sĩ, trí thức ủng hộ kháng chiến. Huỳnh Trí Thức đã liên lạc với ông Đốc Dõi, Đốc Yên để vận động giáo viên. Do sẵn có uy tín hai ông đã thuyết phục được nhiều giáo viên trong thị xã giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ủng hộ kháng chiến. Từ đó nhiều học sinh đã bỏ thành ra chiến khu tham gia đánh Pháp [21, tr.71].
Cô giáo Sáu, cô giáo Bảy dạy ở trường Nam Tiểu học vận động, quyên góp quần áo, tiền bạc trong giáo chức và học sinh gửi cho chiến khu ủng hộ kháng chiến.
Tại Hà Tiên, từ năm 1947 đã có phong trào bỏ thành ra chiến khu của giới trí thức. Kể từ khi thầy Trương Văn Vinh nhận nhiệm vụ Trưởng Ty Giáo dục, phong trào lại càng mạnh mẽ hơn và kéo dài [21, tr.71]. Thực dân Pháp thừa nhận không sao ngăn chặn được. Số học sinh lớn tuổi học đã học xong lớp Nhất, nhiều người lần lượt ra chiến khu tham gia kháng chiến.
Như vậy, ngoài nhiệm vụ dạy và học thầy trò còn có những hoạt động yêu nước thiết thực, góp phần công lao vào sự nghiệp thắng lợi của cuộc kháng chiến.
2.5. Đóng góp của giáo dục cách mạng Kiên Giang
Bằng sự nỗ lực của Đảng bộ, của ngành giáo dục và sự cố gắng khắc phục mọi khó khăn, gian khổ của những thầy cô giáo đã tham gia tích cực trong phong trào Bình dân học vụ. Nhiều xã ấp đã đẩy lùi được nạn mù chữ, con em của nông dân và nhân dân lao động nghèo của hai tỉnh Rạch Giá và Hà Tiên được đến trường, biết đọc, biết viết, tiếp thu được ánh sáng văn hóa, tri thức. Thực hiện tốt lời gọi “chống nạn thất học” của Hồ Chí Minh. Phong trào Bình dân học vụ phát triển liên tục trong cuộc kháng chiến. Các địa phương, cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ và thanh thiếu niên tổ chức bổ túc
văn hóa xuyên suốt và rộng khắp nâng cao sự giác ngộ cách mạng, bồi dưỡng được nhiều cán bộ, chiến sĩ giỏi cho sự nghiệp kháng chiến, bảo vệ Tổ Quốc.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp ở Rạch Giá và Hà Tiên luôn tồn tại một nền Giáo dục cách mạng theo tinh thần “dân tộc, khoa học, đại chúng”, với việc tổ chức dạy học, đội ngũ giáo viên, quy mô trường lớp, tài liệu sách giáo khoa…Trường lớp được mở tận các xã ấp.
Giáo dục và nâng cao tinh thần yêu nước, yêu chuộng hòa bình, yêu con đường cách mạng mà nhân dân đã lựa chọn, từ đó sẵn sàn xong pha ra chiến trường đánh giặc cứu nước, cứu nhà.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã kết thúc vẻ vang bằng chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động toàn cầu. Trong đó có một phần đóng góp xứng đáng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Rạch Giá và tỉnh Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang ngày nay).
Kế thừa truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của thế hệ cha anh, phát huy khí thế hào hùng của những ngày cách mạng tháng Tám nhân dân trong tỉnh đã trải qua hơn 3.000 ngày kháng chiến, kể từ khi thực dân Pháp tái chiếm lại Hà Tiên (20-1-1946) đến lúc ký Hiệp định Geneve (20-7- 1954). Cùng với những bước thăng trầm của lịch sử Kiên Giang, giáo dục cách mạng Kiên Giang trong những năm ấy cũng đạt nhiều thành công và cũng gặp không ít khó khăn, gian khổ, hy sinh.
Trong chính sách ngu dân, hạn chế giáo dục của thực dân Pháp, đại đa số nhân dân Việt Nam không biết chữ, cả chữ Pháp và chữ quốc ngữ. Trường học thì rất ít và chỉ dạy ở bậc sơ học và số học sinh không được bao nhiêu. Những gia đình nào muốn cho con em mình biết chữ thì phải mời thầy về dạy. thầy giáo không có đồng lương ổn định, chỉ ăn cơm của gia đình học sinh và nhận quà biếu vào dịp lễ, tết.
