- Phương pháp phân tích – tổng hợp
7. Kết cấu của đề tài
2.1.2. Điều kiện về kinh tế
Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long ) là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu của Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. Tây Nam Bộ còn là trung tâm sản xuất và chế biến nông, thuỷ sản, lương thực, thực phẩm rất lớn, hiện đóng góp 50% sản lượng lúa, 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 70% lượng trái cây của cả nước. Sản xuất thuỷ sản chiếm hơn 70% sản lượng của cả nước và đóng góp khoảng 80% lượng xuất khẩu, hằng năm cung cấp khoảng 52% sản lượng thuỷ sản đánh bắt và gần 67% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của
cả nước. Có thể khẳng định Tây Nam Bộ là vùng kinh tế quan trọng nhất tại Việt Nam, là nơi bảo đảm an ninh lương thực cho quốc gia [26].
Như chúng ta biết Tây Nam Bộ là vùng có vị trí kinh tế đặc quan trọng đối với cả nước nói chung và vùng Nam Bộ nói riêng. Thế mạnh kinh tế của Tây Nam Bộ là sản xuất nông nghiệp và khai thác chế biến thuỷ sản. Nơi đây còn là vùng lương thực trọng điểm, với diện tích gieo trồng hàng nghìn ha. Tây Nam Bộ là khu vực thích hợp cho việc trồng lúa nước, sản lượng lúa tăng 22,0%, từ 16,70 triệu tấn năm 2000 lên trên 20.48 triệu tấn năm 2009, và hiện chiếm 52,0% tổng sản lượng lúa toàn quốc sản lượng lúa của cả nước [26].
Ngoài trồng lúa nước thì ở miền Tây Nam Bộ còn trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả chiếm khoảng 25% giá trị gia tăng của ngành trồng trọt sản lượng cây ăn trái đạt gần 18,6 triệu tấn [26]. Cây ăn quả ở đây rất, phong phú, trong đó các loại cây trồng chiếm diện tích lớn gồm: cam, quýt, xoài, ổi, nhãn, sầu riêng…
Tây Nam Bộ cũng là vùng sản xuất thực phẩm lớn, là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đàn trâu, bò, lợn, gà, vịt…Bên cạnh đó thì ngành thuỷ sản luôn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống và kinh tế của nhân dân trong vùng và cả nước.
Diện tích nuôi thuỷ sản ở Tây Nam Bộ khoảng 685 nghìn ha (năm 2005) và chiếm hơn 70% diện tích nuôi trồng của cả nước, sản lượng thuỷ sản đạt 2.8 triệu tấn và chiếm trên 53% của vùng [26].
Riêng tỷ lệ đất lâm nghiệp của miền Tây Nam Bộ chỉ bằng 8,8% diện tích tự nhiên. Tổng trữ lượng rừng hiện có khoảng trên 6,7 triệu m3, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 47%, rừng trồng chiếm 53% [20, tr.20]. Tây Nam Bộ là một vùng nông nghiệp nên ngành công nghiệp chế
biến lương thực, thực phẩm giữ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, chiếm trên 60% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng (năm 2005) [20, tr.20].
Sản lượng chủ yếu của công nghiệp chế biến ở đây gồm: xay xát gạo, thuỷ sản đông lạnh, đặc biệt là công nghiệp chế biến thuỷ sản và xuất khẩu được phát triển mạnh, đóng góp rất lớn vào giá trị xuất khẩu của vùng cũng như của cả nước. Công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu là các công nghiệp làm lạnh bằng các tủ đông, các loại sản phẩm đông lạnh như tôm, cá, mực…
Bên cạnh những thuận lợi như thế thì đời sống của nông dân nơi đây luôn bị đe doạ bởi điệp khúc “được mùa rớt giá”, “được giá, hết hàng”. Nông dân hiện vẫn nghèo và còn gặp nhiều khó khăn. Sản lượng nông nghiệp và xuất khẩu tăng nhanh, thu nhập hộ nông dân không tăng theo tương xứng, thậm chí còn bị giảm ở những vùng sản xuất khó khăn vì nhiễm phèn và ngập mặn. Trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản người nông dân trực tiếp sản xuất ra nông, thuỷ sản có lợi nhuận rất thấp. Cho nên để nâng cao lợi nhuận cho nông dân, ngành nông nghiệp khó có thể phát triển bền vững.
Thu nhập bình quân đầu người tháng của vùng đã tăng từ 371,3 ngàn đồng năm 2002 tăng lên 939,9 ngàn đồng năm 2008. Trong cơ cấu thu nhập bình quân đầu người tháng tiền lương, tiền công chiếm 26,0%, nông nghiệp-29,9%, thuỷ sản 8,8%, thương nghiệp 10,1%, dịch vụ 6,7% [26].
Có thể nói nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở tây Nam Bộ đã có những bước tiến rõ nét và có đóng góp gần 20% GDP của đất nước nhưng vẫn còn khá nhiều thách thức. Thực tế cho thấy sự phát triển vùng Tây Nam Bộ kém bền vững mặc dù sản lượng nông nghiệp và xuất khẩu tăng nhanh.
Kết quả đạt được trong những năm qua của ngành nông nghiệp, thuỷ sản vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Sản xuất nông nghiệp quy mô còn nhỏ, manh mún; chất lượng thấp, bảo quản sau thu hoạch còn nhiều bất cập, gây hao hụt lớn và ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, hàng nông nghiệp xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô chưa có những thương hiệu mạnh.
Chính sự phát triển nông nghiệp, thuỷ sản của vùng đã kéo theo sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản và các ngành công nghiệp liên quan (công nghiệp cơ khí, công nghiệp sửa chữa và đóng tàu thuyền, công nghiệp hoá chất phân bón, công nghiệp vật liệu xây dựng…) cùng sự phát triển các ngành dịch vụ (thương mại, ngân hàng tín dụng, vận tải, kho bãi, viễn thông, khoa học công nghệ…).
Không những thế mà ở miền Tây Nam Bộ còn là cửa ngõ đi ra biển Đông và đi đến các nước láng giềng trong khu vực, thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi kinh nghiệm, hàng hoá nông sản, thu hút đầu tư đã tạo đà cho sự phát triển nhanh và bền vững nhất là về kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái. Hơn nữa, ở Tây Nam Bộ còn có quan hệ mật thiết với các vùng khác như vùng Đông Nam Bộ mà trực tiếp là thành phố Hồ Chí Minh về trao đổi, phát triển kinh tế hàng hoá.
Chúng ta cũng có thể nói rằng, miền Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long) là vùng đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho không chỉ của khu vực mà còn cho cả nước, đây cũng là vùng nông sản xuất khẩu rất lớn và đầy tiềm năng. Đồng thời cũng là vùng có đóng góp to lớn vào sự ổn định kinh tế và tạo tích luỹ cho tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Để Tây Nam Bộ phát triển kinh tế bền vững trong bối cảnh hiện nay, cần phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và chú trọng tăng cường liên kết, hợp tác. Mặc dù có những thuận lợi và những kết quả kinh
tế khả quan, nhưng cho đến nay thì phát triển kinh tế vùng chưa khai thác hết những lợi thế cạnh tranh thông qua việc khai thác chuỗi giá trị trong sản xuất sản phẩm.