Tăng cường giao nhiệm vụ, gắn liền giáo dục với NCKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học đống tháp (Trang 83)

3.2.2.1. Định hướng chung

SV có thể phát huy hết tiềm năng NCKH, nếu như các nhà quản lí và GV biết khơi dậy ở họ lòng say mê khoa học, biết khéo léo tổ chức, giao nhiệm vụ, tạo cơ hội, động viên, khích lệ họ. Vì thế, tăng cường giao nhiệm vụ kết hợp giảng dạy để đưa nhiệm vụ nghiên cứu từ những vấn đề dù nhỏ nhất, cần thiết phải gắn liền Giáo dục với NCKH và luôn tạo phong trào NCKH trong SV là góp phần đào tạo nguồn GV tiểu học có chất lượng cao.

3.2.2.2. Quy trình thực hiện

Bước 1: Xây dựng phong trào và triển khai kế hoạch NCKH trong tập thể SV Bước 2: Đa dạng hóa các hình thức NCKH phù hợp với trình độ của SV Bước 3: Theo dõi, kiểm tra – đánh giá thường xuyên các hoạt động NCKH của SV

(a)Về quản lí

+ Cần phải có văn bản chỉ đạo từ Trung Ương đến địa phương thật cụ thể, rõ ràng, chi tiết về NCKH của SV.

+ Cần có sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của BGH, đảng ủy, Đoàn TNCS HCM, Ban chủ nhiệm khoa, Viện nghiên cứu giáo dục.

+ Các phòng ban chức năng cần phối hợp chặt chẽ với Đoàn TNCS HCM, Hội SV để làm cầu nối giữa SV và các phòng ban trong trường.

(b) Về tổ chức

+ Nhà trường cần có nội dung trong quy chế quy định về sự phối hợp các khoa, phòng ban chức năng, Đoàn TNCS Hố Chí Minh về hoạt động NCKH. + Để hoạt động NCKH thâm nhập vào mọi đoàn viên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng QLKH với Đoàn TNCS Hố Chí Minh để giúp SV giải quyết những khó khăn về NCKH như tài liệu, kiến thức chuyên ngành, kinh phí… + Động viên các Liên Chi đoàn khoa có thông tin cập nhật thường xuyên về lĩnh vực chuyên môn của mình, qua đó kích thích sinh viên yêu thích và có hứng thú với NCKH.

+ Năm thứ nhất và thứ hai SV chưa đủ trình độ NCKH, nên nhà trường và khoa tổ chức cho họ tham gia NC các đề tài cùng GV ở những phần công việc đơn giản.

Đối với những SV kết quả nghiên cứu có chất lượng cao, đề nghị đăng tải trên các tạp chí khoa học, thông tin khoa học của trường,

+ Tổ chức hội nghị khoa học hàng năm cho SV.

+ Tổ chức hội thi SV NCKH cấp khoa, trường. Trên cơ sở đó lựa chọn các đề tài có giá trị để tham gia SV NCKH cấp cao hơn (thành phố, quốc gia)

+ Kiểm tra – đánh giá thường xuyên về thái độ, KN và những sản phẩm NCKH của SV.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập và NCKH cho SV năm thứ nhất. Hoạt động NCKH của SV có tính đặc thù tập dượt NCKH là chính. Vì vậy cần kết hợp tốt hoạt động NCKH của SV với các hoạt động khác tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau nhằm trao đổi kinh nghiệm học tập kinh nghiệm NCKH bài tập lớn, làm khoá luận…

- Tổ chức nhiều loại hình câu lạc bộ học tập kết hợp với NCKH, thông qua hình thức câu lạc bộ, nhiệm vụ học tập gắn kết chặt chẽ với NCKH.

- Tham gia nhiều hội nghị hội thảo khoa học.

- Công bố các công trình khoa học trên tạp chí khoa học.

- Tổ chức hội nghị khoa học sinh viên cấp khoa và trường đầu đặn.

