- Tổ chức tập huấn vềđổi mới phương pháp giảng dạy cho GV. - Tổ chức seminar khoa học và tập huấn kĩ năng làm seminar cho SV. - Sử dụng bài tập môn học để rèn kĩ năng NCKH cho SV
3.2.4.3. Biện pháp tiến hành
a) Tổ chức tập huấn vềđổi mới phương pháp giảng dạy cho GV.
Đổi mới phương pháp giảng dạy là nhắm theo hướng dạy học nêu vấn đề: GV cần khuyến khích SV tự giác đầu tư trí tuệ của bản thân cho quá trình
học tập, thách thức họ làm việc, lôi cuốn họ vào việc xử lý các câu hỏi do thầy đặt ra; yêu cầu SV tự tìm kiếm tài liệu, tăng cường các giờ thực hành gợi ý cho SV tự tìm cách thiết kế đề cương cho từng đề mục nhỏ nhằm làm sáng tỏ vấn đề và tăng hiểu biết; qua đó hình thành các kĩ năng NCKH. Khi giảng dạy phần thực hành tập dạy các phân môn dạy ở Tiểu học nhất thiết phải yêu cầu SV trình bày tính chất của thực hành, coi đó như là hình thức nghiên cứu khoa học đơn giản nhất mà toàn thế SV đều được áp dụng (rất ít GV thực hiện yêu cầu này).
Ví dụ 1: Qua khảo sát quá trình tập dạy các phân môn: Toán, các phân môn của bộ môn Tiếng Việt, các phân môn của bộ môn TN & XH,... thì SV hầu hết rất thích dạy các phân môn của bộ môn TN & XH. Nhiều ý kiến cho rằng là vì ở phân môn này làm cho SV không cảm thấy nhàm chán, nhiều vấn đề phong phú…và nhiều lí do SV có thể giải trình và đặt vấn đềđểđi sâu NC.
Ví dụ 2: Thông qua phương pháp dạy học toán có thể giúp SV phát hiện hoặc gợi ý một số vấn đề liên quan như:
- Thiết kế và sử dụng các trò chơi toán học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học toán ở lớp 4
- Vân dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học số thập phân ở Tiểu học - Rèn luyện năng lực giải toán cho học sinh lớp 4, 5 thông qua việc phân tích và sửa chữa mốt số sai lầm của học sinh khi giải toán có lời văn. b) Tổ chức seminar khoa học và tập huấn kĩ năng làm seminar cho SV
Mục tiêu: Cho SV thuyết trình những vấn đề học thuật có liên quan đến môn học mà họ hứng thú và quan tâm, thông qua đó các thấy cô sẽ giúp cho họ tập dượt các kĩ năng phát hiện vấn đề nghiên cứu, đọc tài liệu, thu thập và xử lý thông tin, viết bài tổng quan, thuyết trình trước đám đông…
- Bước 1: giới thiệu cho SV hiểu rõ mục đích, đặc điểm, nội dung, cách tiến hành những công đoạn cần thiết: chọn đề tài thuyết trình, xây dựng đề cương, thu thập và lựa chọn tài liệu, phong cách trình bày trước thính giả.
- Bước 2: GV thực hiện những hành động mẫu, kèm theo những chỉ dẫn cần thiết khi thao tác (tổ chức một buổi seminar do Gv thuyết trình, SV nghe và tham gia thảo luận)
- Bước 3: Tổ chức seminar do SV tự thuyết trình ( chọn một số SV khá thực hành ở vòng 1, GV nhận xét, đánh giá, phân tích những ưu điểm, nhược điểm. Tiếp đó cho thực hành vòng 2 với một số lớn đối tượng được trình bày đề tài, gồm chủ yếu là những SV tình nguyện)
c) Sử dụng bài tập môn học để phát triển kĩ năng NCKH cho SV Định hướng chung:
Bài tập môn học chủ yếu mang tính chất nghiên cứu, học tập và bước đầu tập dượt nghiên cứu cho SV đại học.
Bài tập môn học là một hình thức tổ chức dạy học cới mục đích là giúp SV vận dụng, đối chiếu lí luận vào thực tiễn giáo dục và dạy học, làm quen chung với các thủ pháp NCKH. BTMH có tác dụng kích thích SV lòng say mê, ham hiểu biết học tập – nghiên cứu và qua đó rèn luyện bước đầu kĩ năng tự học, độc lập NCKH.
Công việc trong BTMH phần nào tương tự như công việc của seminar và có liên quan với nó về phương diện khoa học – học tập, vì rằng nhiều khi seminar đi trước việc thực hiện bài tập môn học.
BTMH là một hình thức NCKH đơn giản, ngắn gọn, thời gian vừa phải, có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng SV. Hình thức này được tiến hành sau khi hoàn thành học phần; bài tập do GV chấm, có giá trị thay thế cho bài kiểm tra kết thúc học phần.
BTMH nhằm giúp SV củng cố, đào sâu và mở rộng những tri thức, kĩ năng và kĩ xảo đã được tích luỹ. Mặt khác trong quá trình làm BTMH, SV phải tìm đọc thêm tài liệu, sách báo, đi thực tếđể thu nhập và xử lí số liệu để chứng minh cho giả thuyết đặt ra. Vì thế, BTMH có khả năng giúp SV rèn được một số kĩ năng thiết yếu.
Biện pháp thực hiện: - Đối với GV
Một là, thiết kế đề tài có tính chất NC, phù hợp với mục tiêu yêu cầu của BTMH về NCKH
Hai là, bố trí quỹ thời gian và phương tiện hợp lí, kinh phí để trợ giúp SV; Chuẩn bị nguồn tài liệu để hướng dẫn SV thực hiện BTMH; giải đáp những thắc mắc, chỉnh sửa sai lệch kiến thức cho SV khi cần thiết;
- Đối với SV: Cần chuẩn bị kiến thức, thái độ và kĩ năng để hoàn thành BTMH. Cụ thể như:
Một là, có kiến thức về phương pháp luận và PPNCKH
Hai là, có hứng thú, lòng kiên trì, say mê NCKH
Ba là, vận dụng tổng hợp những tri thức và các phương pháp NCKH trong cả quá trình NC, biết xử lí tài liệu và trình bày vấn đề nghiên cứu; xây dựng kế hoạch NC; tìm đọc những tài liệu liên quan đến đề tài NC; tập dượt và rèn luyện kĩ năng để hoàn thành BTMH