Đánh giá về mức độ hứng thúc ủa SV ngành TH về lĩnh vực NCKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học đống tháp (Trang 53 - 72)

Xét về chất lượng của việc thực hiện NCKH, chất lượng của việc thực hiện hoạt động NCKH phụ thuộc vào nhiều yếu tố một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng đó là thái độ của SV đối với hoạt động NCKH. Sau khi khảo sát hoạt động này chúng tôi đã thu được nhiều kết quả như sau:

Bảng 6: Hứng thú của SV ngành GDTH về lĩnh vực NCKH Mức độ Lý do Ý kiến của SV Tỷ lệ % Hứng thú vì Say mê NCKH 54 37,8 Được thử sức mình 121 84,6 Muốn tìm ra cái mới 110 76,9 Điều kiện tốt nghiệp ra trường 92 64,3

Được khen thưởng 19 13,3

Không hứng thú vì Nghiên cứu khoa học vất vả 47 32,9 Công việc quá sức 28 19,6 Tốn nhiều thời gian 75 52,4 Chưa có kĩ năng nghiên cứu 68 47.6 Tốn nhiều kinh phí 64 44,8 Nhìn vào bảng 6, chúng tôi nhận thấy đa số SV ngành GDTH trường ĐH Đồng Tháp khi được điều tra mức độ hứng thú tham gia NCKH chỉ đạt ở mức độ trung bình. Số lượng SV tỏ ra không hứng thú tham gia NCKH cũng tương đối cao. Bởi nhiều SV cho rằng NCKH là một hoạt động khó, mất nhiều thời gian, tốn nhiều công sức và thậm chí tốn rất nhiều tiền. Điều này cho chúng ta thấy hoạt động NCKH chưa thật sự thâm nhập vào quá trình đào tạo của nhà trường. Cụ thể các em SV cho các ý kiến trưng cầu như sau:

Hứng thú vì say mê NCKH chỉ có 54 SV chiếm tỉ lệ 37,8% một con số thấp hơn mức trung bình, vì hầu hết SV ngành GDTH không say mê trong các hoạt động nghiên cứu, hứng thú vì được thử sức có vẻ cao hơn rất nhiều có 121 chiếm tỉ lệ 84,6% chiếm vị trí cao nhất trong số hứng thú cần hỏi, kếđến là được góp phần tìm ra cái mới hay hơn, tiến bộ hơn, khoa học hơn có 110 SV chiếm tỉ lệ 76,9%, được thay thế môn thi tốt nghiệp có 92 chiếm tỉ lệ 64,3% và được khen thưởng thì là điều không dám mơ ước của SV có 19 SV chiếm tỉ lệ 13,3%. Song chúng tôi cũng thấy rằng có một số lí do sẽ dẫn đến sự thích thú, say mê NCKH của các em khá giỏi, qua trao đổi trực tiếp với các em thì thông tin phản hồi là các em cho rằng có thể tham gia NCKH vì không phải thi tốt nghiệp, được thử sức mình và được góp phần tìm ra cái mới là

điều sinh viên rất thích thú nhưng đểđáp ứng đúng theo yêu cầu khoa học thì có lẽ chưa đạt. Mỗi thành công của các em trong NCKH sẽ được lưu truyền làm gương cho thế hệ khóa sau và tiếp tục làm căn cứđể tìm ra cái mới khác, đó là vòng tuần hoàn của xã hội, một số bài đạt điểm tối đa sẽ được ghi vào tập san, trang Web của nhà trường và sẽ được khen thưởng trước tập thể, các em cảm thấy tự tin vào chính bản thân mình, tin vào sự tận tình giúp đỡ của của GV hướng dẫn. Cái mà làm cho SV hứng thú thật sự chính là bản thân SV được đi sâu hơn vào vấn đề mà bản thân họ tự phát hiện trong quá trình học tập khi được sự hướng dẫn nhiệt tình, làm cho chính họ có sự hiểu biết sâu sắt hơn, tìm ra cái mới cho bản thân mình và từ đó sẽ làm cho các em say mê thích thú với công việc NCKH hơn.

Bên cạnh các em khá giỏi hứng thú với hoạt động này là vì phần lớn các em SV lại cho rằng không hứng thú với hoạt động NCKH này bởi vì NCKH là một hoạt động vất vã, làm khóa luận tốt nghiệp khó hơn là thi, có 47 chiếm tỉ số 32,9 %, là những công việc nặng nhọc, quá sức đối với những sinh viên yếu có 28 chiếm 19,6 %. Họ cho đây là công việc tốn rất nhiều thời gian để đầu tư trí tuệ, trong chương trình đào tạo lại có ít thời gian cho hoạt động này mà SV phải tự bố trí thời gian và chiến lượt nghiên cứu. Chính vì thế có thể nói rằng có 75 SV chiếm tỉ lệ 52% cho rằng NCKH rất tốn nhiều thời gian. Có 68 SV chiếm tỉ lệ 47,6% chưa có kĩ năng trong NCKH.

