Về trình độ kĩ năng nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học đống tháp (Trang 73)

Từ kết quả điều tra thực trạng, có thể nhận thấy SV chỉ được làm quen với những kĩ năng NCKH đơn giản, mang tính chất học tập – nghiên cứu. Đối với những kĩ năng phức tạp cần thiết để hoàn thành một đề tài NCKH thì họ còn lúng túng vì chưa từng được rèn luyện và thực hành đầy đủ.

Những đánh giá của GV và SV về trình độ kĩ năng NCKH có thể phân chia như sau:

- Những kĩ năng được GV đánh giá tương đương với SV là tìm tài liệu tại thư viện, xử lí số liệu điều tra, thu thập thông tin qua sách báo…

- Những kĩ năng mà GV đánh giá thấp hơn so với SV là thiết kế các phiếu điều tra, phát hiện, lựa chọn vấn đề nghiên cứu và xác định tên đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu, kế hoạch nghiên cứu, thu thập thông tin qua tiếp xúc trực tiếp, phỏng vấn, cơ sở lí luận cho đề tài, viết lịch sử vấn đề nghiên cứu, sử dụng các thao tác tư duy, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu.

- Những kĩ năng được GV đánh giá cao hơn so với SV là thực hiện kế hoạch nghiên cứu, vận dụng lí luận vào thực tiễn nghiên cứu, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thích hợp, tiến hành thực nghiệm sư phạm (nếu có), sử dụng máy vi tính, trích dẫn tài liệu, viết trình bày luận văn, viết báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu, trình bày khi bảo vệ.

Như đã trình bày ở trên, có thể nói, từ trước đến nay tại khoa THMN, trường ĐH Đồng Tháp hầu như chưa ai nghĩ đến việc phát triển cho SV KN NCKH một cách đồng bộ và bài bản. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng NCKH cho SV nhưng chỉ những SV làm đề tài luận văn tốt nghiệp mới được hướng dẫn một số kĩ năng cụ thể từ phía GV hướng dẫn, công việc do GV hướng dẫn tựđảm nhận. Cách làm này có một lợi thế nhỏ là: do trong

khoa có nhiều GV rất giàu kinh nghiệm trong NCKH nên họ có thể truyền lại cho SV những kinh nghiệm thực tế quý báu đó mà không sách vở nào thay thế được. Song, do vậy nên điểm hạn chế rõ nét hơn là mỗi người tự thực hiện quan điểm riêng của mình, dẫn đến nhiều khía cạnh không nhất quán.

2.4.3 Sản phẩm NCKH thông qua khóa luận tốt nghiệp của SV

Hiện nay khoa THMN trường ĐH Đồng Tháp, nơi đào tạo GV ngành GDTH đã và đang từng bước phát triển KN NCKH cho SV. Qua quan sát các sản phẩm NCKH thông qua hình thức khóa luận tốt nghiệp của SV ngành GDTH tốt nghiệp năm 2011. Khoa có 48/73 SV làm luận văn tốt nghiệp. Chúng tôi có những nhận định sau:

- Hình thức các đề tài:

+ Ưu điểm: nói chung, sinh viên cũng đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp đúng thời điểm và thời gian quy định, biết trình bày các sản phẩm NCKH rõ ràng và đẹp mắt, ví dụ: có sự cân đối giữa các tiêu đề, giữa các phần. Họ đã thể hiện rõ sự thành thạo trong sử dụng vi tính như kiểu, cỡ chữ khác nhau để làm nổi bật những nội dung cần chú ý…

+ Nhược điểm: chưa có sự thống nhất cách trình bày sản phẩm NCKH trong những chi tiết như tài liệu tham khảo, font chữ, trang trí, số lượng trang, ngắt trang…Đặc biệt, về chính tả SV còn vi phạm nhiều lỗi. Vì thế nhiều khóa luận chưa thể hiện tính khoa học.

