Quá trình phát triển kĩ năng NCKH cho SV ngành GDTH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học đống tháp (Trang 29)

1.3.1 Quá trình phát triển kĩ năng

Các tác giả nghiên cứu về kĩ năng đều thống nhất: một kĩ năng có được ở mỗi con người đều trãi qua quá trình hình thành, phát triển lâu dài và phức tạp, qua các giai đoạn khác nhau. Nhưng sự phân chia các giai đoạn cụ thể của mỗi tác giả lại khác nhau.K.K. Platônôv và G.G.Gôbulev thì phân quá trình hình thành kĩ năng thành 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: là giai đoạn đầu tiên của sự hình thành kĩ năng khi con người đã đặt trước một tình huống mới, nhận thức được tình huống và mục đích của hành động, từđó tìm kiếm cách thức hành động từ sự hiểu biết, kinh nghiệm và hệ thống kĩ xảo đã có. Chủ thể vận dụng chúng theo cách thử - sai mà từ đó hình thành thành những kĩ năng sơ đẳng có tính kinh nghiệm.

Giai đoạn 2: sang giai đoạn này, chủ thể đã có hiểu biết về cách thức hành động bằng việc sử dụng những kĩ năng kĩ xảo đã có. Nhưng đó không phải là

những kĩ xảo và kĩ năng chuyên biệt cho hành động giải quyết tình huống. Ở giai đoạn này, chủ thể đã biết cách thức hành động nhưng còn chưa đầy đủ, còn nhiều sai sót và những động tác thừa…

Giai đoạn 3: có sự hình thành ở mức độ cao của kỹ năng riêng lẽ và có tính chất chung, cần cho nhiều hoạt động khác nhau. Ví dụ: KN lập kế hoạch, KN tổ chức…

Giai đoạn 4: Chủ thểđã có thể biết vận dụng một cách sáng tạo vốn hiểu biết và các kĩ năng cụ thể, kĩ xảo đã có. Chủ thể không chỉ ý thức về mục đích mà còn cả về việc lựa chọn cách thức hành động hợp lý đểđạt tới mục đích. Cuối giai đoạn này, kĩ năng cụ thểđã ở mức độ phát triển cao.

Giai đoạn 5: là giai đoạn hình thành một kĩ năng thật sự hoặc tay nghề. Khi đó các kĩ năng cụ thể kết hợp lại thành những nhóm kĩ năng cơ động. Vì vậy, chủ thể có thể sử dụng một cách sáng tạo các kĩ năng, kĩ xảo đã được hình thành vào việc giải quyết các tình huống khác nhau của nghề nghiệp.

Sự phân chia các giai đoạn như trên đã chỉ ra được con đường chung nhất để hình thành một kĩ năng. Tuy nhiên, đó là con đường theo mầy mò tự hình thành kĩ năng theo kiểu kinh nghiệm, trực tiếp, tốn nhiều thời gian, công sức mà hiệu quả sử dụng không cao, nhất là trong điều kiện nghề nghiệp thay đổi liên tục. Mặc khác, trong đó thiếu vắng sự tổ chức, hướng dẫn của người thầy nói chung người GV nói riêng.

1.3.2. Các kĩ năng NCKH cần phát triển cho sinh viên ngành GDTH

Có thể nói, việc phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên là một con đường tất yêu để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng nhưđào tạo ở các trường đại học nói chung, ở khoa đào tạo nói riêng. Muốn nâng cao chất lượng NCKH của sinh viên không có cách nào khác hơn là phải tổ chức các hình thức học tập nghiên cứu đa dạng từ khâu học lý thuyết đến thực hành, nâng cao từng bước đào tạo theo tháng, theo năm và theo khóa học…

Mặt khác, các hoạt động nghiên cứu được phát triển cho SV phải tuân thủ theo mục tiêu đào tạo, bám sát vào các tiêu chí đánh giá về chất lượng, làm sao để SV nhận thức được và có thái độđúng với việc NCKH, phát triển được hệ thống kĩ năng và tạo ra dòng sản phẩm nghiên cứu phù hợp với yêu cầu chung, nhằm kế thừa và phát huy chúng.