2.2.5. Trình độ và hiệu quả các hình thức thực hiện NCKH của SV ngành GDTH

Bảng 2.7: Ý kiến của GV về các hình thức bồi dưỡng thực hiện NCKH của SV ngành TH trường ĐH Đồng Tháp

Stt Các hình thức bồi dưỡng Mức độ Thường xuyên Không TX Không bao giờ SL % SL % SL % 1 Thông qua giáo trình Tâm lý học

và Giáo dục học

73 51.0 62 43.4 8 5.6 2 Thông qua giáo trình Phương

pháp luận NCKH 74 51.7 64 44.8 5 3.5 3 Thông qua thực tế, thực tập 65 45.5 66 46.2 12 8.4 4 Seminar 71 49.7 65 45,5 7 4.9 5 Hội thảo khoa học 32 22.4 86 60.1 25 11. 5 6 Câu lạc bộ khoa học 26 18.2 81 56.6 35 24. 5 7 Viết báo cáo, sáng kiến kinh

nghiệm

44 30.8 66 46.2 33 23. 1 8 Viết thu hoạch sau khi đọc tài

liệu 70 49.0 58 40.6 15 10. 5 9 Bài tập thực hành các bộ môn PPDH 72 50.3 59 41.3 12 8.4 10 Bài tập thực hành môn học 72 50.3 59 41.3 12 8.4 11 Bài tập thực tiễn giáo dục 67 46.9 67 46.9 9 6.3 12 Khóa luận tốt nghiệp 76 53.1 56 39.2 0 13 Tham gia đề tài nghiên cứu cùng

với giảng viên 32 22.4 68 47.6 43 30.1 Căn cứ vào bảng 7, chúng ta nhận thấy việc đánh giá về trình độ và hiệu quả các hình thức thực hiện NCKH của SV ngành GDTH trường ĐH Đồng Tháp với mức độ thường xuyên được đánh giá cao nhất là hình thức làm khóa luận tốt nghiệp có 87 SV chiếm tỉ lệ 60,8 % là hình thức đặc biệt được SV đầu tư và tham gia nhiều nhất. Ở đây, sẽ được thể hiện rõ sự đánh giá về trình độ của SV và hiệu quả của hình thức thực hiện này, một hình thức rất phổ biến mà SV có thể quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, khóa luận tốt nghiệp lại được giới hạn về số lượng và cả chất lượng thế nên hình thức này sẽ không thể gọi là tối ưu khi xây dựng hình thức thực hiện NCKH cho khoa

ngành đào tạo, chương trình đào tạo…Nhiều hình thức thực hiện như: thông qua giáo trình Tâm lý học và Giáo dục học, thông qua giáo trình Phương pháp luận NCKH, bài tập thực hành các bộ môn PPDH, bài tập thực hành môn học, seminar, viết thu hoạch sau khi đọc tài liệu là những hình thức mà SV có ý kiến nhiều nhất.

Trong thức tế, chúng ta vẫn thấy rất nhiều sự quan tâm về lĩnh vực NCKH từ phía các cấp lãnh đạo, họ cũng có những chủ trương chuyên sâu vào định hướng bồi dưỡng cho SV bằng nhiều hình thức, dạy SV cách tự học tự nghiên cứu với hình thức làm các bài tập thực hành từ các môn học TLH, GDH, các bộ môn phương pháp cụ thể cho từng chuyên ngành, SV vẫn học tập với nhiều hình thức khác nhau như: seminar trên lớp, tham gia hội thảo khoa học, tham gia câu lạc bộ khoa học, viết báo cáo khoa học, viết thu hoạch sau khi đọc tài liệu, thực tập thực tế…Tuy nhiên, qua bảng số liệu đánh giá của SV ta vẫn nhận thấy rằng có nhiều SV đánh giá là không thường xuyên thực hiện, thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng không thực hiện bao giờ mà đỉnh cao nhất là hình thức hội thảo khoa học cho SV có 86 SV chiếm tỉ lệ 61% cho rằng không thường xuyên thực hiện, rất hợp lí về ý kiến đánh giá này vì hội thảo có tổ chức nhưng SV thì ít được tham dự do số lượng đề cử hay tham dự quá ít. Vấn đề tham gia đề tài nghiên cứu cùng với GV cũng chưa được phát huy là con sốđược SV nhận định hình thức nhiều nhất là không bao giờ có 43 SV chiếm tỉ lệ 30,1%.

