8. Cấu trúc của đề tài
1.3.1. khó và độ phân biệt của câu hỏi
* Độ khó
Khái niệm đầu tiên có thể lưu ý đến là độ khó của câu trắc nghiệm. Khi nói đến độ khó, hiển nhiên phải xem câu trắc nghiệm là khó đối với đối tượng nào. Nhờ việc thử nghiệm trên các đối tượng học sinh phù hợp, nguời ta có thể đo độ khó bằng tỉ số phần trăm học sinh làm đúng câu trắc nghiệm đó trên tổng số học sinh tham gia trả lời câu hỏi TN. Nếu đa số người trả lời đúng câu hỏi thì đó là một câu TN dễ. Nếu rất ít người trả lời đúng câu hỏi thì đó là câu TN khó.
Khi soạn thảo xong một câu hoặc một bài trắc nghiệm, người soạn thảo chỉ có thể ước lượng độ khó của nó bằng cảm tính. Độ lớn của các đại lượng đó chỉ có thể tính được cụ thể bằng phương pháp thống kê sau lần trắc nghiệm thử, dựa vào kết quả thu được từ các câu và bài trắc nghiệm của học sinh. Việc sử dụng hệ số p để đo độ khó là rất có ý nghĩa.
Ta có thể đo độ khó bằng công thức sau: p R%
n
Trong đó: R là số học sinh trả lời đúng câu hỏi TN, n là tổng số học sinh tham gia làm bài.
Các câu hỏi của một bài trắc nghiệm thường phải có các độ khó khác nhau. Theo công thức tính độ khó như trên, rõ ràng giá trị p càng bé câu hỏi càng khó và ngược lại.
18
Vậypcó giá trị như thế nào để thì câu hỏi có thể được xem là có độ khó trung bình không. Muốn thế, cần phải lưu ý đến xác suất mà học sinh làm đúng câu hỏi đó.
Có thể phân loại độ khó của một câu hỏi theo kết quả trả lời của HS: - Nếup80%: Là câu TN dễ.
- Nếu 60% p 80%: Là câu TN có độ khó trung bình. - Nếu 40% p 60%: Là câu TN tương đối khó.
- Nếu20% p40%: Là câu TN khó. - Nếup20%: Là câu TN rất khó.
* Độ phân biệt
Khi ra một câu hỏi hoặc một bài trắc nghiệm cho một nhóm học sinh nào đó, GV thường muốn phân biệt trong nhóm ấy những người có năng lực khác nhau: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Khả năng của câu trắc nghiệm thực hiện được sự phân biệt ấy được gọi là độ phân biệt.
Có thể tính độ phân biệt của một câu hỏi như sau: Chọn nhóm học sinh giỏi nhất và nhóm học sinh kém nhất có số lượng bằng nhau. Khi đó độ phân biệt của câu hỏi là: D C T %
n
Trong đó: C là số học sinh trong nhóm điểm cao trả lời đúng câu TN; T là số học sinh trong nhóm điểm thấp trả lời đúng câu TN;
n là tổng số học sinh làm câu TN.
Một câu hỏi có hệ số phân biệt hoàn hảo là một khi mọi học sinh giỏi đều trả lời đúng câu hỏi, còn mọi học sinh kém đều không trả lời được câu hỏi đó. Do đó, khi biên soạn đề kiểm tra thông thường lựa chọn câu hỏi có hệ số phân biệt như sau:
- Nếu 0.35 D 0.75 : độ phân biệt rất tốt.
19
- Nếu 0.15D0.25: độ phân biệt tạm được, cần chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.
- Nếu D 0.15: độ phân biệt kém, cần loại bỏ hoặc sửa chữa nếu có thể. Độ phân biệt của một câu hỏi hoặc của một bài trắc nghiệm liên quan đến độ khó. Vì thế, để chọn đề thi có độ phân biệt hay và độ khó tương đối phù hợp thì 0,3D0,4 ;30% p40% [37, tr.13]
1.3.2. Độ tin cậy của câu hỏi
Độ tin cậy của câu hỏi chính là đại lượng biểu thị mức độ chính xác của phép đo nhờ câu hỏi, tức là câu hỏi tốt phải đo được cái cần đo ở mức độ chắc chắn và chính xác nhất có thể được ở cả độ giá trị và độ tin cậy. Một bài kiểm tra được xem là đáng tin cậy khi nó cho ra những kết quả có tính vững chất, ổn định. Điều đó có nghĩa là nếu làm bài trắc nghiệm đó nhiều lần mỗi thí sinh vẫn sẽ giữ được thứ hạng tương đối của mình trong nhóm [34, tr.16].
Về mặt lý thuyết, độ tin cậy có thể được xem như là một số đo về sự sai khác giữa điểm số quan sát và điểm số thực. Điểm số quan sát được là điểm số mà trên thực tế HS có được, còn điểm số thực là điểm số lý thuyết mà HS đó phải có nếu không mắc những sai số trong đo lường [34, tr.16].
Trong thực nghiệm, để ước tính độ tin cậy của một câu hỏi TN, người ta thường sử dụng công thức Kuder – Richardson:
2 . 1 1 pq n r n d
Trong đó r là hệ số tin cậy; n là số câu trắc nghiệm; p là tỉ lệ số trả lời đúng cho một câu; q là tỉ lệ số trả lời sai cho một câu; 2
d là biến lượng các tổng điểm của các cá nhân về toàn thể bài trắc nghiệm.