Trong những ngày cách mạng tháng Tám thành công, nhiều trường học ở Hà Tiên không khai giảng được vì những hoạt động thăm dò, tái chiếm trở lại của thực dân Pháp. Nhưng với tinh thần quyết tâm của Đảng và nhân dân đã khắc phục những khó khăn, công tác giáo dục củng cố và hoạt động trở lại. Tháng 2 năm 1947 tỉnh ủy Rạch Giá mở Hội nghị thành lập Ty giáo dục, tổ chức phòng Bình dân học vụ, mở rộng công tác bình dân học vụ, vận động phong trào chống dốt và xây dựng nếp sống mới trong vùng giải phóng.
Truyền thống hiếu học của 2 tỉnh Rạch Giá và Hà tiên luôn được tiếp nối và phát triển, dù cho sống trong ách nô lệ thực dân, nhưng mọi người vẫn phấn khởi dạy và học. Trẻ, già, trai, gái không biết chữ đều tham gia học bình dân học vụ. Nhân dân trong tỉnh đi học bình dân học vụ trên tinh thần “diệt giặc”, tất cả xóm ấp đều có tổ chức các điểm dạy và học.
Tuy còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất, nhưng thầy cô giáo vẫn khắc phục để dạy học. Chương trình giảng dạy và phương pháp dạy học chưa thống nhất, nhiều thầy cô tự soạn giáo án, trao đổi phương pháp giảng dạy, hướng dẫn giáo viên “nghiệp dư” để giảng dạy vùng nông thôn, thiếu giáo viên.
Sau khi Ty giáo dục được thành lập, hệ thống giáo dục phổ thông phát triển, thầy trò phổ thông ngày càng đông đảo, hoạt động thầy trò ngày càng đa dạng và phong phú để thực hiện nhiệm vụ dạy và học. Chống lại những chủ trương, tư tưởng giáo dục thực dân; giáo dục lòng yêu nước, tinh thần cách mạng trong giáo viên và học sinh. Đây chính là nền móng trong phong trào học sinh, sinh viên và phong trào giáo dục kháng chiến ở những giai đoạn về sau.
Cách mạng tháng Tám 1945 và cuộc kháng khiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã có tác động đến sự nghiệp giáo dục đất nước nói chung và 2 tỉnh Rạch Giá và Hà Tiên một cách toàn diện và sâu sắc. Nền giáo dục được hình thành và phát triển trên nguyên tắc dân tộc, khoa học, đại chúng, xóa bỏ nền giáo dục nô dịch của thực dân. Nền giáo dục cách mạng trong 9 năm kháng chiến đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng: Bước đầu đã đẩy lùi được nạn mù chữ, con em của nông dân và nhân dân lao động nghèo được đến trường, tiếp thu được ánh sáng văn hóa, tri thức; được thể hiện và nâng cao tinh thần yêu nước, yêu
chuộng hòa bình, yêu con đường cách mạng mà nhân dân đã lựa chọn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
CHƢƠNG 3
GIÁO DỤC CÁCH MẠNG TỈNH KIÊN GIANG
TRONG GIAI ĐOẠN KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC (1954-1975)
3.1. Hoàn cảnh lịch sử Kiên Giang trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1954-1975)
Chiến thắng Điện Biên Phủ của quân dân ta đã buộc thực dân Pháp ký hiệp định Geneve lập lại hòa bình ở Đông Dương. Nhưng đế quốc Mỹ, với dã tâm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ, cố tình phá hoại hiệp định, đưa Ngô Đình Diệm về làm Thủ tướng, sau đó truất phế Bảo Đại để chống phá sự nghiệp thống nhất Tổ quốc của nhân dân ta, chống phá cách mạng và triệt để chống cộng.
Sự nghiệp giáo dục cách mạng mà nhân dân ta cố công xây dựng trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược chưa được áp dụng ở đô thị thì lại bị cản trở, thậm chí được coi như xóa sạch để giao cho tập đoàn tay sai của đế quốc quản lý.
