Đối với sinh viên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học đống tháp (Trang 37 - 123)

hợp về nghề nghiệp tương lai của mình để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu, bước đầu góp phần giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn nghề nghiệp đặt ra, trên cơ sở đó có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của họ, để SV có kĩ năng trong lĩnh vực NCKH.

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kĩ năng NCKH cho SV

Cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách và tổ chức, quản lý:

- Hoạt động NCKH ở các trường được tổ chức, thực hiện theo các văn bản quy định của Nhà nước, đó là những cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động NCKH này nhưđiều lệ, quy chế v.v.. đối với từng loại hình trường.

- Căn cứ vào điều lệ trường và tùy theo đặc điểm của từng trường, từng lĩnh vực chuyên môn mà trường đào tạo, mà môi trường có cơ cấu tổ chức, quản lý riêng, không hoàn toàn giống nhau, đặc biệt là về tổ chức các đơn vị chuyên trách hoặc tham gia hoạt động NCKH. Chức năng tổ chức hoạt động quản lý NCKH là Phòng quản lý khoa học. các tổ chức, các phòng, ban, khoa …là nơi thực hiện trực tiếp các hoạt động khoa học khác nhau phù hợp với khả năng và điều kiện về chuyên môn của tổ chức và đơn vịđó.

- Trong tổ chức, quản lý hoạt động NCKH, các trường tuân thủ các quy định chung hiện hành về cơ chế hoạt động, bao gồm cơ chế tài chính cho lĩnh vực này. Đồng thời, mỗi cơ sở đào tạo cũng có những quy định riêng về cơ chế hoạt động NCKH phù hợp với điều kiện của cơ sở mình.

- Các Chỉ thị, Nghị quyết…của Đảng và Nhà nước ta về hoạt động NCKH nói chung và hoạt động NCKH của các trường đại học nói riêng, trong đó đặc biệt là về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học … đã có tác động tích cực đến việc tổ chức thực hiện các hoạt động NCKH của các trường. Các nguồn nhân lực NCKH của các trường đại học và cao đẳng:

- Nhân lực NCKH: Nhân lực khoa học có thể định nghĩa là:…toàn bộ những người tham gia trực tiếp vào hoạt động NCKH trong một tổ chức hay một dịch vụ nào đó. Số nhân lực này phải bao gồm các nhà khoa học và kĩ sư, cán bộ trung học kĩ thuật và nhân viên phụ trợ. Khái niệm nhà khoa học hay khoa học công nghệ cần được hiểu là những nhà nghiên cứu và những người trợ lý nghiên cứu đang làm việc trong lĩnh vực khoa học công nghệ xác định.

- Có hai loại nhân lực NCKH là: Nhân lực chính nhiệm (full time staff) và nhân lực kiêm nhiệm (part time staff). Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên của các trường đại học và cao đẳng đều thuộc vào đội ngũ nhân lực NCKH kiêm nhiệm, thực hiện các hoạt động NCKH như nhiệm vụ hết sức quan trọng bên cạnh và liên quan mật thiết với nhiệm vụ chính trị chủ yếu là thực hiện công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường.

- Tài lực cho hoạt động NC khoa học là nguồn kinh phí để chi cho các hoạt động NCKH. Đó là điều kiện cần thiết trong việc thực hiện các hoạt động NCKH. Kinh phí này có thể huy động từ các nguồn: ngân sách nhà nước, các hợp đồng nghiên cứu và triển khai, tài trợ các tổ chức, cá nhân…

- Vật lực cho hoạt động NCKH là: bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, vật tư, nguyên liệu … của nhà trường và của các cơ sở khác bên ngoài nhà trường có thể được huy động vào việc thực hiện các hoạt động NCKH cho giảng viên cũng như cho sinh viên.