3.2.3.Thông qua học phần PPNCKH và chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên

3.2.3.1. Định hướng chung

Trong thực tế, chương trình đào tạo các ngành học cũng như ngành GDTH của trường, Bộ GD-ĐT đã thực hiện giảng dạy cung cấp kiến thức chung về NCKH thông qua học phần PP NCKHGD chỉ với 15 tiết (1 tín chỉ) chúng ta cần vận dụng hợp lí thời gian thực hành và tự học để hướng dẫn SV rèn kĩ năng NCKH. Nếu có thể, khi xây dựng chương trình chúng ta cần nâng số tín chỉ của học phần lên gấp 2 lần

Học phần PPNCKH cung cấp cho SV những kiến thức chung về phương pháp NCKHGD, các giai đoạn tiến hành một đề tài NCKH. Đồng thời còn giúp họ hình thành những kĩ năng để thực hiện một đề tài, một công trình NCKH, rèn luyện hệ thống kĩ năng NCKH cho SV qua các hình thức NCKH và kết hợp giữa cung cấp lí thuyết về phương pháp luận với thực hành. Vì vậy, việc phát triển kĩ năng thông qua học phần Phương pháp NCKH là rất cần thiết. Ngoài ra, chúng ta cần lồng ghép vào các hoạt động tự học, tự rèn

luyện của SV nhất là trong chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên.

3.2.3.2. Quy trình thực hiện

Bước 1: Tổ chức dạy học học phần PPNCKH với 2 tín chỉ (30 tiết)

Bước 2: Tổ chức rèn luyện thực hành thường xuyên về các hoạt động NCKH Bước 3: Kiểm tra đánh giá thường xuyên các sản phẩm của SV

3.2.3.3. Biện pháp tiến hành

Về tổ chức dạy học học phần PPNCKH với 2 tín chỉ (30 tiết) thực hiện như sau:

Giảng dạy học phần phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục đúng theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình phần cốt lõi chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định về mục đích yêu cầu và nội dung của học phần PPNCKH dung cho các trường ĐHSP. Tuy nhiên, ở trường ĐH Đống Tháp, khóa tuyển sinh 2008 (quyết định số 188/QĐ-ĐHĐT 15/4/2009, về việc ban hành danh mục môn học và kế hoạch giảng dạy) trở đi đã thực hiện giảng dạy học phần PPNCKH chỉ với 1 tín chỉ tương đương15 tiết, nên trong quá trình giảng dạy GV gặp không ít khó khăn, không đủ thời gian cho SV thực hiện được hết các hoạt động thực hành khác gây hạn chếđến các kĩ năng NCKH.

Bảng 3.1 Chương trình môn Phương pháp NCKHGD

Chương Tên chương Số tiết Lí thuyết Thực hành I Bài mởđầu 1 1 0 II Cơ sở phương pháp luận NCKHGD 3 3 0 III Phương pháp NCKHGD 10 6 4

thành một công trình NCKH

V Đánh giá công trình NCKHGD 3 2 1

Tổng 30 20 10

- Nên giảng dạy học phần phương pháp NCKH theo chuyên đề tự chọn. Bổ sung dạy học kiến thức về phương pháp thống kê toán học trong NCKH vào chương trình đào tạo, nhằm trang bị cho SV những vấn đề cơ bản về phương pháp luận và những công cụ cần thiết cho việc NCKH. Nội dung gồm có thống kê mô tả, thống kê suy diễn và lý thuyết xác suất.

- Lồng ghép nội dung giảng dạy phương pháp NCKH với các bộ môn TLH, GDH, Phương pháp dạy học các bộ môn.

- Về tổ chức rèn luyện thực hành thường xuyên về các hoạt động NCKH được thực hiện như: Kết hợp với các học phần RLNVSP thường xuyên để thực hiện; Kiểm tra đánh giá thường xuyên các sản phẩm của SV.

Ví dụ: Hướng dẫn rèn luyện cho sinh viên hoạt động làm bài tập NCKH, GV cần chuẩn bị

1) Mục đích yêu cầu:

-SV vận dụng tri thức khoa học cơ bản, khoa học giáo dục vào việc tập dượt NCKH.

-Hình thành bước đầu kĩ năng NCKH GD cơ bản và viết được những bài tập đơn giản.

2) Nội dung nghiên cứu: GV gợi ý một số hướng nghiên cứ cho SV lựa chọn đề tài liên quan đến hoạt động thực hành, phù hợp với khả năng như:

- Sử dụng một số biện pháp giáo dục tác động giáo dục học sinh cá biệt. - Cách thức giải quyết một số tình huống sư phạm thường nảy sinh trong

nhà trường TH.

- Một số biện pháp giúp đỡ học sinh học kém hoặc bồi dưỡng học sinh học tốt môn học nào đó.

- Phương pháp nghiên cứu và giáo dục tập thể học sinh.

- Ảnh hưởng của giáo dục gia đình đến học tập và hạnh kiểm của HS. - Vấn đề HS chưa ngoan và biện pháp tác động giáo dục.