- Nội dung các đề tài: + Ưu điểm:

Đa sốđề tài đã thể hiện được tính cấp thiết và thực tiễn của việc nghiên cứu, đã hoàn thành được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. các nghiên cứu cũng đã có nhiều đóng góp ở nhiều lĩnh vực như: chương trình, sách giáo khoa mới, phương pháp dạy học tích cực, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, nghiên cứu nội dung, vận dụng quan sát, khai thác …

Các đề tài cũng đã thể hiện qua nhiều mô hình, thí nghiệm hoặc chú ý rèn luyện qua việc giải quyết bài tập. Một sốđề tài có tranh ảnh, biểu đồ minh họa, tổ chức thực nghiệm, xử lí số liệu bằng nhiều phương pháp…để nâng cao tính thuyết phục và thể hiện sự công phu, sáng tạo trong NCKH.

Các đề tài biết phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau và thể hiện sự thành thạo kĩ năng NCKH.

+ Nhược điểm:

Cấu trúc đề tài còn thiếu những phần quan trọng như lịch sử vấn đề nghiên cứu, thậm chí có đề tài còn sao chép nguyên văn, ý của người đi trước.

Nội dung nghiên cứu chưa đa dạng, thường tập trung vào phương pháp và phương tiện dạy học là chính, thỉnh thoảng chỉ có số ít đề tài khai thác về nội dung vấn đề nào đó nhưng chưa thật sâu lắm.

2.4.4 Về kết quả luận văn đạt được của của sinh viên

Điểm số là kết quả cuối cùng của luận văn, là cơ sở để chúng ta phân loại khả năng của sinh viên. Nhưng điểm số cũng mang tính chất khích lệ, động viên cho các em tham gia nhiệt tình vào NCKH – làm khóa luận tốt nghiệp. Chắc rằng, sau khi thực hiện xong luận văn, SV đã phần nào nắm vững được các KN trong thực hiện đề tài cũng như trong cách lập luận văn phong khoa học. Từđó, khiến cho SV tự tin hơn trong việc viết bài, viết báo cáo khoa học, tham gia nhiều vào lĩnh vực NCKH khác nữa...

Bảng 2.13: Kết quả SV đạt được như sau:

Thang điểm Số lượng SV đạt Tỉ lệ % 8.0 2 4,2 8.25 1 2,1 8.5 10 20,8 8.75 2 4,2 9.0 19 39,5

9.25 2 4,2

9.5 11 22,9

9.75 1 2,1

Nhìn chung SV đạt từ 8.0 điểm trở lên, không có SV bị điểm dưới 8.0 vì nếu SV nào không đủ khả năng thì GV hướng dẫn không cho thực hiện tiếp tục đề tài. Hầu như không có SV nào rơi vào trường hợp đó vì hầu hết SV có tinh thần và nỗ lực rất cao trong lĩnh vực hoạt động của mình, hơn nữa nhờ sự chỉ dẫn hết sức nhiệt tình của GV hướng dẫn cũng là góp phần vào việc phát triển kĩ năng kĩ năng cho SV.

Ngoài hình thức làm khóa luận tốt nghiệp ra, một số SV còn tham gia vào viết bài cho các hội thảo cấp khoa, điển hình như: hội thảo về Phương pháp dạy học đại học, hội thảo rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên cấp khoa cũng có một số SV tham gia hưởng ứng. Nhìn chung, việc phát triển kĩ năng NCKH cho SV đang tiến hành từng bước, không thể ngày một ngày hai mà hoàn thiện được, điều cần thiết là tất cả CBQL,GV có những định hướng về rèn luyện và phát triển kĩ năng cho SV trong lĩnh vực NCKH hiện nay.

2.5. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua thực tiễn điều tra, khảo sát ở các bảng trên, có thểđi đến nhận xét chung là trường ĐH Đồng Tháp đã thực sự quan tâm đến việc phát triển kĩ năng NCKH và vận dụng nhiều biện pháp để rèn luyện nâng cao chất lượng cho hoạt động NCKH của SV nói chung và SV khoa ngành GDTH Khoa Tiều học – Mầm non nói riêng. Song các biện pháp đó chưa được xây dựng trên cơ sở khoa học, thiếu tính đồng bộ và ít có sự kiểm tra chặt chẽ. Thực tế còn cho thấy kết quả NCKH của SV ngành GDTH chưa cao và nhiều do công tác tổ chức và quản lí của trường. Đó là nhân tố tâm lí, ý thức, kiến thức, kĩ năng, cách thức quản lí, tổ chức và các điều kiện để thực hiện có hiệu quả các biện pháp đó. Trong đó, kiến thức, kĩ năng NCKH và các thức tổ chức phát triển kĩ

năng, quản lí hoạt động NCKH là nhân tố cần được chú trọng nhiều hơn nưa để góp phần phát triển và nâng cao kĩ năng NCKH của SV.

Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi nhận thấy cần phải tiến hành xây dựng các biện pháp có hiệu quả hơn nhằm để phát triển kĩ năng NCKH cho SV.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NCKH CHO SV NGÀNH TIỂU HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP 3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP

Để đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng của việc phát triển kĩ năng NCKH cho SV ngành Tiểu học trường ĐHĐT cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

3.1.1.Nguyên tắc tính hệ thống

Cách tiếp cận hệ thống đòi hỏi xem xét đối tượng như một hệ thống toàn vẹn phát triển động, có cấu trúc xác định và chuyển vận nhờ sự tương tác theo quy luật riêng của các thành tố cấu tạo đồng thời chính sự tương tác nội tại này đã sinh ra chất lượng toàn vẹn của hệ [11, trang 32]

Hoạt động NCKH là một hệ thống con trong hệ thống đào tạo của trường đại học nói chung, đại học Đồng Tháp nói riêng. Đảm bảo tính hệ thống của các biện pháp có nghĩa là:

- Đối với từng biện pháp, cần cố gắng phân tích tác động đến sinh viên về mặt nhận thức, thái độ, kĩ năng đối với hoạt động NCKH

- Khi áp dụng các biện pháp, cần phải bảo đảm mối liên hệ giữa lý thuyết và thực hành, giữa mục đích với cách thức, giữa phương tiện thực hiện và kiểm tra – đánh giá sản phẩm nghiên cứu.

Các biện pháp có mối quan hệ gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau khi tác động vào đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, để có tác dụng tổng thể cần phải thực hiện phối hợp các biện pháp với nhau.

3.1.2.Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Xây dựng các biện pháp phải xuất phát, trước hết từ sự phân tích tình hình thực tiễn hoạt động NCKH của SV. Khi tiến hành khảo sát thực trạng cần chú ý phân tích, đánh giá một cách cụ thể các hoạt động NCKH, phân tích

vào nội dung chương trình đào tạo của nhà trường nói chung và của môn NCKHGD nói riêng.

Một điều cần chú ý là thực tiễn luôn vận động và phát triển, vì thế khi đề xuất các biện pháp phải xem xét đến những dự báo phát triển giáo dục đại học trong tương lai ở nước ta và trên thế giới.

3.1.3.Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi

Các biện pháp đề xuất phải tạo ra tính hiệu quả NCKH cho SV. Tính hiệu quả thể hiện ở việc sinh viên nắm vững cả lý thuyết và thực hành khi tham gia NCKH, không chỉ ở mức độ kinh nghiệm, hay thủ thuật ở một kĩ năng nào đó mà phải là một kết quả tổng thể.

Chất lượng kĩ năng NCKH của SV được cải thiện một cách rõ ràng và phải được xác định bằng phương pháp đo đạc.

Các biện pháp được thiết kế đều nhằm vào vào việc đổi mới phương pháp dạy học ởđại học, phát huy tư duy sáng tạo cho SV và khắc phục những khó khăn khi họ tham gia vào NCKH.

3.1.4.Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp khoa học

Trong quá trình xây dựng các biện pháp, cần xuất phát từ kết quả nghiên cứu thực tiễn, kết hợp với một số lý thuyết khoa học từ nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. Theo nguyên tắc này, cần dựa trên một số luận điểm TLH về hoạt động tư duy sáng tạo và về sự hình thành kĩ năng học tập nói chung và kĩ năng NCKH nói riêng, cùng một số quan điểm lí luận dạy học đại học như:

Những định hướng phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam [66, tr27- 29] nội trong những định hướng đó là cần thiết kế lại mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo ởđại hoc.