Hiệp định Geneve được ký kết, chỉ trong vòng 8 ngày, lực lượng quân sự cách mạng phải về vùng tập kết ở các huyện phía Nam sông Cái Lớn để chuẩn bị ra Bắc.
Bộ máy Đảng, Chính quyền, đoàn thể của các huyện Châu Thành, Giồng Riềng,Gò Quao, Phú Quốc, Hà Tiên (lúc đó gọi là huyện Giang Châu thuộc tỉnh Long Châu Hà) và huyện Thoại Sơn (gồm cả huyện Hòn Đất hiện nay) được coi như giải tán. Mỹ Diệm thiết lập bộ máy cai trị đến tận xã, ấp. Bên cạnh đó, lực lượng Dân xã Hòa Hảo lấn chiếm vùng nông thôn tạo chế chính trị mặc cả với chính quyền Ngô Đình Diệm.
Phía Nam sông Cái Lớn là khu vực tập kết 200 ngày. Chính quyền cách mạng còn có thời gian thực hiện một số công việc trước khi giao vùng cho đối phương như cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân, cất trường học, trạm y tế, nhà bảo sanh, sửa sang đường sá, cất cầu cho nhân dân đi lại, đổi tiền, thu tiền “cụ Hồ” đổi tiền “Đông Dương” cho nhân dân tiêu dùng…
Trên địa bàn Kiên Giang, lúc đó còn là 2 tỉnh Rạch Giá và Hà Tiên, lực lượng Hòa Hảo do Lê Quang Vinh (Ba Cụt) chỉ huy đánh địch được một vài trận, điển hình là trận Cây Bàng xã Vĩnh Hòa vào ngày 10/1/1956. Sau đó cũng ra đầu hàng. Mỹ Diệm củng cố bộ máy quản lý, kềm kẹp nhân dân rất rắc gao. Trong vùng tập kết 200 ngày phía Nam sông Cái Lớn, chúng lập đặc khu An Phước gồm các phân quận An Biên, Phước Long, Thới Bình trực thuộc phân khu “Cà Mau Bắc”. Đặc khu An Phước là một trung tâm tội ác điển hình ở miền Tây Nam bộ.
Không khí khủng bố tràn ngập không chỉ trong đặc khu An Phước. Khắp trong 2 tỉnh Rạch Giá, Hà Tiên, chúng bắt bớ tràn lan, quy khu những gia đình kháng chiến, gia đình có người thân đi tập kết…
Năm 1957, Ngô Đình Diệm thiết lập các khu trù mật, dinh điền, gom dân nông thôn vào những khu vực quy định để dễ dàng khống chế, kềm kẹp… Thành lập lực lượng Thanh niên cộng hòa, thanh niên chiến đấu, phụ nữ Liên đới để ruồng bố, lùng bắt cán bộ cách mạng.
Đến cuối năm 1956, ngụy quyền Sài Gòn sáp nhập 2 tỉnh Rạch Giá, Hà Tiên thành lập tỉnh Kiên Giang.
Đầu năm 1957, Liên tỉnh ủy chỉ đạo nhập 2 tỉnh Rạch Giá, Hà Tiên lấy tên là tỉnh Rạch Giá.
Đến năm 1959, Tỉnh ủy Rạch Giá, Hà Tiên thực hiện chỉ đạo của xứ ủy và Trung ương, chấp hành nghiêm chỉnh tinh thần hiệp định Geneve, vận
động nhân dân đấu tranh chính trị đòi hiệp thương tổng tuyển cử. Cuộc đấu tranh không vũ trang diễn ra khá sôi nổi bằng nhiều hình thức phong phú nhưng hiệu quả không cao, ngụy quyền Sài Gòn đàn áp ngày càng khốc liệt, thực lực cách mạng bị thiệt hại khá lớn. Tuy nhiên, trong gần 6 năm đấu tranh chính trị, đảng bộ tỉnh Rạch Giá đã từng bước xây dựng thực lực, là một tỉnh sớm xây dựng lực lượng vũ trang, tích cực diệt ác hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị xây dựng cơ sở ở nông thôn và thành thị để tiến tới đồng khởi 1960 [21, tr.75].
3.2. Khái quát giáo dục cách mạng miền Nam 1954-1975
3.2.1. Chủ trương, đường lối phát triển giáo dục cách mạng ở miền