Các nhà nghiên cứu lý luận dạy học đã có những nhận định về quá trình học tập của SV là có tính chất nghiên cứu, tiệm cận với quá trình nhận thức của các nhà khoa học. Chính vì lẽ đó, quá trình phát triển kĩ năng NCKH cho sinh viên sẽ thông qua quá trình dạy học dưới nhiều hình thức khác nhau, tính đa dạng và phức tạp tùy thuộc vào từng chuyên ngành khác nhau. Ở trường đại học có rất nhiều hình thức tổ chức dạy học, mỗi hình thức đều có vị trí và chức năng riêng, nhưng đều có quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau, đồng thời không thể thay thế nhau được. Trong đó, NCKH là một hình thức tổ chức dạy học đặc biệt, thể hiện đầy đủ bản chất của quá trình dạy học. Ngoài các hoạt động dạy học thường xuyên, SV ngành Giáo dục tiểu học còn được học một học phần phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục tiểu học trong quá trình đào tạo.

Việc phát triển kĩ năng NCKH cho sinh viên diễn ra thường xuyên và liên tục với tính chất đặc biệt là:

- SV làm việc độc lập, tự giác, tích cực và hoạt động này được mở rộng cả không gian và thời gian, không còn bó hẹp trên giảng đường, vào giờ học chính khóa theo thời khóa biểu. Ngược lại, thư viện, phòng thực hành, trường thực hành là nơi sinh viên gắn bó với thời gian, tâm trí để NC và học tập. Họ tìm tòi thông tin, tài liệu, truy cập internet…một cách say mê và hứng thú.

- NCKH giúp sinh viên vừa nắm vững kiến thức, vừa nắm vững phương pháp nhận thức. Kiến thức thu nhận bằng các phương pháp sáng tạo

khác nhau, nó sẽ trở nên sâu sắc, bổ ích cho học tập, cho công việc thực tiễn, có tính ứng dụng cao.

- Qua NCKH, SV hình thành các quan điểm phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Đây là điều hết sức cần thiết đối với học trong hoạt động thực tiễn sau này.

- Qua hoạt động NC những phẩm chất của nhà khoa học được hình thành, SV trở nên tự chủ, năng động trong tư duy và trong hành động thực tiễn, tính khách quan trung thực, tính cần cù, ý chí quyết tâm được hình thành và phát triển.

Mức độ hình thành kĩ năng NCKH của sinh viên bao gồm:

Một là, học tập nghiên cứu: Học nghiên cứu và nghiên cứu để học tập tốt hơn, quá trình học tập và NC không tách rời nhau, cái nọ vừa là mục đích vừa là phương tiện cho cái kia. Hai công việc này có cùng một nội dung và mục đích là nâng cao chất lượng đào tạo, đó là học tập nghiên cứu. Chúng được cụ thể hóa như sau:

-Thu thập thông tin chuẩn bị cho bài học, các hoạt động thực hành nghiệp vụ, công việc này gắn liền với hoạt động tự học.

-Chuẩn bị tham gia các sêmina theo chương trình môn học -Viết thu hoạch sau khi tìm hiểu các tài liệu khoa học giáo dục

-Thu hoạch sau đợt thực hành, thực tập sư phạm ở các trường phổ thông -Tham dự hội thi Olympic của các bộ môn khoa học

-Tham dự các Hội nghị khoa học của sinh viên cấp khoa, trường, liên trường và cấp quốc gia.

-Thực hiện bài tập theo môn học hay thực hiện khóa luận tốt nghiệp…

Hai là, SV tham gia vào các đề tài khoa học cùng với GV hoặc tự thực hiện đề tài NCKH dưới sự hướng dẫn của GV, ở các trường đại học GV ngoài công tác giảng dạy còn có trách nhiệm và bổn phận là làm NCKH với mọi

hình thức: hướng dẫn SV làm NCKH, các hoạt động khác có liên quan đến NCKH…Vì vậy, chúng ta cần hình thành cho SV nói chung, SV ngành GDTH nói riêng các kĩ năng thiết yếu để phát triển năng lực học tập của họ cũng nhưđưa chất lượng đào tạo ngày một đi lên.

Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX cũng nêu rõ: “ …phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề…” Trong thời đại thông tin tri thức như hiện nay, việc phát hiện nội lực của con người càng có ý nghĩa quan trọng nhằm khai thác tối đa nguồn thông tin phong phú, đa dạng. Điều này không chỉ phục vụ tốt việc lĩnh hội sâu sắc nội dung học tập mà còn góp phần hình thành nhiều phẩm chất nhân cách giúp cá nhân hòa nhập và phát triển thuận lợi trong cộng đồng.