Nội dung dạy học ở đại học là một hệ toàn vẹn bao gồm bốn thành phần cơ bản mà một trong bốn thành phần cơ bản đó là hệ thống những kinh

Bản chất quá trình dạy học đại học là quá trình nhận thức của sinh viên có tính chất nghiên cứu, tiếp cận với quá trình nhận thức của các nhà khoa học [11 tr 49] 3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NCKH CHO SV NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC, TRƯỜNG ĐH ĐỒNG THÁP Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng NCKHGD của SV ngành GDTH, các biện pháp nhằm phát triển kĩ năng NCKHGD của SV được đề xuất như sau:

3.2.1.Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của NCKH (nhằm kích thích hứng thú NCKH, tư duy, sáng tạo cho SV) thích hứng thú NCKH, tư duy, sáng tạo cho SV)

3.2.1.1. Định hướng chung

Cần xác định rõ tầm quan trọng của NCKH trong SV hiện nay, Chúng ta cần có biện pháp nhằm kích thích khêu gợi hứng thú và tư duy sáng tạo trong lĩnh vực NCKH.

Hứng thú là một trong những biểu hiện về xu hướng của con người, là sự xuất hiện dương tính trong nhu cầu, là sự chú ý đặc biệt của con người đến một đối trượng nào đó, là sự khát khao của con người muốn tiếp cận đến đối tượng để đi sâu tìm hiểu. Hứng thú có một ý nghĩa hết sức quan trọng, Jean Piaget cho rằng: “Mọi việc làm của trí thông minh đều dựa trên sự hứng thú [57,tr.187]. Hứng thú là cho con người làm việc chăm chỉ, quên mệt mỏi, là một nhân tố vô cùng quan trọng kích thích hoạt động của con người, kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo của họ. “Khi gây hứng thú ở người, cần chú ý hai đặc điểm sau: thứ nhất, phải làm cho đối tượng hứng thú có cường độ kích thích mạnh, hấp dẫn, mới lạ và độc đáo; thứ hai, làm cho con người hiểu thấu đáo về nó”.

Bên cạnh hứng thú còn cần kích thích tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo dựa trên lôgic và tưởng tượng để tạo ra những hình ảnh, ý tưởng và sự vật

mới, chưa có từ trước tới nay. Tư duy sáng tạo là cơ sở, là điều kiện cốt lõi để SV thực hiện hoạt động NCKH vì đó được xem là quá trình học tập sáng tạo để chuyển một cách tự lập những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo vào điều kiện, hoàn cảnh mới và nhận ra vấn đề dưới dạng quen thuộc. Tư duy sáng tạo được xuất phát từ:

- Sự quan sát, phân tích, đánh giá sự vật khách quan, tìm ra vấn đề rồi đặt thành giả thuyết và nêu các phương án giải quyết vấn đề. Do đó, việc cung cấp kiến thức cơ bản qua môn học là cơ sở để SV hình thành tư duy sáng tạo.

- Những kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về các vấn đề lý thuyết cũng như thực tiễn, cùng với mức độ thành thạo của thao tác. Do đó việc thực hành rèn luyện các kĩ năng NC qua các môn học là điều kiện không thể thiếu của tư duy sáng tạo.

3.2.1.2. Quy trình thực hiện

Từ những định hướng nêu trên, biện pháp này được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: SV cần nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng của NCKH đối với mục tiêu đào tạo của ngành GDTH nói chung và của quá trình học tập của cá nhân nói riêng. Nhiệm vụ và mục đích của bước này giúp cho SV nhận thức được mục tiêu đào tạo của trường là đào tạo người giáo viên có kiến thức cơ bản, có kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cao, có nhãn quan chính trị đúng đắn, có phẩm chất tư cách đạo đức tốt, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ để tự hoàn thiện mình và làm tốt các nhiệm vụ giáo dục ở trường phổ thông. Đào tạo và NCKH là hai nhiệm vụ trọng tâm của các trường sư phạm. NCKH tạo động lực thúc đẩy chất lượng và hiệu quả đào tạo, giúp cho đội ngũ GV nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng

Bước 2: Cung cấp cho SV hệ thống kiến thức, kĩ năng NCKH qua các môn học cũng như nội dung đào tạo của ngành GDTH. Trong đó có rèn luyện một số kĩ năng cơ bản trong NCKH.

Kiến thức khoa học cung cấp cho SV qua các môn học. Mặt khác nó được đào sâu và sử dụng tốt khi người học tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động NCKH. Thông qua hoạt động này giúp người học rèn được kĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học đống tháp (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)