Như vậy, SV có xu hướng chỉ tham gia NCKH với những hình thức đơn giản quen thuộc hơn. Điều này đã làm cho họ gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi thực hiện các hình thức phức tạp hơn trong NCKH. Hơn nữa, việc tham gia đề tài cùng với GV chỉ là hình thức được đánh giá là thấp nhất mà lẽ ra đây phải là hình thức thuận lợi nhất cho SV vì rất dễ thực hiện nên cho thấy những điểm yếu trong cách đào tạo của trường chúng ta.

Nhìn chung, các hình thức NCKH trên là những hình thức thông dụng và SV có thể thực hiện được. Trên tinh thần là tập dượt thói quen NCKH nên chúng ta không nên xem vấn đề nặng hơn, phức tạp hơn. Dựa vào bảng nhận xét này, trường ta nên thường xuyên hơn trong việc áp dụng các hình thức đánh giá đó

Bảng 2.8: ý kiến của SV về trình độ và hiệu quả các hình thức thực hiện NCKH của SV ngành TH trường ĐH Đồng Tháp Stt Các hình thức bồi dưỡng Mức độ Thường xuyên Không TX Không bao giờ SL % SL % SL % 1 Thông qua giáo trình Tâm lý học

và Giáo dục học

14 36.8 10 26.3 12 31. 6 2 Thông qua giáo trình Phương

pháp luận NCKH 16 42.1 20 52.6 2 5.3 3 Thông qua thực tế, thực tập 10 26.4 16 42.1 12 31. 6 4 Seminar 6 15.8 16 42.1 16 42. 1 5 Hội thảo khoa học 22 57.9 12 31.6 4 5.3 6 Câu lạc bộ khoa học 12 31.6 22 57.9 4 5.3 7 Viết báo cáo, sáng kiến kinh

nghiệm

10 26.4 20 52.6 8 21. 1 8 Viết thu hoạch sau khi đọc tài

liệu 8 21.1 18 47.4 8 21. 1 9 Bài tập thực hành các bộ môn PPDH 14 36.9 10 26.3 14 36. 8 10 Bài tập thực hành môn học 8 21.6 24 63.2 6 15. 8 11 Bài tập thực tiễn giáo dục 14 36.9 10 26.3 14 36. 8 12 Khóa luận tốt nghiệp 24 63.2 14 36.8 0 13 Tham gia đề tài nghiên cứu cùng

với giảng viên

Dựa vào bảng số liệu bảng 8, kết quả đã cho thấy rằng hình thức thực hiện NCKH của SV được GV đánh giá thường xuyên là nhiều nhất có 24 GV chiếm tỉ lệ 63.2% đứng thứ nhất giống ý kiến đánh giá của SV, kế tiếp là hội thảo khoa học đứng thứ 2 có 22 GV chiếm tỉ lệ 57.9%, ở hình thức này GV có ý kiến đánh giá khác với SV và GV hội thảo khoa học được nhà trường tổ chức thường xuyên cho SV nhằm giúp SV hiểu thêm về các hoạt động ngoài hoạt động học tập, một vài GV cho rằng các hình thức trên chưa bao giờ thực hiện hay nói cách khác là ít thấy nhưng nhìn chung GV có cái nhìn nhận thực tế hơn nhiều trong lĩnh vực thực hiện này.

Từ kết quả trên, có thể nhận thấy rằng

- NCKH hiện nay được giảng dạy trong các trường đại học là một phần được thiên về giảng dạy lí thuyết, chưa quan tâm nhiều đến mặt thực hành do việc phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và tiền của vào hoạt động này chưa tương xứng với vai trò quan trọng của nó trong quá trình đào tạo.

- Đánh giá về kĩ năng NCKH của SV cho thấy họ còn rất lúng túng với những kĩ năng cụ thể nhưng cơ bản trong quá trình nghiên cứu. Như vậy, nếu như muốn có những kết quảđào tạo theo yêu cầu của xã hội, nhà trường phải phân bố chương trình của học phần phương pháp NCKHGD tương ứng với thời gian đào tạo và nội dung lý thuyết, thực hành của nó. Nói cách khác, cần đào tạo theo hướng người học có thể chủ động thực hiện công việc của mình khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng như sau khi tốt nghiệp.

- Nhà trường cần quan tâm hơn để có một đội ngũ GV vừa vững vàng chuyên môn, vừa có tay khả năng cao trong nghiên cứu cũng như giảng dạy học phần phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.