- Vấn đềđổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường TH hiện nay. 3) Hình thức: SV phải trình bày được nghiên cứu của mình trong một báo

cáo khoa học khoảng 10 trang giấy đánh máy hoặc viết tay (nhằm rèn luyện kết hợp chữ viết )

4) Cách thức tiến hành

- SV phải nắm được mục đích, yêu cầu của hoạt động NCKH đợt thực hành rèn luyện.

- Lựa chọn nội dung nghiên cứu sẽ tiến hành.

- Xây dựng đề cương nghiên cứu trong đó phải xác định rõ: Lí do chọn đề tài; Mục đích nghiên cứu; Đối tượng và khách thể nghiên cứu; Giả thuyết khoa học; Nhiệm vụ nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Dự kiến cấu trúc bài tập nghiên cứu; Tiến hành nghiên cứu; Hoàn thành bài tập NC vào cuối đợt thực hành.

SV nộp các sản phẩm rèn luyện thực hành NCKH theo đúng yêu cầu về hình thức, nội dung và thời gian. Kết quả NCKH của SV được đánh giá, cho điểm và khen thưởng theo các quy chế về NCKH của trường, Bộ GD&ĐT đối với các đề tài quan trọng hơn.

Trên đây là ví dụ cho các hoạt động thực hành rèn luyện cơ bản cần giúp cho SV phát triển kĩ năng NCKH, cũng nhằm giúp cho SV có được vốn kiến thức cơ bản và có thể vận dụng kiến thức và kinh nghiệm này để nâng cao khả năng NC đề tài ở cấp độ cao hơn như: bài tập cuối đợt thực tập sư phạm, khoá luận tốt nghiệp, đề tài NCKH…

3.2.4.Thông qua các môn học chuyên ngành được dạy cho sinh viên ngành Tiểu học

3.2.4.1. Định hướng chung

Trước hết cần khẳng định rằng GV có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hướng dẫn SV NCKH nói chung và trong rèn luyện kĩ năng NCKH nói riêng. Thông qua quá trình giảng dạy ở các học phần cho SV Tiểu học, người thầy cần tạo nhiều điểm nhấn quan trọng trong từng nội dung bài học giúp SV phát hiện vấn đề dần dần hình thành óc khám phá, tìm tòi khoa học cho bản thân. Thầy là người hướng dẫn SV lựa chọn đề tài sao cho đúng hướng, hợp trình độ, phù hợp với thời đại…

Tiếp đó, thầy là người giúp SV hình thành hoặc điều chỉnh đề cương nghiên cứu, phát hiện những sai sót, cố vấn cho SV trong việc giải quyết những vướng mắc, chỉ dẫn cho SV tiến hành những khảo sát thực nghiệm, v.v…Thầy cũng là người đánh giá, khích lệ, khơi dậy năng lực sáng tạo của SV trong suốt quá trình nghiên cứu. Để hoàn thành những vai trò trên, người thầy cũng phải có niềm say mê nghiên cứu, biết cách tổ chức thực hiện các hoạt động NCKH và quan trọng hơn hết, phải biết tiếp cận được những yêu cầu vềđổi mới phương pháp giảng dạy. Vì thế, việc phát triển kĩ năng NCKH thông qua giảng dạy từng phân môn là rất quan trọng, từ nội dung trong các học phần nhất là các bộ môn phương pháp dạy học sẽ có nhiều vấn đề cần vạch ra cho SV nghiên cứu, có thể là một bài kiểm tra, bài tiểu luận…

3.2.4.2. Biện pháp thực hiện

- Tổ chức tập huấn vềđổi mới phương pháp giảng dạy cho GV. - Tổ chức seminar khoa học và tập huấn kĩ năng làm seminar cho SV. - Sử dụng bài tập môn học để rèn kĩ năng NCKH cho SV

3.2.4.3. Biện pháp tiến hành

a) Tổ chức tập huấn vềđổi mới phương pháp giảng dạy cho GV.

Đổi mới phương pháp giảng dạy là nhắm theo hướng dạy học nêu vấn đề: GV cần khuyến khích SV tự giác đầu tư trí tuệ của bản thân cho quá trình

học tập, thách thức họ làm việc, lôi cuốn họ vào việc xử lý các câu hỏi do thầy đặt ra; yêu cầu SV tự tìm kiếm tài liệu, tăng cường các giờ thực hành gợi ý cho SV tự tìm cách thiết kế đề cương cho từng đề mục nhỏ nhằm làm sáng tỏ vấn đề và tăng hiểu biết; qua đó hình thành các kĩ năng NCKH. Khi giảng dạy phần thực hành tập dạy các phân môn dạy ở Tiểu học nhất thiết phải yêu cầu SV trình bày tính chất của thực hành, coi đó như là hình thức nghiên cứu khoa học đơn giản nhất mà toàn thế SV đều được áp dụng (rất ít GV thực hiện yêu cầu này).