- Tin lực cho hoạt động NCKH: bao gồm toàn bộ những thông tin, tư liệu, số liệu đa dạng, cần thiết, chúng được phân tích, xử lý và sử dụng trong quá trình thực hiện các hoạt động NCKH. Nguồn tin lực đã và đang được mở rộng, có thể nói là không có giới hạn với các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin. Việc khai thác nguồn tin lực được cập nhật một cách kịp thời là một điều kiện đảm bảo thành công có chất lượng và hiệu quả của hoạt động NCKH không chỉđối với nhà trường, khoa. Trong vật lực, tin lực đều có hàm chứa thư viện, trung tâm thông tin với các phòng, khoa các cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ tra cứu, khai thác thông tin (vật lực) và các cơ sở dữ liệu, thông tin sơ cấp hoặc thứ cấp các loại (tin lực)

Sinh viên ngày nay luôn cần được quan tâm sâu sát đến các hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên môn hay NCKH, nhà trường, khoa cần đầu tư thay đổi mô hình đào tạo nhằm thúc đẩy và phát triển khả năng cũng như kĩ

năng NCKH. Nhà trường cần tiến hành đồng bộ thay đổi từ cơ sở vật chất đến tinh thần cho SV vận dụng hết khả năng của mình vào sự phát triển trong tương lai từ nền NCKH đã được phát triển.

1.3.4. Đánh giá mức độ hình thành kĩ năng NCKH cho SV ngành GDTH

Vấn đề đánh giá trình độ kĩ năng NCKH của giáo viên Tiểu học nói riêng và mức độ hình thành chúng ở SV nói chung là vấn đề phức tạp, bởi việc định tính và định lượng kĩ năng của một hoạt động phức tạp như hoạt động NCKH của SV là một vấn đề khó khăn. Vì vậy để đánh giá đúng được một cách tương đối mức độ hình thành và phát triển kĩ năng NCKH ở sinh viên cần phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng trước hết cần phải có bộ chuẩn đánh giá kĩ năng được lượng hóa ở nhiều mức độ khác nhau. Sau khi chuẩn đã được xác định phải chọn phương pháp đánh giá theo chuẩn để phối hợp đánh giá. Theo chúng tôi, có thể nhiều phương pháp lựa chọn nhưng cơ bản là:

- Phương pháp đánh giá bằng phiếu khảo sát về mức độ hình thành kĩ năng NCKH cho SV từđó đề xuất hợp lý các biện pháp bồi dưỡng KN NCKH cho SV

- Tựđánh giá của sinh viên về mức độ hình thành KN. - Phương pháp đánh giá qua sản phẩm hoạt động NCKH

1.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, chúng tôi nghiên cứu về cơ sở lý luận của vấn đề và đã tìm hiểu cơ bản về lịch sử của vấn đề NC. Như chúng tôi đã nêu sơ lược tổng quan của các vấn đề NC bao gồm cả trong nước và ngoài nước ; đề tài cũng đã làm rõ các khái niệm trọng tâm như : KN, NCKH, kĩ năng NCKH ...

Việc phát triển kĩ năng NCKH cho sinh viên ngành tiểu học là một việc làm thiết thực, có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng. Ở bậc tiểu học, là bậc

học nền tảng nên việc khai thác chất lượng đào tạo là vô cùng quan quan trọng nên sự phát triển kĩ năng NCKH cho sinh viên tiểu học là điều cần thiết nhất. Có nhiều tác giả trong và ngoài nước đã cho thấy tầm quan trọng của NCKH cho sinh viên mà việc phát triển kĩ năng NCKH cần được quan tâm hơn.

Để xây dựng biện pháp phát triển kĩ năng NCKH cho sinh viên, cần tiếp cận sâu sắc những quan điểm khoa học của lý luận dạy học đại học, tâm lý học hoạt động và phải chú ý đến đặc điểm của hoạt động NCKH trong điều kiện học tập của sinh viên. Đánh giá chất lượng NCKH của sinh viên vừa đánh giá sản phẩm NC, vừa đánh giá chính năng lực và phẩm chất của họ qua đào tạo.