Trong quá trình tự học SV phải thể hiện đầy đủ vai trò chủ thể trong quá trình nhận thức; người học hoàn toàn chủ động độc lập, tự tìm tòi tri thức, khám phá tri thức …Đó cũng nhằm hình thành và góp phần phát triển kĩ năng NCKH trong tương lai.

- Kĩ năng tham gia hội thảo, diễn đàn: thường xuyên tham giavào các hội thảo do trường, khoa tổ chức, học cách viết bài hội thảo đăng kĩ yếu; tham gia tích cực các diễn đàn sinh viên, diễn đàn giáo viên tiểu học ở địa phương…

- Kĩ năng thực hiện sêminar, bài tập môn học, khóa luận …

Sêminar là một trong những hình thức dạy học, trong đó dưới sự điều khiển của GV, SV sẽ trình bày, thảo luận những vấn đề khoa học, nhằm khơi sâu, mở rộng vốn tri thức, tìm tòi phát hiện chân lí hoặc tìm cách vận dụng chân lí khoa học vào thực tiễn. Sêminar luôn luôn gắn với chủđề, căn cứ vào đó SV chuẩn bị và trình bày báo cáo, thảo luận, tranh luận như các nhà khoa

học thật sự. Sêmina ở trường ĐH vừa có chức năng tổ chức nhận thức khoa học, vừa có chức năng giáo dục các phẩm chất của nhà khoa học cho SV.

Bài tập môn học (BTMH): căn cứ vào mục tiêu và nội dung, chương trình môn học, GV giao cho SV các chủđề, đề tài NC (thường gọi là bài tập điều kiện môn học). SV hoàn thành BTMH để thay thế cho bài kiểm tra hoặc thi hết môn, kết thúc học phần…BTMH được thực hiện theo các yêu cầu sau: a. Giải quyết được các nhiệm vụ của một đề tài nhỏ về mặt lý luận và thực tiễn, hoặc cả hai mặt đó.

b. Nội dung đảm bảo lôgic khoa học, hình thức phải được trình bày sáng sủa, rõ ràng. Qua BTMH của SV phải phản ánh được trình độ học tập vận dụng các phương pháp NCKH cơ bản về bộ môn, về mặt chuyên đề và những tri thức cơ bản có liên quan với chúng.

c.Bài tập NC sau các đợt thực hành thực tập sư phạm: Qua các đợt thực hành và thực tập sư phạm SV được tiếp xúc với thực tế giáo dục phổ thông, tiếp xúc với GV và HS. Nhiệm vụ của họ phải hoàn thành một bài tập. Nội dung các bài tập phải hướng vào tìm hiểu thực tế giáo dục phổ thông và phong trào xã hội hóa giáo dục ở các địa phương, nghiên cứu điển hình tiên tiến về hoạt động giáo dục và dạy học, nghiên cứu và giáo dục các học sinh cá biệt hay phương pháp giáo dục và giảng dạy khác trong nhà trường…

Khóa luận tốt nghiệp (KLTN) là hình thức tổ chức dạy học quan trọng nhất với những yêu cầu cao SV tập dượt giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu lý luận hay thực tiễn nhằm phát triển kĩ năng NCKH cho SV. Đề tài nghiên cứu của sinh viên phụ thuộc vào chuyên ngành đào tạo, nhưng bao giờ cũng liên quan đến quá trình giảng dạy thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục. KLTN thường là sản phẩm nghiên cứu đầu tay của SV, đó là bao gồm sức lực, thời gian trí tuệ của họ, là kết quả cuối cùng của quá trình đào tạo. SV dành cả tâm trí cho chương trình này.

- Kĩ năng trình diễn trước đám đông: trình diễn trước đám đông là một nghệ thuật không mấy ai có sẵn kĩ năng này mà không qua luyện tập thường xuyên mới có được, không thể tập luyện thời gian ngắn mà là tập luyện suốt đời dần hình thành KN, KX

- Kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch

Sinh viên ngành Tiểu học trong tương lai phải là một giáo viên cần phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất…Vì vậy trong đào tạo giáo viên, chúng ta rất coi trọng việc phát triển KN NCKH. Kĩ năng tổ chức là một kĩ năng không thể thiếu trong hoạt động sư phạm, tổ chức thực chất là tổ chức hoạt động cho học sinh. Vậy nên, năng lực tổ chức là điều kiện chuyên biệt để người thầy dạy học và giáo dục một cách có hiệu quả.