Ví dụ 1: Qua khảo sát quá trình tập dạy các phân môn: Toán, các phân môn của bộ môn Tiếng Việt, các phân môn của bộ môn TN & XH,... thì SV hầu hết rất thích dạy các phân môn của bộ môn TN & XH. Nhiều ý kiến cho rằng là vì ở phân môn này làm cho SV không cảm thấy nhàm chán, nhiều vấn đề phong phú…và nhiều lí do SV có thể giải trình và đặt vấn đềđểđi sâu NC.

Ví dụ 2: Thông qua phương pháp dạy học toán có thể giúp SV phát hiện hoặc gợi ý một số vấn đề liên quan như:

- Thiết kế và sử dụng các trò chơi toán học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học toán ở lớp 4

- Vân dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học số thập phân ở Tiểu học - Rèn luyện năng lực giải toán cho học sinh lớp 4, 5 thông qua việc phân tích và sửa chữa mốt số sai lầm của học sinh khi giải toán có lời văn. b) Tổ chức seminar khoa học và tập huấn kĩ năng làm seminar cho SV

Mục tiêu: Cho SV thuyết trình những vấn đề học thuật có liên quan đến môn học mà họ hứng thú và quan tâm, thông qua đó các thấy cô sẽ giúp cho họ tập dượt các kĩ năng phát hiện vấn đề nghiên cứu, đọc tài liệu, thu thập và xử lý thông tin, viết bài tổng quan, thuyết trình trước đám đông…

- Bước 1: giới thiệu cho SV hiểu rõ mục đích, đặc điểm, nội dung, cách tiến hành những công đoạn cần thiết: chọn đề tài thuyết trình, xây dựng đề cương, thu thập và lựa chọn tài liệu, phong cách trình bày trước thính giả.

- Bước 2: GV thực hiện những hành động mẫu, kèm theo những chỉ dẫn cần thiết khi thao tác (tổ chức một buổi seminar do Gv thuyết trình, SV nghe và tham gia thảo luận)

- Bước 3: Tổ chức seminar do SV tự thuyết trình ( chọn một số SV khá thực hành ở vòng 1, GV nhận xét, đánh giá, phân tích những ưu điểm, nhược điểm. Tiếp đó cho thực hành vòng 2 với một số lớn đối tượng được trình bày đề tài, gồm chủ yếu là những SV tình nguyện)

c) Sử dụng bài tập môn học để phát triển kĩ năng NCKH cho SV Định hướng chung:

Bài tập môn học chủ yếu mang tính chất nghiên cứu, học tập và bước đầu tập dượt nghiên cứu cho SV đại học.

Bài tập môn học là một hình thức tổ chức dạy học cới mục đích là giúp SV vận dụng, đối chiếu lí luận vào thực tiễn giáo dục và dạy học, làm quen chung với các thủ pháp NCKH. BTMH có tác dụng kích thích SV lòng say mê, ham hiểu biết học tập – nghiên cứu và qua đó rèn luyện bước đầu kĩ năng tự học, độc lập NCKH.

Công việc trong BTMH phần nào tương tự như công việc của seminar và có liên quan với nó về phương diện khoa học – học tập, vì rằng nhiều khi seminar đi trước việc thực hiện bài tập môn học.

BTMH là một hình thức NCKH đơn giản, ngắn gọn, thời gian vừa phải, có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng SV. Hình thức này được tiến hành sau khi hoàn thành học phần; bài tập do GV chấm, có giá trị thay thế cho bài kiểm tra kết thúc học phần.

BTMH nhằm giúp SV củng cố, đào sâu và mở rộng những tri thức, kĩ năng và kĩ xảo đã được tích luỹ. Mặt khác trong quá trình làm BTMH, SV phải tìm đọc thêm tài liệu, sách báo, đi thực tếđể thu nhập và xử lí số liệu để chứng minh cho giả thuyết đặt ra. Vì thế, BTMH có khả năng giúp SV rèn được một số kĩ năng thiết yếu.

Biện pháp thực hiện: - Đối với GV

Một là, thiết kế đề tài có tính chất NC, phù hợp với mục tiêu yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học đống tháp (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)