- Phương pháp phân tích – tổng hợp
7. Kết cấu của đề tài
2.3.1.1. Hình dáng bố cục logo
Trong quá trình khảo sát các logo của các doanh nghiệp thuỷ sản ở miền Tây Nam Bộ nằm trong Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (Vasep), chúng tôi nhận thấy logo được thiết kế với hình dáng
bố cục rất đa dạng và phong phú. Nhưng nhìn chung các logo được thiết kế theo hình tròn và hình có dạng tròn chiếm tỷ lệ nhiều nhất, tiếp đến là hình thể tự do, chữ nhật hay một hình nhấn trong một dòng chữ. Song hình thoi, hình vuông, hình tam giác, hình bán nguyệt hay một đường cong cũng được đưa vào sử dụng thiết kế và chúng chỉ chiếm 12,58% trong tổng số 127 logo
Tỷ lệ xuất hiện của các hình dáng bố cục logo được chúng tôi tổng hợp trong bảng phân loại (xem bảng 2.2).
Bảng 2.2. Bảng phân loại hình dáng bố cục logo của các doanh nghiệp thuỷ sản vùng Tây Nam Bộ
STT Hình dáng bố cục logo Số lượng Tỷ lệ 1 Hình tròn và hình có dạng tròn 54 42,52% 2 Hình vuông 3 2,36% 3 Hình chữ nhật 13 10,23% 4 Hình tam giác 4 3,15% 5 Hình thoi 5 3,93% 6 Dạng hình bán nguyệt 3 2,36% 7 Một hình nhấn trong một dòng chữ 10 7,87% 8 Một đường cong 1 0,78% 9 Hình thể tự do 35 27,56% 10 Tổng 127 100
Qua bảng phân loại hình dáng bố cục logo của các doanh nghiệp thuỷ sản ở miền Tây Nam Bộ nằm trong Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (Vasep) cho thấy logo có hình dáng bố cục theo hình tròn và dạng tròn chiếm tỷ lệ (42,52%), kế đến là hình thể tự do (27,56%) v…v.
Chúng tôi thiết nghĩ, phải chăng do môi trường sông nước ở Tây Nam Bộ đã tạo nên một tính cách về con người nơi đây chất phác, thẳng thắn, phóng khoáng, cởi mở, hào hiệp và đa dạng trong sinh hoạt hàng ngày nên hình dạng trong logo cũng được các doanh nghiệp áp dụng những tính cách văn hoá đó vào trong thiết kế sử dụng một cách rất thoải mái, rất phong phú. Điều này được minh chứng qua hình dáng bố cục của các logo mà chúng tôi tổng hợp phân loại cho thấy thì dạng hình thể tự do được thiết kế sử dụng tương đối nhiều ở các doanh nghiệp thuỷ sản miền Tây Nam Bộ (chúng chiếm đến 27,56%). Chúng ta thấy rằng chính tính cách và văn hoá của con người Tây Nam Bộ đã không những đi vào trong các lĩnh vực cuộc sống mà nó còn đưa cả vào trong thiết kế logo hay các câu slogan của họ, ắt hẳn đó cũng là một điều tất yếu khi mà yếu tố văn hoá vùng miền đã ăn sâu vào trong nếp nghĩ, cách làm vốn đã gắn bó với họ từ lâu đời.
Xét về góc độ hình thể thì có lẻ hình tròn chắc chắn là một trong những hình quen thuộc nhất với loài người, nó là hình xuất hiện nhiều nhất trong các biểu tượng, ký tự, bảng chữ cái, và tới nay là các logo.
Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới thì “hình tròn biểu trưng
cho sự hoàn hảo, cho mặt trời, cho sự nguyên khởi, cho những thành quả sáng tạo” [9, tr.415]. Trong thiết kế logo nói chung và logo của các doanh nghiệp thuỷ sản ở miền Tây Nam Bộ nói riêng thì hình tròn và dạng tròn được sử dụng nhiều nhất, phải chăng vì nó biểu trưng cho sự rực rỡ (mặt trời), mang lại cảm giác ấm áp của sự thành công, đồng thời cũng gợi lên ấn tượng về sự tin tưởng, năng động và sâu sắc.
Hình tròn trước tiên được biết đến là 1 điểm trải rộng. Điểm và hình tròn có những đặc tính tượng trưng chung: hoàn hảo, thuần nhất, không có sự phân biệt hoặc phân chia. Những vòng tròn đồng tâm biểu thị những
cấp độ của sự sinh tồn, những hệ thống thứ bậc được sáng tạo. Sự vận động theo vòng tròn là hoàn hảo, không có sự khởi đầu, không có kết thúc, không có biến dạng; tất cả những ý niệm đó làm cho nó có đặc trưng của thời gian. Hình tròn còn đặc trưng cho bầu trời với vận động vòng tròn không biến đổi của nó.
Bên cạnh đó thì hình vuông cũng được xem là biểu tượng của đất trái ngược với hình tròn biểu tượng cho bầu trời. Cũng theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới thì “khối vuông trung tâm với những hình vuông,
những ô bàn cờ, những ô ê ke, những điểm truyền cho ta ý niệm về một thế giới vật chất được tạo dựng, có giới hạn tồn tại trong không gian và thời gian” [9, tr.419].
Có lẽ rất khó để nói rằng hình vuông là hình đối lập với hình tròn, nhưng thực tế khi nhắc đến hình tròn người ta lại hay nghĩ là tròn thì đối lập với vuông. Trong ngôn ngữ ký hiệu và biểu tượng cũng gần như thế. Hình vuông và hình tròn vừa có ý nghĩa đối lập, vừa có ý nghĩa bổ sung và bù đắp cho nhau.
Hình vuông cũng là một trong những hình được sử dụng nhiều và rộng rãi trên toàn cầu trong ngôn ngữ các biểu tượng. Nhưng điều kỳ lạ là nó lại luôn khó nhận thấy hơn rất nhiều so với hình tròn, hay ít nhất là nó rất “trầm” trong việc khuấy động thị giác.
Trước tiên, hình vuông là biểu tượng của đất, đối lập với trời là hình tròn. Nhưng ở một cấp độ khác, nó cũng là biểu tượng của vũ trụ được sáng tạo, bao gồm cả đất lẫn trời.
Nhưng trong văn hoá Việt Nam, hình vuông và hình tròn thường đi đôi trong nhiều trường hợp, chúng gắn liền với nhau để biểu thị cho sự kết hợp thuận lẽ trời và tạo kết quả tốt lành mà bản thân chúng được coi là hai hình hoàn hảo nhất trong các loại hình.
Còn hình chữ nhật mang lại những ý nghĩa sâu sắc, cũng theo cuốn
Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới thì “hình chữ nhật biểu trưng cho sự toàn hảo của những mối quan hệ được thiết lập giữa đất, trời và ước muốn của các thành viên trong hội tham dự vào sự toàn hảo ấy” [9, tr.399].
Về phần hình tam giác tượng trưng cho chuyển động hướng lên trên, hình vòng cung tượng trưng cho sự trôi chảy, còn các hình dạng không đều hoặc không đối xứng tượng trưng cho sự không toàn vẹn hay một sự tự do nào đó v…v.