Vai trò của các doanh nghiệp thuỷ sản trong sự phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm logo và slogan của các doanh nghiệp thủy sản ở miền tây nam bộ (Trang 43 - 46)

- Phương pháp phân tích – tổng hợp

7. Kết cấu của đề tài

2.2. Vai trò của các doanh nghiệp thuỷ sản trong sự phát triển kinh tế

TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC TÂY NAM BỘ

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và doanh nghiệp thuỷ sản ở Tây Nam Bộ nói riêng ngày càng có những tác động mạnh đến việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi nên ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ sản là một ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành sản xuất hàng hoá lớn của miền Tây Nam Bộ nói riêng và của cả nước nói chung. Các doanh nghiệp thuỷ sản ở đây đã tạo cơ hội việc làm và trực tiếp đóng một vai trò hiệu quả trong việc làm giảm các vấn đề thất nghiệp của vùng. Đồng thời nó còn kích thích sự tái phân phối công bằng của cải và thu nhập, tăng mức

sống cho người dân nơi đây. Không những thế, mà các doanh nghiệp còn tạo ra việc thúc đẩy xuất khẩu thương mại và đó cũng là một thành phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế chung.

Các doanh nghiệp thuỷ sản ở Tây Nam Bộ hoạt động như tác nhân xúc tác cho sự thay đổi. Một khi doanh nghiệp được thành lập, quá trình công nghiệp được thiết lập trong chuyển động, thì các doanh nghiệp này sẽ tạo ra nhu cầu đối với các loại khác nhau của các doanh nghiệp theo yêu cầu của nó và sẽ có rất nhiều các doanh nghiệp khác cũng có nhu cầu đầu ra của doanh nghiệp này. Điều này dẫn đến sự phát triển chung của khu vực do tăng nhu cầu và thiết lập các doanh nghiệp nhiều hơn. Bằng cách này các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh của họ đã tạo ra một môi trường làm việc lớn, truyền đạt một động lực cho sự phát triển chung của khu vực và đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, bởi nó chiếm tỷ trọng lớn, nó đóng góp vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể. Đóng góp lớn nhất của các doanh nghiệp thuỷ sản ở Tây Nam Bộ đó là tạo công ăn việc làm, đồng thời là nơi thu hút tạo việc làm mới và tăng thu nhập cho xã hội.

Bên cạnh đó thì hầu hết các doanh nghiệp cũng đã góp phần chủ yếu về đào tạo, nâng cao tay nghề và phát triển nguồn nhân lực. Không những thế mà nó còn đóng góp quan trọng GDP và thúc đẩy vào sự tăng trưởng kinh tế, trong sản xuất và chế biến xuất khẩu đã đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá

Các doanh nghiệp thuỷ sản ở Tây Nam Bộ đã đóng góp đáng kể về xuất khẩu và tăng nguồn thu ngân sách các địa phương. Đặc biệt, trong khoảng 10 năm trở lại đây, có những doanh nghiệp đã mở rộng thị trường xuất khẩu, thậm chí là có một số doanh nghiệp vươn lên chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu về thuỷ sản ở trong và ngoài nước (công ty TNHH thuỷ

sản Hùng Cá, công ty cổ phần thuỷ sản Hùng Vương, công ty TNHH thuỷ sản Anh Khoa, công ty cổ phần thuỷ sản Vĩnh Hoàn v…v).

Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp góp phần quan trọng tạo môi trường kinh doanh thúc đẩy phát triển cơ chế kinh tế thị trường, đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế, xoá đói giảm nghèo, là một bộ phận chủ yếu tạo ra GDP, có tính quyết định trong việc giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao và tác động tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như biến đổi các vấn đề đời sống xã hội của vùng.

Sản xuất thuỷ sản chiếm hơn 70% sản lượng của cả nước và đóng góp khoảng 80% lượng xuất khẩu, hàng năm, đồng bằng sông Cửu Long cung cấp khoảng 52% sản lượng thuỷ sản đánh bắt và gần 67% sản lượng nuôi trồng; đồng thời chiếm 65% giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước. Các doanh nghiệp thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm 60% tổng doanh nghiệp trong ngành. Chính các doanh nghiệp thuỷ sản đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các địa phương nói riêng và khu vực nói chung. Trong những năm qua thuỷ sản đã phát triển và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành sản xuất hàng hoá lớn. Đồng thời, với sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả các doanh nghiệp thuỷ sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng cư dân khắp cả vùng.

Mặt khác, bên cạnh sự phát triển và những đóng góp to lớn đó thì các doanh nghiệp thuỷ sản cũng gặp những khó khăn nhất định, chưa có sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật để có sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành thấp; tổ chức kiểm tra, quản lý công nghệ và tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm v...v.

Đồng thời, các doanh nghiệp chưa quan tâm chú trọng đến xây dựng thương hiệu đạt tiêu chuẩn quốc tế và có uy tín trên thị trường thế giới, cần tham gia các hội chợ quốc tế, xúc tiến thương mại, tạo nhiều cơ hội gặp gỡ, ký kết các hợp đồng thương mại với các đối tác nước ngoài nhiều hơn nữa. Chưa có chiến lược và kế hoạch hoạt động phù hợp với thị trường trong nước và nước ngoài. Các doanh nghiệp cần coi trọng xây dựng và phát triển thương hiệu của mình theo định hướng cạnh tranh lành mạnh, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng tiêu thụ và chú trọng hợp tác với nông dân xây dựng vùng nguyên liệu cho chính mình, nếu không vùng nguyên liệu có nguy cơ bị mất về tay các doanh nghiệp nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm logo và slogan của các doanh nghiệp thủy sản ở miền tây nam bộ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)