Tất cả vấn đề trên có thể gọi là cơ sở nền tảng cho đề tài tiếp tục thực hiện ở các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. VÀI NÉT VỀĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG ĐH ĐỒNG THÁP

Nằm trên vùng Đồng bằng Nam Bộ quanh năm bốn mùa xanh tươi cây trái, uốn mình theo dòng chảy của con sông Tiền – một trong chín nhánh sông của con sông Cửu Long mênh mông, hùng vĩ, nơi hợp lưu với sông Hậu, Trường ĐH Đồng Tháp là một trong những trường thuộc trực thuộc Bộ GD & ĐT khu vực miền Tây, từ là chỗ trường chuyên đào tạo giáo viên cấp I, cấp II trở thành trường Cao đẳng sư phạm đa cấp, đa hệ trong cả nước nay lại phát triển thành một trường đại học khu vực của hệ thống trường công lập quốc gia. Cho thấy sự phấn đấu gian khổ không kém phần vinh quang vì đã cho ra đời bao cây lành, trái ngọt được xã hội, ngành giáo dục và các tổ chức nhà nước công nhận, tín nhiệm. Đó là phần thưởng lớn nhất, xứng đáng nhất mà bất cứ trường đại học nào cũng muốn vươn tới.

Trường được thành lập ngày 10/01/2003 theo quyết định số 08/2003/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ và công văn số 5830/VPCP-KGVX ngày 04 tháng 09 năm 2008 về việc đổi tên Trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp thành Trường Đại học Đồng Tháp, biết bao nhiêu thăng trầm khó nhọc với chức trách, nhiệm vụ như:

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học – kĩ thuật có trình độ đại học và sau đại học cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

- Đào tạo giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông các cấp học cho tỉnh Đồng Tháp và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Bồi dưỡng và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.

Cho đến hôm nay trường đã có đội ngũ vững mạnh với số CBGV 602 người, trong đó: Tiến sỹ 19, Thạc sỹ 180, Nghiên cứu sinh 61, Giảng viên chính là 37 và 138 đang học cao học. Năm học 2010 - 2011, Trường ĐH Đồng Tháp đào tạo 32 ngành đại học và 20 ngành cao đẳng hệ chính quy, 05 ngành Trung cấp chuyên nghiệp với trên 12.000 sinh viên từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, đồng thời với trên 7.000 học viên hệ vừa làm vừa học. Ngoài ra, trường ĐH Đồng Tháp liên kết với các trường Đại học trong nước đào tạo Sau đại học nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường và đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh kế – xã hội của tỉnh Đồng Tháp và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng số có 781 học viên với 24 chuyên ngành đào tạo.Qua quá trình hoạt động trường đã có nhiều thành tích như: Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2009, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2003, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1997, Huân chương Lao động hạng Ba năm 1985 và nhiều bằng khen khác.

Để cung ứng cho đất nước cũng như tỉnh nhà một đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ khoa học và công nghệ đa dạng, có ý chí phấn đấu, cầu tiến và năng lực giải quyết thành công những vấn đề do thực tiễn phát triển đất nước đặt ra, các trường đại học đã hướng tới mục tiêu bồi dưỡng cho sinh viên niềm say mê học tập, luôn biết tìm tòi phát hiện những vấn đề mới qua việc tổ chức cho sinh viên NCKH.

Đào tạo và NCKH là hai nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học. NCKH phát triển sẽ tạo động lực thúc đẩy, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Trong nhiều năm vừa qua, vấn đềđổi mới đã được xác định vai trò và tầm quan trọng của NCKH. Các trường đại học bao gồm cả trường đại học Đồng Tháp không ngừng cố gắng tập trung sức lực cùng với việc phát triển

NCKH trong SV rất được chú trọng từđó đã thu hút nhiều SV tham gia. Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động NCKH trong các trường đại học vẫn còn một số bất cập cả về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như cơ chế quản lí… Thời gian của giảng viên chủ yếu tập trung lên lớp, không có điều kiện tham gia NCKH và các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn khác. Sinh viên làm NCKH chỉ tập trung nhiều nhất vào mảng làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa và các tiểu luận môn học nên kĩ năng còn rất hạn chế.