2.3. THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NCKH CHO SV NGÀNH GDTH TRƯỜNG ĐH ĐỒNG THÁP

2.3.1.Khó khăn trong NCKH của SV ngành GDTH trường ĐHĐT

Bảng 2.9: Đánh giá của SV ngành GDTH về những khó khăn trong NCKH

Stt Khó khăn Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý SL % SL % SL % 1 Chưa nắm vững Phương pháp luận NCKH 85 59.4 52 36.4 6 4.2 2 Ít có điều kiện làm quen với NCKH 94 65.7 43 30.1 6 4.2 3 Thiếu tài liệu 100 69.9 37 25.9 6 4.2 4 SV chưa biết cách thu thập thông tin 58 40.6 75 52.4 10 7.0 5 Xác định tên đề tài NC 77 58.8 55 38.5 11 7.7 6 Tài chính eo hẹp, 93 65.0 35 24.5 15 10.5 7 Bản thân SV không có hứng thú và thời gian 40 28.0 67 46.9 36 25.5

Qua kết quảđánh giá trên ta nhận thấy ý kiến của SV về mặt khó khăn khi tham gia NCKH, bên cạnh những khó khăn thử thách lớn về nội dung nghiên cứu thì những khó khăn cơ bản về kĩ năng như chưa nắm vững phương pháp luận, ít có điều kiện làm quen với NCKH, thiếu tài liệu tham khảo,… Phần lớn SV cho rằng thiếu tài liệu tham khảo có 100 SV chiếm tỉ số 69.9% đồng ý, 37 SV chiếm tỉ số 25,9% là đồng ý, chỉ có 6 SV không đồng ý với ý kiến trên điều đó chứng tỏ rằng SV yếu kém về việc thu thập tài liệu, nguồn tài liệu về cơ bản không thiếu, do SV không biết truy tìm hoặc có nhiều tài liệu thì cũng không biết cách xử lí thông tin trên số tài liệu đó, đòi hỏi SV cần phải phát huy khắc phục thêm về những khó khăn đơn giản này. Ngoài ra SV còn cho rằng bản thân ít có điều kiện làm quen với NCKH có 94 SV chiếm tỉ

số 65.7% đồng ý, 43 SV chiếm tỉ số 30.1% đồng ý một phần, chỉ có 6 SV chiếm 4.2% là không đồng ý.

Thật vậy, SV ngành GDTH trường ĐH Đồng Tháp ít có điều kiện tham gia NCKH ngoại trừ hoạt động làm khóa luận tốt nghiệp chỉ có một số ít SV tham gia tự làm đề tài NCKH cho cá nhân, từđó dẫn đến việc SV thiếu kinh nghiệm nghiên cứu, ít có điều kiện thực hiện đề tài và không có hứng thú với NCKH. Tiếp đến là những yếu tố khách quan làm hoạt động này bị hạn chế như tài chính eo hẹp có 93 SV chiếm tỉ số 65% lựa chọn đồng ý, 35 SV chiếm tỉ số 24.5% đồng ý một phần và còn lại là không đồng ý. Do nhiều yếu tố tác động đến các hoạt động liên quan đến NCKH nên SV ngày càng không có kinh nghiệm, lười suy nghĩ và lười hoạt động dẫn đến yếu kém hoạt động nghiên cứu. Vì nhiều lí do kết hợp lại nên SV nhận thấy khó xác định được tên đề tài NC có 77 SV chiếm tỉ số 58.8% đồng ý, 55 SV chiếm tỉ lệ 38.5% đồng ý một phần, còn lại số ít SV không đồng ý. Đúng vậy, nếu như không thường xuyên luyện tập thì dẫn đến khó khăn khi xác định được vấn đề NC nào cũng như không xác định được tên đề tài. Đó là những trong số vấn đề SV cho là khó khăn nhất trong NCKH của SV gây cho SV không có hứng thú và thời gian để tham gia NCKH

Bảng 2.10: Đánh giá của GV về những khó khăn của SV ngành GDTH trong NCKH Stt Khó khăn Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý SL % SL % SL % 1 Chưa nắm vững Phương pháp luận NCKH 24 63.2 14 36.8 0 2 Ít có điều kiện làm quen với NCKH 28 73.7 8 21.1 2 5.3 3 Thiếu tài liệu 10 26.3 24 63.2 4 4 SV chưa biết cách thu 18 47.4 18 47.4 2 5.3

thập thông tin 5 Xác định tên đề tài NC 4 10.5 30 78.9 4 10.5 6 Tài chính eo hẹp, 14 36.8 20 52.6 4 10.5 7 Bản thân SV không có hứng thú và thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học đống tháp (Trang 53 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)