Kĩ năng tổ chức là kĩ năng quan trọng trong ngành sư phạm, để tổ chức một hoạt động sư phạm là người giáo viên cần có nhiều đầu tư hơn trong truyền thụ và lĩnh hội tri thức cho học sinh. Ta nhận thấy, kĩ năng tổ chức hoạt động sư phạm còn là khả năng của người giáo viên trong việc tổ chức hoạt động cho tập thể và từng cá nhân trong những điều kiện sư phạm cụ thể, trong việc gắn kết học sinh thành một tập thể hoạt động chung theo những mục tiêu chung trong việc tuyên truyền, liên kết và phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm làm cho hoạt động sư phạm đạt hiệu quả cao.

Trong dạy học theo hệ thống tín chỉ như hiện nay, việc hình thành và phát triển kĩ năng NCKH cho sinh viên là rất quan trọng, không đơn thuần chỉ là việc biến thành phẩm một hay nhiều công trình nghiên cứu của SV mà chúng ta cần xoáy sâu vào đào tạo nhằm phát triển ở SV kĩ năng NCKH trên lĩnh vực tự học tự nghiên cứu và tự rèn luyện. Các nội dung về kĩ năng NCKH cần thiết phát triển cho sinh viên GDTH bao gồm:

- Kỹ năng xác định tên đề tài nghiên cứu: trên cơ sở phân tích các mâu thuẫn của lý thuyết hay thực tiễn nằm trong tầm hiều biết của sinh viên thông

qua môn học. Phát hiện mâu thuẫn nảy sinh chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa trọn vẹn, hình thành nên đề tài quyết định chọn vấn đề nghiên cứu, biểu đạt tên đề tài và các ý tưởng nghiên cứu.

- Kĩ năng xây dựng đề cương nghiên cứu: nhằm xây dựng đề cương NC (được xem như bản luận chứng khoa học) bắt đầu từ xác định đề tài đối tượng, trình bày mục đích, giả thuyết, nhiệm vụ và lựa chọn phương pháp nghiên cứu, thực hiện cấu trúc đề cương nghiên cứu. Ở trình độ kĩ năng này, yêu cầu sinh viên phài có kiến thức về phương pháp luận và phương pháp NCKH, biết lựa chọn phương pháp phù hợp để nghiên cứu đề tài.

- Kĩ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch nghiên cứu: nhằm thuyết minh tiến trình thực hiện đề tài, xây dựng kế hoạch cụ thể bao gồm kế hoạch chung cho quá trình thực hiện một đề tài từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc và kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn

- Kĩ năng thu thập thông tin, tư liệu: tìm thư mục tại thư viện, chọn sách, đọc sách ghi chép đề mục, trích dẫn…Đây là những kĩ năng cần thiết không chỉ cho NCKH mà còn cho việc học tập của bất cứ một SV nào.

- Kĩ năng thiết kế phiếu khảo sátvà khảo sát: tiếp nhận thông tin, phân loại, đánh giá nội dung thông tin và xác định thông tin, tư liệu có ích cho từng đề tài nghiên cứu…Qua đây, SV được rèn luyện khả năng tư duy logic, tư duy tưởng tượng và sáng tạo.

- Kĩ năng thu thập và xử lí số liệu: lựa chọn địa điểm khảo sát thực tiễn bao gồm tập hợp số liệu, sản phẩm nghiên cứu, sử dụng phương pháp thống kê toán học (phần mềm SPSS nếu có) để xử lí số liệu, sắp xếp kết quả NC đã được xử lí theo các nội dung của đề tài và phân tích kết quả thu được…

Là giai đoạn kết thúc quá trình nghiên cứu. Công việc cơ bản là thể hiện toàn bộ kết quả nghiên cứu bằng một văn bản chính thức, khoa học, có yêu cầu rất chặt chẽ như:

+ Phù hợp nội dung khoa học (có độ tin cậy, chính xác cao; đem lại cái mới về mặt khoa học, có tính thực tiễn; có khả năng ứng dụng vào cuộc sống; việc sắp xếp nội dung hệ thống, cân đối, logic…)

+ Phù hợp yêu cầu về mặt kĩ thuật (in ấn, trình bày nội dung, minh hoạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học đống tháp (Trang 29)