Tóm lại, vấn đề NCKH và NCKHGD ở trường ĐH Đồng Tháp từ trước tới nay vẫn được chú trọng và quan tâm thực hiện. Song kết quả chưa thực sự như mong muốn và còn là vấn đề gây nhiều trăn trở cho ban lãnh đạo nhà trường cũng như các Hội đồng khoa học, trăn trở nhiều về chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng của công tác NCKH nói riêng. Bởi công tác NCKH và NCKHGD còn nhiều bất cập so với nội dung giáo dục và yêu cầu đào tạo của nhà trường. Vì vậy trường đại học Đồng Tháp phải từng bước làm thế nào để nâng cao và phát triển chất lượng đào tạo trên toàn diện nói chung, nâng cao chất lượng công tác NCKH cho đội ngũ CBGV và SV. Đây là vấn đề khó, song không phải vì khó mà chúng ta không thể làm được. Tôi luôn hy vọng rằng qua đề tài này sẽ góp phần nhỏ bé trước hết vào việc phát triển kĩ năng NCKH cho SV ngành GDTH trường ĐH Đồng Tháp.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA SINH VIÊN NGÀNH GDTH TRƯỜNG ĐHĐT

2.2.1. Đánh giá nhận thức của CBQL, GV và SV ngành GDTH về nghiên cứu khoa học.

Nhưđã nói, vấn đề phát triển kĩ năng NCKH cho SV ở trường ĐHĐT nói chung, khoa THMN nói riêng là rất cấp thiết. Song, trong quá trình tổ chức, thực hiện, đánh giá kết quả …là vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập

đây cho thấy việc phát triển về kĩ năng NCKH chưa được thực hiện với tư cách cụ thể, rõ ràng và đều đặn. Chính vì lẽđó, việc phát triển cho SV những kĩ năng NCKH luôn có ý nghĩa như thế nào? Tiến trình thực hiện ra sao? Chúng tôi đã tiến hành cuộc khảo sát gồm 38 CBQL, GV và 143 SV của năm 3 và năm 4 ngành GDTH và kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 2.1: Ý kiến của SV về tầm quan trọng của NCKH đối với sinh viên

Stt Vấn đề Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý SL % SL % SL % 1 NCKH của SV là rất quan trọng 104 72,7 37 25,9 2 1,4 2 NCKH là hoạt động không thể thiếu của SV 88 61,5 45 31,5 10 7,0 3 NCKH giúp SV củng cố và mở rộng kiến thức 119 83,2 21 14,7 3 2,1 4 NCKH giúp SV thích ứng với thực tiễn giáo dục 104 72,7 34 23,8 5 3,5 5 NCKH giúp SV có khả năng sáng tạo 99 69,2 39 27,3 5 3,5 Kết quảở bảng 1 cho ta thấy SV đều cho rằng việc tổ chức cho việc SV NCKH đóng vai trò rất quan trọng trong chương trình đào tạo của nhà trường và của khoa, có 104 SV chiếm tỉ lệ 72,7%. Bởi vì mục đích của việc tổ chức cho SV NCKH là giúp cho họđi sâu nghiên cứu tìm ra những cái mới, biết tự lực phát hiện và giải quyết những vấn đề gặp phải, đồng thời sẽ tạo cho họ lòng ham học hỏi, khơi dậy được tìm năng vốn có trong mỗi SV. Nếu chúng ta nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng của việc phát triển KN NCKH của SV thì sẽ có tác dụng thúc đẩy phong trào học tập, NCKH trong suốt quá trình học và khi ra trường có thể tiếp tục tự học, tự nghiên cứu và có thể dễ dàng thích ứng với cuộc sống lao động, công tác xã hội nơi ở cũng như nơi làm việc…Mỗi GV đều có thể nhận thức được rằng muốn dạy tốt thì phải tham gia NCKH hướng dẫn cho SV NCKH hoặc hướng dẫn viết luận văn tốt

nghiệp…Nếu người GV chỉ làm mỗi việc truyền thụ kiến thức cho SV một cách thụ động, một chiều thì không thể gây hứng thú cho họ bằng việc truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học đống tháp (Trang 37 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)